Nhiệt Miệng Là Gì? Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách điều Trị Lở Miệng ...
Có thể bạn quan tâm
Chuyên mục sức khỏe
Tiểu đường
Bệnh tim mạch
Bệnh hô hấp
Ung thư - Ung bướu
Bệnh tiêu hóa
Tâm lý - Tâm thần
Xem tất cả chuyên mụcTâm điểm
Các chủ đề Tâm điểmCả nhà ơi Mẹ, Mẹ vẫn Thảnh Thơi
Chiến binh mẹ sinh mổ
Gia nhập đội ngũ Bác Sỹ Chuyên Gia
Cắt cơn chóng mặt
Kiểm tra sức khỏeCông cụ sức khỏe
Trắc nghiệm: Bạn đã nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách?
Bài test trầm cảm BECK - Đánh giá mức độ trầm cảm
Công cụ kiểm tra sức khoẻ da
Công cụ dự đoán chiều cao của bé
Theo dõi cử động của thai nhi
Tính ngay với Hello Bacsi app
Hộp thuốc cá nhân
Tính ngay với Hello Bacsi app
Xem tất cả công cụCông cụ nổi bật
Ứng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai
Với mỗi trường hợp, công cụ tính cân nặng khi mang thai cho biết cân nặng của mẹ bầu và thai nhi bao nhiêu là an toàn.
Xem thêmĐo chỉ số BMI
Kết quả đo chỉ số BMI giúp bạn biết mình đang thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng để kịp thời điều chỉnh lối sống.
Xem thêmHình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?
Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường có xu hướng đánh giá sức khỏe bé thông qua phân. Tuy nhiên, sự đi tiêu của mỗi em bé là không giống nhau, mỗi một loại phân đều có sắc thái riêng và nguyên do kèm theo. Vậy tình trạng phân như thế nào là tốt? Hãy cùng Hellobacsi khám phá ngay bên dưới.
Xem thêmCộng đồngTìm cộng đồng của bạn
Mang thai
Tiểu đường
Nuôi dạy con
Bệnh truyền nhiễm
Sức khỏe phụ nữ
Sức khỏe tinh thần
Xem tất cả cộng đồngBài đăng nổi bật
Xem thêmCommunity AdminMang thai•7 months📌 CÁCH ĐẶT CÂU HỎI CHO BÁC SĨ ĐỂ ĐƯỢC TRẢ LỜI NHANH NHẤTCommunity AdminThể dục thể thao•2 months💁♀️ [Minigame] - TẢI APP - NHẬN NGAY 100KCommunity AdminThể dục thể thao•a month🌟 SĂN VOUCHER, ĐÓN LỄ HỘI CÙNG HELLOBACSI! 🌟Cửa hàngĐặt lịch với bác sĩTải AppSức khỏe răng miệngViêm nướu & nha chuTổng quan
Bệnh nhiệt miệng: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa- Nhiệt miệng là gì?
- Đối tượng nguy cơ mắc bệnh nhiệt miệng
- Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết
- Nguyên nhân gây nhiệt miệng
- Nhiệt miệng gây ra những biến chứng nào?
- Chẩn đoán và điều trị
- Phòng ngừa
Nhiệt miệng (loét miệng) là một tình trạng rất phổ biến mà bất cứ ai cũng từng bị qua ít nhất một lần trong đời. Vậy bị loét miệng thực chất là như thế nào? Nguyên nhân do đâu và làm sao để “đánh bay” vấn đề này nhanh nhất có thể?
Mời bạn tham khảo bài viết tổng hợp thông tin của Hello Bacsi để hiểu rõ hơn về tình trạng này.
Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng (loét miệng hoặc lở miệng) là loại bệnh tự miễn, chưa xác định được nguyên nhân chính xác, biểu hiện bằng những vết loét nông, nhỏ ở niêm mạc miệng. Các vết loét ban đầu có màu trắng, sau đó chuyển sang vàng. Vùng da xung quanh vết loét thường sưng đỏ.
Các vết loét miệng thường có kích thước nhỏ (dưới 1mm) và gây đau, khiến người bệnh không thể ăn hay nói chuyện thoải mái.
Loét miệng thường có hai loại:
- Vết loét đơn giản: Chúng có thể xuất hiện 3 – 4 lần/năm và kéo dài đến một tuần. Bất cứ ai cũng có thể bị loét nhưng chúng thường xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 10 – 20.
- Các vết loét phức tạp: Loại này thường ít gặp hơn và xảy ra phổ biến ở những người trước đây đã từng mắc chúng.
