Hãy Bảo Vệ Trẻ Em Trước Vấn Nạn Bạo Hành
Có thể bạn quan tâm
Theo thống kê của Cục Trẻ em, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2017, toàn quốc xảy ra 1.592 vụ xâm hại trẻ em, so với năm 2016 giảm 49 vụ; 1.642 trẻ em bị xâm hại trong đó trẻ em bị bạo lực: 245 em, giảm 171 em so với năm 2016; nhưng trẻ em bị xâm hại tình dục: 1.397 em, so với năm 2016 tăng 186 trẻ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bạo hành, xâm hại:
Bạo hành, lạm dụng trẻ em là trường hợp trẻ bị một người khác làm hại đến sức khỏe, tình cảm, hạnh phúc và sự phát triển bình thường về mặt thể chất và tinh thần.
Gồm 04 loại chính:
- Xâm hại về thể chất: là bị bạo hành có dấu hiệu tổn thương vật lý về cơ thể, không chỉ là những hành vi nguy hiểm tới tính mạng, các hành động có thể bao gồm: làm trẻ bị bỏng, làm trẻ ngạt nước, dấu hiệu đá, đánh, cắn trẻ, dấu hiệu ném một đồ vật vào trẻ, dấu hiệu trói cột trẻ;
- Xâm hại về tình dục: là các hành vi tình dục mang tính chất xâm hại về mặt thể chất và tinh thần gồm: cho trẻ tiếp xúc với các văn hóa phẩm đồi trụy, các hành vi xâm hại tình dục cơ thể;
- Xâm hại về tinh thần: là các hành vi gây ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần, sinh lý tình cảm của trẻ: như la mắng, so sánh trẻ với các trẻ khác trong quá trình giáo dục, thiếu sót về cách dạy trẻ truyền đạt cảm xúc, tình cảm, dẫn đến tự ti, mặc cảm;
- Bỏ mặc trẻ: là tình trạng trẻ em sống trong điều kiện, môi trường nguy hiểm trong thời gian dài, không có dấu hiệu được chăm sóc: sự thiếu hụt về thức ăn, điều kiện thời tiết, điều kiện vệ sinh môi trường sinh sống, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các dịch vụ giáo dục.
Giải pháp bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình
Nâng cao nhận thức của xã hội, tăng cường trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng về hậu quả của bạo lực đối với trẻ em. Chú trọng hỗ trợ, cung cấp kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ, người chăm sóc và gia đình.
Đẩy mạnh truyền thong, cung cấp kiến thức về ảnh hưởng của bạo lực đối với trẻ em, xác định trách nhiệm của gia đình, xã hội, cộng đồng trong chăm sóc, bảo vệ trẻ em.
Tăng cường sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường – gia đình – xã hội trong việc quản lý, giáo dục, bảo vệ trẻ em. Thực hiện tốt công tác tư vấn, tham vấn học đường và phát huy vai trò của công tác đoàn, đội, hội. Cha mẹ phải là tấm gương tốt để con cái noi theo, có trách nhiệm với con cái. Chính quyền địa phương quan tâm, chăm lo cho trẻ em. Đặc biệt, cộng đồng không vô cảm trước những nguy cơ trẻ em bị xâm hại, bạo lực.
Tổ chức truyền thông tại cộng đồng nhằm giải quyết vấn đề bạo lực trẻ em. Phải khẳng định mạnh mẽ bạo lực trẻ em là không thể chấp nhận được nhưng có thể ngăn chặn được. Bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực là trách nhiệm của mọi người. Hãy lên tiếng chống lại bạo lực trẻ em, không để trẻ em phải gánh chịu những hậu quả nặng nề do bạo lực gây ra.
Phối hợp thực hiện có hiệu quả, giám sát việc thực hiện hệ thống pháp luật vệ bảo vệ trẻ em, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm và vai trò của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, nhà trường, gia đình và các cá nhân trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em, đáp ứng các nhu cầu chăm sóc và bảo vệ an toàn cho mọi trẻ em.
TRẦN HỒ TRUNG TÍN PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ
Tagscăng thẳng chăm sóc chối bỏ giận dữ lời khuyên rối loạn thất vọng tự kỷ yêu thươngTừ khóa » Các Vấn đề Bạo Hành Trẻ Em
-
Vấn Nạn Bạo Lực Trẻ Em Trong Gia đình Hiện Nay Tại Việt Nam
-
Bảo Vệ Trẻ Em Khỏi Bạo Hành | UNICEF Việt Nam
-
Bạo Hành Trẻ Em Là Gì? Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Giải Pháp?
-
Nghị Luận Về Nạn Bạo Hành Trẻ Em (5 Mẫu) - Văn 9
-
[PDF] Một Số Vấn đề Bạo Hành Trẻ Em Trong Nhà Trường Và Gia đình Hiện Nay
-
Bạo Hành Trẻ Em - Nguyên Nhân, Thực Trạng Và Các Biện Pháp Phòng ...
-
Bạo Hành Trẻ Em – Thực Trạng, Nguyên Nhân Và Giải Pháp
-
Thế Nào Là Bạo Hành Trẻ Em? Bạo Hành Trẻ Em đi Tù Bao Nhiêu Năm?
-
Hậu Quả Bạo Lực Gia đình đối Với Trẻ Em
-
Bạo Hành Trẻ Em Trong Gia đình Và Nhà Trường - Công Tác Xã Hội
-
Bảo Vệ Trẻ Em Trước Nguy Cơ Bị Bạo Hành - Báo Nhân Dân
-
Khi Bạo Lực Gia đình Trở Thành Tội ác (*): Ngăn Ngừa Tội ác Từ Gốc
-
Giải Pháp Chung Giải Quyết Vấn đề Bạo Lực, Xâm Hại Trẻ Em
-
Talkshow “Bạo Hành Trẻ Em – Chúng Ta Làm được Gì?”