Hay Bị Nhiệt Miệng Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Nhiệt miệng là loại loét miệng thường gặp nhất. Tình trạng này khiến nhiều người thắc mắc: Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì, có nguy hiểm không và làm cách nào để nhận biết?

Để biết được lời đáp cho vấn đề hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì, mời bạn tìm hiểu qua những thông tin mà Hello Bacsi tổng hợp được trong bài viết sau nhé!

Tìm hiểu về nhiệt miệng

1. Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng (loét miệng hoặc lở miệng) là một vấn đề phổ biến mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải ít nhất một lần trong đời. Người bị nhiệt miệng thường có một hoặc đôi khi có nhiều nốt loét nông trên bề mặt niêm mạc miệng, nướu, lưỡi, có màu trắng hoặc vàng, với phần niêm mạc bao quanh màu đỏ và có thể sưng nhẹ.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây loét miệng, chẳng hạn như chấn thương (do vô tình cắn vào bên trong má), loét aphthous, nhiễm virus, vi khuẩn và nấm…

Mặc dù hầu hết các trường hợp loét miệng đều vô hại và tự khỏi, nhưng hay bị nhiệt miệng hoặc lở miệng kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nguy hiểm.

2. Dấu hiệu của nhiệt miệng

Để hiểu rõ hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì, bạn cần nhận biết được chính xác biểu hiện nhiệt miệng. Các dấu hiệu bị nhiệt miệng tùy thuộc vào nguyên nhân, nhưng có thể bao gồm:

  • Một hoặc nhiều vết loét đau đớn trên một phần màng nhầy trong miệng.
  • Niêm mạc xung quanh vết loét sưng đỏ.
  • Gặp vấn đề khi nhai hoặc đánh răng vì đau.
  • Kích ứng vết loét do thức ăn mặn, cay hoặc chua.
  • Kích ứng vết loét do răng giả, dụng cụ chỉnh nha hoặc nẹp miệng.
  • Đôi khi vết loét có thể không đau. Điều này có thể xảy ra trong trường hợp ung thư miệng.

Tùy vào kích thước, nhiệt miệng có thể gây đau rát nhẹ hoặc đau nhiều cản trở việc ăn uống, vệ sinh răng miệng và giao tiếp. Những nốt nhiệt miệng không quá 5 mm thường tự khỏi trong vài ngày đến khoảng 2 tuần, trong khi vết loét lớn hơn có thể cần đến 1 tháng.

Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì?

“Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì?” là thắc mắc thường gặp. Theo các chuyên gia sức khỏe, tình trạng nhiệt miệng thường xuyên tái đi tái lại có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ sinh hoạt đến bệnh lý.

Theo đó, tình trạng hay bị nhiệt miệng thường xuyên, tái đi tái lại liên tục có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý sau:

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Axit trào ngược thường xuyên gây loét niêm mạc khu vực họng.
  • Bệnh Celiac: Rối loạn tiêu hóa do không dung nạp gluten (một loại protein ngũ cốc).
  • Các bệnh viêm đường ruột: Viêm loét đại tràng, bệnh Crohn…
  • Bệnh Behcet: Rối loạn hiếm gặp gây viêm khắp cơ thể, kể cả miệng.
  • Hệ thống miễn dịch gặp lỗi (bệnh tự miễn): Tấn công nhầm các tế bào khỏe mạnh trong miệng thay vì mầm bệnh (virus và vi khuẩn).
  • HIV/AIDS: Gây suy giảm miễn dịch, làm cho niêm mạc miệng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và virus.
  • Helicobacter pylori: Loại vi khuẩn chính gây viêm loét dạ dày.

Vết loét không lành có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư miệng. Trong trường hợp này, bạn cần đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Như vậy là bạn đã biết được hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì. Ngoài những bệnh lý trên thì tình trạng thường xuyên bị nhiệt miệng cũng có thể là do những nguyên nhân sau đây:

1. Va chạm cơ học gây tổn thương niêm mạc miệng

Niêm mạc miệng rất dễ bị tổn thương do va chạm. Tổn thương có thể là nguyên nhân kích hoạt nốt nhiệt miệng xuất hiện sau một hoặc vài ngày. Bạn có thể bị tổn thương trong miệng vì:

  • Bàn chải đánh răng quá cứng hoặc thiết kế không phù hợp hoặc bạn bị trượt tay khi đánh răng khiến bàn chải va chạm mạnh với nướu, mặt trong của má.
  • Dụng cụ phục hình răng (răng giả, mắc cài niềng răng…) có góc cạnh cứng, gồ ghề, sắc.
  • Răng bị mẻ, răng mọc lệch hoặc mẩu răng vỡ còn sót lại.
  • Vô tình cắn phải lưỡi hoặc mặt trong của má.
  • Ăn thức ăn cứng, khô xơ…

2. Hay bị nhiệt miệng do kích ứng với hóa chất

Việc sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng chứa sodium lauryl sulfate có thể kích ứng nướu và niêm mạc gây nhiệt miệng.