Đối tượng nguy cơ mắc bệnh nhiệt miệng
Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị nhiệt miệng. Người mắc bệnh nhiệt miệng thường có chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết
Các dấu hiệu nhiệt miệng là gì? Theo các chuyên gia sức khỏe, người bị nhiệt miệng thường có một số triệu chứng như sau:
- Xuất hiện một hoặc nhiều vết đau, đốm đỏ hoặc vết sưng phát triển thành vết lở, loét. Chúng thường ở những vị trí như:
- Mặt trong của má và môi
- Lưỡi
- Vòm trên của khoang miệng
- Nướu
- Khu vực trung tâm vết loét có màu trắng hoặc màu vàng
- Kích thước vết lở nhỏ (thường dưới 1cm)
- Vết loét miệng có màu xám khi bắt đầu lành
Ngoài những triệu chứng nhiệt miệng trên, trong một số trường hợp ít gặp, các biểu hiện nhiệt miệng còn bao gồm:
- Sốt
- Khó chịu
- Hạch bạch huyết sưng
Nếu bạn có những dấu hiệu của nhiệt miệng này, bạn nên tìm cách khắc phục.
Cơn đau do nhiệt miệng gây ra thường biến mất sau 7 – 10 ngày và có thể mất 1 – 3 tuần để vết loét có thể lành hoàn toàn. Các vết loét lớn có thể mất nhiều thời gian để chữa lành hơn.
Ngoài ra, một số nguời thường gặp phải tình trạng lở miệng liên tục. Vì thế, nhiều người thường thắc mắc: hay bị nhiệt miệng là bệnh gì? Hay bị nhiệt miệng phải làm sao? Nhưng trước hết, bạn cần tìm hiểu rõ hơn nhiệt miệng là do đâu.
Nguyên nhân gây nhiệt miệng
Thực tế các chuyên gia chưa biết chính xác nguyên nhân gây nhiệt miệng thường xuyên. Thế nhưng họ nghi ngờ rằng việc kết hợp một số yếu tố dưới đây là lý do tại sao hay bị nhiệt miệng ở môi, má trong và một số vị trí khác.
Các tác nhân có thể khiến bạn bị loét miệng bao gồm:
- Vết thương ở miệng do thủ thuật nha khoa, đánh răng quá mạnh, va chạm mạnh, tai nạn thể thao, vô tình cắn má
- Dùng kem đánh răng và nước súc miệng chứa natri lauryl sulfate
- Nhạy cảm với thực phẩm: sô cô la, cà phê, dâu tây, trứng, các loại hạt, phô mai, thực phẩm cay hoặc có tính axit…
- Chế độ ăn thiếu vitamin B12, kẽm, folate (axit folic) hoặc sắt
- Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng
- Nhiễm Helicobacter pylori, cùng loại vi khuẩn gây loét dạ dày
- Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt
- Căng thẳng
Hay bị nhiệt miệng là bệnh gì? Loét miệng cũng có thể xảy ra do một số tình trạng sức khỏe, chẳng hạn như:
- Bệnh celiac – rối loạn đường ruột nghiêm trọng do nhạy cảm với gluten (một loại protein có trong hầu hết các loại ngũ cốc)
- Các bệnh viêm đường ruột, như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng
- Bệnh Behcet – rối loạn hiếm gặp gây viêm khắp cơ thể, bao gồm cả miệng
- Hệ miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh trong miệng thay vì mầm bệnh
- HIV/AIDS làm ức chế hệ thống miễn dịch
- Ung thư miệng
Không giống như vết loét lạnh, vết loét do bị lở miệng không liên quan đến nhiễm virus herpes.
Nhiệt miệng gây ra những biến chứng nào?
Nhiệt miệng (loét miệng) kéo dài vài ngày hoặc vài tuần trở lên, bạn có thể gặp một số vấn đề như:
- Khó chịu hoặc đau khi nói chuyện, đánh răng hoặc ăn
- Mệt mỏi
- Vết loét lan ra ngoài miệng
- Sốt
- Viêm mô tế bào
Nhiệt miệng thường có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu vết loét khiến bạn đau nhức nhiều, ảnh hưởng đến cuộc sống và phương pháp điều trị tại nhà không hiệu quả. Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể lây lan và tạo ra các vấn đề nghiêm trọng hơn, do đó, điều quan trọng là phải phát hiện và điều trị nhiệt miệng do nhiễm trùng kịp thời. Ngoài ra, hay bị lở miệng và vết lở có những dấu hiệu bất thường cũng cần được bác sĩ thăm khám và điều trị.
Chẩn đoán và điều trị
Các phương pháp giúp chẩn đoán lở miệng là gì?
Bác sĩ thường không cần đến một xét nghiệm cụ thể nào để chẩn đoán tình trạng nhiệt miệng. Bác sĩ chỉ cần quan sát vết thương để tìm kiếm dấu hiệu nhiệt miệng. Từ đó có thể xác định người bệnh bị nhiệt miệng nặng hay nhẹ.
Trong một số trường hợp, bạn sẽ cần phải làm xét nghiệm để kiểm tra vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt khi vết loét nghiêm trọng hoặc tiến triển.
Bị nhiệt miệng phải làm sao?
