Hãy Hành động để Ngăn Nước Biển Dâng

LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT TỈNH QUẢNG NGÃI Trang chủ mobile | Tin tức | Trang chính Chọn danh mục: Tất cảKỷ yếu Cuộc thi Sáng tạo Thanh Thiếu niên Nhi đồng tỉnh Quảng NgãiKỷ yếu Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Quảng NgãiDiễn đàn Trí thứcTư vấn, Phản biệnKhoa học và Công nghệ---Tin Khoa học - Công nghệ---Thành tựu KH-CN mới---Quy trình CN sản xuất mới---Mô hình SX ứng dụng CN mới---NC & ƯD KH&CN tại địa phươngSáng tạo kỹ thuật---Cuộc thi Sáng tạo TTN nhi đồng---Cuộc thi Sáng tạo Robot Quảng Ngãi---Hội thi Sáng tạo kỹ thuật---Kết quả Sáng tạo Kỹ thuậtDự án "Sinh kế Bình Sơn"Phổ biến kiến thức---Khoa học thường thức---Bản tin Khoa học và Đời sống---Nông-Lâm-Ngư nghiệp---Sức khỏe---Môi trườngHình ảnh hoạt độngVideoLiên kếtThông báo Từ khóa: Trang chủ >> Khoa học và Công nghệ Hãy hành động để ngăn nước biển dâng Hiện nay, biến đổi khí hậu là thách thức hàng đầu, các vùng đất ven biển và hải đảo chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu và nước biên dâng. Ủy ban Quốc tế về biến đổi khí hậu (IPCC) đã ước tính rằng sự nóng lên toàn cầu sẽ khiến mực nước biển dâng lên từ 180 - 590 mm vào năm 2100. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy những ước tính trên có khả năng tăng lên ít nhất hai lần.

Biến đổi khí hậu khiến cho thiên nhiên dễ bị tổn thương, hạn chế về khả năng phục hồi sau thiên tai và sự đe dọa của đa dạng sinh học. Theo thống kê, trong vòng 400 năm qua, đã có 724 loài động vật bị tuyệt chủng, khoảng một nửa trong số đó là các loài ở hải đảo, và có ít nhất 90% số loài chim đã tuyệt chủng trong cùng thời gian đó ở các hải đảo.

Cộng đồng ven biển ở mọi quốc gia sẽ bị đe dọa do lũ lụt và triều cường, trong đó các hải đảo nhỏ là những nơi sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất. Nhiều quốc đảo với dân cư và các nền văn hóa sẽ bị nước biển nhấn chìm. Tại Lễ khai mạc “Năm quốc tế các tiểu quốc đảo đang phát triển 2014”, Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban-Ki-moon kêu gọi : “Trái đất chính là hòn đảo chung của tất cả chúng ta, vì vậy hãy cùng nhau bảo vệ trái đất”.

Nghiên cứu mới đây cho thấy, khoảng 150 triệu người có thể bị ảnh hưởng nếu nước biển dâng 30cm đến 70cm vào cuối thế kỷ 21 này. Hiện tượng nước biển dâng sẽ làm ngập lụt các vùng đất trũng ven biển, bao gồm cả một số thành phố vào loại lớn nhất thế giới. Trong đó, Việt Nam là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu.

Các nhà khoa học của trường Đại học Normal chỉ ra rằng, để chống lại hiện tượng trái đất ấm dần, loài người cần tập trung vào việc cắt giảm khí hiệu ứng nhà kính, thay vì dựa vào các giải pháp địa kỹ thuật. Tiến sĩ Svetlana Jevrejeva, đồng tác giả của nghiên cứu phát biểu: "Các giải pháp địa kỹ thuật thay thế cho việc kiểm soát phát thải khí nhà kính có thể dẫn tới gánh nặng cho thế hệ sau đi kèm với rủi ro lớn".

Bởi vậy, để ứng phó, thích ứng với việc nước biển dâng cao, tại các quốc gia, nhiều giải pháp đã được nghiên cứu, triển khai như tăng cường, gia cố các hệ thống đê kè, trồng rừng ngập mặn, xây dựng hệ thống bơm giảm ngập, chuẩn bị các bản đồ xác định những điểm dễ bị tổn thương, di chuyển các cơ sở nuôi trồng thủy sản và cơ sở hạ tầng ven biển…Nhìn chung, tuỳ theo mức độ phát triển kinh tế và tình hình thực tế khác nhau mà các nước có những cách lựa chọn giải pháp cụ thể hoặc kết hợp các giải pháp sao cho tối ưu để thích ứng với nước biển dâng do tác động của BĐKH. Tuy nhiên, tựu trung lại, các lựa chọn thích ứng được chia thành 3 nhóm chính là:

