Hậu Sản Mòn Sau Khi Sinh Là Gì? Nguyên Nhân, Cách Chữa Tận Gốc

Hậu sản mòn sau khi sinh là bệnh gì? Nguyên nhân, cách chữa dứt điểm

Hậu sản mòn được ví với cái tên “kẻ cắp dinh dưỡng của sản phụ”. Vậy hậu sản mòn sau khi sinh là bệnh gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị ra sao? Cùng làm rõ về tác nhân “thầm lặng” khiến các bà mẹ sau khi sinh con trở nên gầy mòn, yếu ớt trong bài viết sau.

  • Bệnh sản hậu gió là gì? Có phải mối đe dọa của phụ nữ mới sinh?
  • 4 câu hỏi về bệnh án hậu sản sau khi sinh mổ thường gặp nhất!

Nội dung bài viết

  • 1 Hậu sản mòn sau khi sinh là bệnh gì?
  • 2 Nguyên nhân bị hậu sản mòn sau khi sinh
  • 3 Dấu hiệu chỉ điểm phụ nữ sau khi sinh đã bị hậu sản mòn
  • 4 Bệnh hậu sản mòn có nguy hiểm không? Có chữa được không?
  • 5 Cách chữa trị hậu sản mòn cho bà đẻ 
    • 5.1 Chế độ dinh dưỡng chữa hậu sản mòn
    • 5.2 Chế độ nghỉ ngơi khoa học
    • 5.3 Cải thiện tinh thần
    • 5.4 Bạn cũng có thể thích
      • 5.4.1 [Hỏi – đáp] Lấy lại SẮC – VÓC cho phụ nữ tuổi 30 như thế nào?
      • 5.4.2 2 bí quyết làm hồng vùng kín sau khi sinh để “cô bé” thăng hoa
      • 5.4.3 25+ dấu hiệu có thai sau 1 tuần quan hệ sớm nhận biết nhất
Hậu sản mòn sau khi sinh là căn bệnh đáng sợ

Hậu sản mòn sau khi sinh là căn bệnh đáng sợ

Hậu sản mòn sau khi sinh là bệnh gì?

Hậu sản mòn hay còn gọi là hậu sản gầy mòn xuất hiện phổ biến ở phụ nữ 3 tháng sau khi sinh. Sản phụ bị hậu sản mòn sau khi sinh thường sẽ trở nên gầy mòn dần dần, khó tăng cân, da xanh xao, kiệt sức và kèm theo đó là các biểu hiện đau đầu, mệt mỏi…

Không chỉ ảnh tác động tới sức khỏe mà hậu sản mòn còn khiến cho nguồn sữa mẹ bị ảnh hưởng từ đó khiến trẻ chậm phát triển cả về thể chất và tinh thần.

Nguyên nhân bị hậu sản mòn sau khi sinh

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng hậu sản mòn sau khi sinh, trong đó phải kể tới những lý do chính sau:

– Do trong quá trình mang bầu cơ thể người phụ nữ luôn bị căng thẳng, mệt mỏi, không hấp thụ được dưỡng chất, có người ăn nhiều nhưng vẫn không thể tăng cân.

– Trong quá trình sinh nở, sản phụ bị kiệt sức, mất nhiều sức lực cũng là nguyên nhân gây ra hậu sản mòn.

– Chế độ dinh dưỡng không hợp lý khiến cho mẹ sau khi sinh bị thiếu chất nghiêm trọng.

– Thức đêm, căng thẳng, làm việc quá sức khiến cơ thể suy nhược.

– Sản phụ đang có bệnh mãn tính nào đó mà chưa được điều trị.

– Quan hệ sau khi sinh quá sớm cũng là nguyên nhân của hậu sản mòn. Theo cách nói dân gian là đã “chạm phong long”. Tuy nhiên, theo các bác sĩ việc quan hệ vợ chồng quá sớm sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người mẹ chứ không phải là do yếu tố tâm linh nào cả.

>>Xem thêm: Coi chừng: 4 dấu hiệu bệnh hậu sản giật có thể gây tử vong!

Dấu hiệu chỉ điểm phụ nữ sau khi sinh đã bị hậu sản mòn

Dấu hiệu của hậu sản mòn sau khi sinh là gầy mòn, xanh xao

Dấu hiệu của hậu sản mòn sau khi sinh là gầy mòn, xanh xao

Những dấu hiệu bệnh hậu sản mòn sau khi sinh có thể xuất hiện một hoặc đồng thời như sau:

– Cơ thể gầy gò, yếu ớt, không tăng cân được.

– Sắc mặt xanh xao, sức đề kháng kém, dễ bị nhiễm bệnh.

– Hay bị sôi bụng, xót ruột nhưng lại không muốn ăn hoặc ăn không thấy ngon miệng.