3. Nhạy cảm với một số loại thức ăn

Bạn có thể bị nhiệt miệng nếu ăn nhiều các loại trái cây giàu axit như dứa, cam, quýt, bưởi, dâu tây… các món ăn cay và mặn, khoai tây chiên, các loại hạt khô. Một số người cũng bị nhiệt miệng do nhạy cảm với socola, cà phê, trứng, phô mai…

4. Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Thiếu hụt chất dinh dưỡng

thiếu dưỡng chất gây nhiệt miệng

Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, tình trạng này có thể là dấu hiệu của chế độ dinh dưỡng không cân đối, bị thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất như vitamin B9 (acid folic), vitamin B12, kẽm và sắt.

5. Nhiệt miệng do thay đổi hormone ở nữ giới

Việc thường xuyên bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Bạn không cần quá lo lắng nếu nhiệt miệng xuất hiện hằng tháng theo chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên do là bởi đây là hệ quả của sự tăng giảm các hormone estrogen và progesterone trong cơ thể. 

6. Hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Căng thẳng tâm lý

Hay bị nhiệt miệng có thể là dấu hiệu của việc thường xuyên bị stress. Stress làm suy giảm hệ miễn dịch và tăng tiết cortisol và là nguyên nhân tạo nên các vết loét trong miệng, tăng nguy cơ bội nhiễm nếu dinh dưỡng thiếu cân bằng cùng thời điểm đó. Bạn sẽ càng dễ bị nhiệt miệng hơn nếu trải qua căng thẳng và mệt mỏi cùng lúc.

7. Tác dụng phụ của thuốc điều trị

Bạn có thể bị nhiệt miệng khi sử dụng dài ngày các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid (ibuprofen, aspirin…), thuốc chẹn beta, penicillamine, sulfonamide và phenytoin, cũng như một số thuốc điều trị ung thư.

Lưu ý

Không giống như các vết loét lạnh, nhiệt miệng không gây ra bởi virus herpes.

Hay bị nhiệt miệng kéo dài có nguy hiểm không?

hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì

Bị nhiệt miệng thường xuyên có nguy hiểm không? Có thể thấy nhiệt miệng thông thường không phải là một bệnh lý nguy hiểm và sẽ tự khỏi trong khoảng vài ngày đến 2 tuần.

Bệnh ung thư miệng có thể trông giống như nhiệt miệng khi mới hình thành. Tuy nhiên những nốt loét do ung thư sẽ tiếp tục kéo dài ngay cả khi nguyên nhân gây nhiệt miệng không hiện hữu. Các vết loét do ung thư thường không gây đau nếu không có bội nhiễm vi khuẩn, virus kèm theo. Lưu ý rằng việc hút thuốc lá và uống rượu thường xuyên làm tăng rủi ro mắc ung thư miệng.

Để giảm bớt những khó chịu không cần thiết và đảm bảo vết loét chỉ là do nhiệt miệng hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì khác, bạn nên đi khám nếu có một trong các biểu hiện sau:

  • Nhiệt miệng gây quá nhiều đau đớn và khó khăn trong sinh hoạt
  • Nốt loét nhiệt miệng có kích thước lớn bất thường
  • Sốt cao
  • Vết loét kéo dài hơn 3 tuần mà không có dấu hiệu hồi phục
  • Nhiệt miệng tái đi tái lại thường xuyên dù bạn đã áp dụng những biện pháp tự điều chỉnh để ngăn ngừa. 

Đọc thêm

Nhiệt miệng lâu ngày không khỏi: Hiểu rõ nguyên nhân để điều trị hiệu quả

Phòng ngừa nhiệt miệng tái phát thường xuyên

ăn gì khi bị nhiệt miệng

Ngoài việc đi tìm câu trả lời cho thắc mắc hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì, bạn cũng nên tìm các ngăn ngừa tình trạng này. Bởi theo các chuyên gia sức khỏe, các vết loét nhiệt miệng thỉnh thoảng sẽ xuất hiện vào một thời điểm nào đó. Thế nhưng, bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu nguy cơ gặp phải những nốt nhiệt miệng thông thường bằng những bí quyết sau:

  • Chú ý những thức ăn gây nhiệt miệng cho bạn và hạn chế. Chúng thường là những món mặn, cay và nhiều axit.
  • Đảm bảo chế độ ăn cân bằng và đủ chất. Ăn đầy đủ và đa dạng thức ăn thuộc các nhóm chất dinh dưỡng. Đặc biệt nên ăn nhiều loại rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt khác nhau.
  • Chăm sóc răng miệng đúng cách. Sử dụng bàn chải lông mềm, đầu bàn chải thuôn gọn để tránh làm tổn thương miệng. Tránh các loại kem đánh răng và nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate.
  • Bảo vệ niêm mạc miệng. Nếu bạn niềng răng, hãy hỏi nha sĩ về các dụng cụ bảo vệ niêm mạc khi bị đau do các khí cụ gây ra. 
  • Giải tỏa căng thẳng. Bạn có thể thử những kỹ thuật giảm stress và thư giãn như hít thở sâu, yoga, thiền…

Hy vọng qua những chia sẻ ở trên, bạn đã có được câu trả lời cho thắc mắc hay bị nhiệt miệng là dấu hiệu của bệnh gì? Nếu đã áp dụng những biện pháp tự phòng ngừa mà tình trạng vẫn không được cải thiện, bạn hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và điều trị đúng hướng.

[embed-health-tool-bmi]

Từ khóa » Nổi Nhiều Nốt Nhiệt Miệng