Nhiều người thường thắc mắc không biết cách điều nhiệt miệng như thế nào. Đối với các vết loét miệng nhỏ, bạn không cần phải điều trị vì thường sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần. Tuy nhiên đối với trường hợp bị nhiệt miệng nặng, có các dấu hiệu nhiệt miệng như nhiều vết loét lớn, diễn ra dai dẳng hoặc đau bất thường, bạn cần phải được điều trị y tế.Dưới đây là một số cách chữa nhiệt miệng, bạn có thể xem tham khảo, việc điều trị vẫn cần phải làm theo đúng chỉ định từ bác sĩ:
- Sử dụng nước súc miệng chứa steroid dexamethasone hoặc capocaine để giảm đau, kháng viêm
- Dùng thuốc bôi nhiệt miệng (benzocaine, fluocinonide, hydrogen peroxide…) để giảm đau, đồng thời đẩy nhanh tốc độ làm lành vết loét
- Uống thuốc trị bệnh lở miệng theo toa khi vết loét trở nặng
- Đốt vết loét miệng
- Bổ sung chất dinh dưỡng (axit folic, vitamin B6, B12 hoặc kẽm…)
Ngoài ra, nếu loét miệng liên quan đến các vấn đề sức khỏe, bác sĩ sẽ chữa các tình trạng này trước.
Phòng ngừa
Đâu là cách giúp phòng ngừa nhiệt miệng hiệu quả?
Một số người có thể hay bị nhiệt miệng hơn những người khác. Thực tế, bạn có thể giảm tần suất của vết loét bằng cách làm theo các mẹo sau:
- Cố gắng tránh những thực phẩm có vẻ gây kích ứng miệng, bao gồm các loại hạt, khoai tây chiên, bánh quy, một số loại gia vị, thực phẩm mặn và trái cây có tính axit, như dứa, bưởi và cam. Tránh bất kỳ loại thực phẩm mà bạn nhạy cảm hoặc dị ứng.
- Chọn thực phẩm lành mạnh. Để giúp ngăn ngừa thiếu hụt dinh dưỡng, hãy ăn nhiều trái cây, rau và ngũ cốc.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đánh răng thường xuyên sau bữa ăn và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần có thể giữ cho miệng sạch sẽ. Bạn cũng nên sử dụng bàn chải mềm để giúp ngăn ngừa kích ứng cho các mô miệng mỏng manh và tránh dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa natri lauryl sulfate.
- Kiểm soát căng thẳng. Nếu vết loét có vẻ liên quan đến căng thẳng, hãy thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng, chẳng hạn như thiền và yoga.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được nhiệt miệng là gì, những biểu hiện nhiệt miệng, cách điều trị lở miệng và phòng ngừa loét miệng.
[embed-health-tool-bmi]
Miễn trừ trách nhiệm
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguồn tham khảo
Canker Sores https://familydoctor.org/condition/canker-sores/ Ngày truy cập 21/4/2023
Canker sores https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/10945-canker-sores Ngày truy cập: 18/06/2021
Canker Sores https://kidshealth.org/en/teens/canker.html Ngày truy cập: 18/06/2021
Canker sore http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/canker-sore/basics/lifestyle-home-remedies/con-20021262 Ngày truy cập: 18/06/2021
Canker sore http://www.healthline.com/health/canker-sores#Treatments6 Ngày truy cập: 18/06/2021
Canker sore https://medlineplus.gov/ency/article/000998.htm Ngày truy cập: 18/06/2021
Lịch sử phiên bản
Phiên bản hiện tại
02/06/2023
Tác giả: Tố Quyên
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Cập nhật bởi: Hoa Vũ
Bài viết liên quan
Bị tụt lợi phải làm sao? Cách điều trị tụt nướu răng hiệu quả
Thuốc trị nhiệt miệng nào nên dùng? Cách chữa nhiệt miệng tại nhà là gì?
Tham vấn y khoa:
Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh
Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh
Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 02/06/2023
Quảng cáoBài viết này có hữu ích với bạn?
Quảng cáoQuảng cáoLoadingTừ khóa » Nổi Nhiều Nốt Nhiệt Miệng
-
Bạn Bị Nhiệt Miệng Thường Xuyên Là Do đâu? | Medlatec
-
Hay Bị Nhiệt Miệng Cảnh Báo Nguy Cơ Mắc Bệnh Gì? | TCI Hospital
-
Nhiệt Miệng (loét Miệng): Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và ...
-
Nhiệt Miệng – Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
-
Hay Bị Nhiệt Miệng Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Nhiệt Miệng Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa
-
Nổi Nhiệt ở Vòm Họng: Nguyên Nhân, Cách Phòng Bệnh Hiệu Quả
-
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHỮA NHIỆT MIỆNG - Nha Khoa Home
-
Phân Biệt Nhiệt Miệng Và Ung Thư Lưỡi
-
Ung Thư Tưởng Là Nhiệt Miệng! - Nha Khoa AVA
-
Nhiệt Miệng Và Những Hiểu Sai Cần Tránh
-
Bệnh Nhiệt Miệng - Những điều Bạn Chưa Biết
-
Mắc Bệnh Nhiệt Miệng Thì Mấy Ngày Thì Khỏi?
-
Bệnh Nhiệt Miệng Kéo Dài Bao Lâu Thì Khỏi Hoàn Toàn