– Tinh thần không thoải mái, hay bị căng thẳng, mệt mỏi.

Biểu hiện của bệnh hậu sản mòn rất rõ, nếu có những triệu chứng trên chị em cần hết sức thận trọng và tìm ngay cách chữa trị.

Bệnh hậu sản mòn có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Theo các bác sĩ, cần phải đi khám mới có thể xác định mức độ nguy hiểm của hậu sản mòn. Nhưng có một điều chắc chắn là nếu cứ để bệnh kéo dài sẽ nặng hơn và để lại hậu quả rất nghiêm trọng.

Nếu đang ở mức độ thông thường sản phụ sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, không đủ sức lực và nguồn sữa để nuôi dưỡng em bé.

Nếu hậu sản mòn kết hợp tình trạng băng huyết, sản giật, viêm nhiễm sau khi sinh… thì mức độ nguy hiểm cao hơn, nhiều khả năng ảnh hưởng tới cả tính mạng.

Hậu sản mòn không điều trị kịp thời rất nguy hiểm

Hậu sản mòn không điều trị kịp thời rất nguy hiểm

Ngoài ra, những phụ nữ bị bệnh hậu sản mòn sau khi sinh nếu không được điều trị sẽ ảnh hưởng tới khả năng mang thai tiếp theo rất lớn.

Bệnh hậu sản mòn sau khi sinh có thể chữa được và điểm mấu chốt chính là chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi khoa học đặc biệt yếu tố tinh thần cũng rất quan trọng.

>>Xem thêm: Bị hậu sản là như thế nào? Phải làm sao? Có cách phòng tránh không?

Cách chữa trị hậu sản mòn cho bà đẻ 

Như đã chia sẻ ở trên, công thức chung để chữa hậu sản mòn cho sản phụ sau khi sinh là: dinh dưỡng + nghỉ ngơi + tinh thần thoải mái. Cụ thể:

Chế độ dinh dưỡng chữa hậu sản mòn

Thực đơn dinh dưỡng cho mẹ bị hậu sản mòn sau khi sinh phải đầy đủ những dưỡng chất sau: chất đạm, béo, tinh bột, vitamin. 

Không phải cứ bổ sung đầy đủ thịt, cá, tôm là đã tốt. Chị em cần phải ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày. Nếu có điều kiện đi khám thì có thể hỏi bác sĩ về việc sử dụng thêm một số loại vitamin tổng hợp trong đó có vitamin C, E, K, ăn thực phẩm nhiều sắt hoặc uống viên sắt để cải thiện lượng máu trong cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để chữa hậu sản mòn

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để chữa hậu sản mòn

Chế độ nghỉ ngơi khoa học

Ngoài chế độ ăn uống thì phần nghỉ ngơi cũng rất quan trọng. Có thể việc nuôi con nhỏ sẽ không tránh khỏi những ngày trắng đêm hoặc đôi ba lần thức giấc cho con bú sữa nhưng thay vì chịu đựng một mình thì chị em nên chia sẻ với chồng và người nhà của mình. Ban ngày những lúc bé ngủ cũng nên tranh thủ nghỉ ngơi.

Ngoài ra, hãy thử chơi một môn thể thao nào đó hoặc vận động một vài bài tập nhẹ nhàng tại nhà. Khi sức đề kháng tốt thì mẹ mới có thể chống chọi với các loại bệnh tật.

Cải thiện tinh thần

Hậu sản mòn sau khi sinh là hệ quả của lo âu, căng thẳng và ngược lại. Nhiều chị em không kiểm soát được cảm xúc, tinh thần còn dễ dẫn tới hiện tượng trầm cảm sau khi sinh

Muốn cải thiện tình hình, chị em nên chia sẻ tâm sự với người thân, nên thăm hàng xóm, nói chuyện với bạn bè để giải tỏa tâm lý căng thẳng và tìm lại niềm vui bên bé yêu của mình.

Đọc xong về hậu sản mòn nhiều chị em sẽ không khỏi giật mình hoảng sợ. Có thể chính chị em cũng đang ở giai đoạn đầu của hậu sản mòn mà không biết. Hy vọng, với những gì chúng tôi cung cấp sẽ giúp cho chị em nhận ra tầm quan trọng của dinh dưỡng và chế độ chăm sóc sau khi sinh. Chúc sức khỏe!

Nguồn: Slady.com.vn

Bạn cũng có thể thích

[Hỏi – đáp] Lấy lại SẮC – VÓC cho phụ nữ tuổi 30 như thế nào?

2 bí quyết làm hồng vùng kín sau khi sinh để “cô bé” thăng hoa

25+ dấu hiệu có thai sau 1 tuần quan hệ sớm nhận biết nhất

  • hậu sản mònsau khi sinh

Từ khóa » Hậu Sản Mòn Là Như Thế Nào