Các biện pháp bảo vệ: bao gồm giải pháp bảo vệ “cứng” và bảo vệ “mềm”, trong đó các giải pháp bảo vệ cứng chú trọng đến các can thiệp vật lý, giải pháp kĩ thuật công trình xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng tường biển, tôn cao các tuyến đê, kè sông, kè biển, xây dựng đập ngăn nước mặn hoặc kênh mương để kiểm soát lũ lụt…trong khi đó các biện pháp bảo vệ mềm lại chú trọng các giải pháp thích ứng dựa vào hệ sinh thái như tăng cường trồng rừng phòng hộ ven biển, đầu tư vào đất ngập nước, bổ sung đất cho các bãi biển, cải tạo các cồn cát ven biển, trồng rừng ngập mặn…

Các biện pháp thích nghi: các biện pháp này nhấn mạnh đến việc đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, chuyển đổi tập quán canh tác, chú trọng đến việc điều chỉnh các chính sách quản lý bao gồm những phương pháp quy hoạch đón đầu, thay đổi các tiêu chuẩn xây dựng, sử dụng đất, các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường... nhằm giảm thiểu tính dễ tổn thương, tăng cường khả năng thích nghi, sống chung với lũ của cộng đồng trước tác động của BĐKH và nước biển dâng.

Các biện pháp di dời: phương án cuối cùng khi mực nước biển dâng lên mà không có điều kiện cơ sở vật chất để ứng phó là biện pháp di dời, rút lui vào sâu trong lục địa. Đây là phương án né tránh tác động của việc nước biển dâng bằng tái định cư, di dời nhà cửa, cơ sở hạ tầng ra khỏi vùng có nguy cơ bị đe doạ bị ngập nước. Phương án này bao gồm cả việc di dân từ vùng đất ngập nước vào sâu trong nội địa.

Việt Nam có khoảng 3.260km đường bờ biển chạy dài suốt từ Bắc xuống Nam, cùng với khoảng 50% dân số cả nước sống ở các vùng đất thấp, Việt Nam được đánh giá là một trong các quốc gia dễ bị tổn thương và chịu nhiều tác động tiêu cực do nước biển dâng gây ra do BĐKH. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên tới 25%. Có thể thấy, hậu quả của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ lớn cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ cùng sự phát triển bền vững của đất nước. Muốn ngăn chặn hiện tượng nước biển dâng, ngay từ bây giờ chúng ta phải đẩy mạnh sử dụng các công nghệ sản xuất sạch, khai thác năng lượng sạch. Bên cạnh đó, cần có nhưng công trình nghiên cứu về dải biển ven bờ để biết chính xác vùng nào chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước biển dâng, để khi hoạch định các chương trình phát triển vùng ven bờ có biện pháp phòng tránh. Ví dụ, nếu xây dựng cảng nước sâu cao khoảng 3m, nhưng không tính đến mực nước biển sau 30-40 năm sẽ tăng lên, điều đó sẽ gây thiệt hại rất lớn.

TS. Nguyễn Thế Tưởng, Hội Khoa học kinh tế Biển Việt Nam đưa ra dẫn chứng, nhiệt độ trung bình của Việt Nam tăng khoảng 0,3 độ C. Hiện tượng ENSO (gồm pha nóng El Nino và pha lạnh El Nina xảy ra trên vùng biển xích đạo - Thái Bình Dương) ngày càng tác động, gây ra những biến động mạnh mẽ về thời tiết khí hậu năm này qua năm khác. Khi mực nước biển dâng 1m gây ngập lụt, đặc biệt đồng bằng sông Cửu Long, TP.HCM, Vũng Tàu, khu vực vùng biển Xuân Thủy (Nam Định). Dân các vùng ven biển sẽ chịu ngập lụt hàng năm. Mực nước biển dâng sẽ uy hiếp các công trình bảo vệ các khu dân cư thành phố, đặc biệt là TP.HCM - nơi mà gần đây thường xuyên xảy ra hiện tượng triều cường mà chưa có nghiên cứu nào đưa ra ý kiến cụ thể về hiện tượng này.

Các nhà khoa hoc Việt Nam thống nhất 3 biện pháp thích ứng để đối phó khi mực nước biển dâng như trên. Ngoài ra, để đối phó với BĐKH và nước biển dâng, ngoài các giải pháp xây dựng những công trình để giảm nhẹ thiên tai, ngăn mặn, trữ ngọt, các địa phương cần phổ biến kiến thức về BĐKH, nâng cao tính thích ứng của người dân với các tác động của BĐKH. Mặt khác, cần tập trung tăng độ che phủ rừng đầu nguồn, trồng cây chắn sóng khu vực cửa sông, ven biển; xây dựng các khu vực tránh thiên tai; đồng thời triển khai các chương trình nghiên cứu chuyển giao kỹ năng sản xuất phù hợp, thích ứng với BĐKH như: canh tác lúa ở vùng nhiễm mặn, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi...

Theo Vusta.vn

Các tin, bài khác » Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế số nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi” (6/11/2024) » Hội thảo khoa học “Thực trạng và định hướng, giải pháp phát triển kinh tế số tỉnh Quảng Ngãi” (23/5/2024) » Bàn giải pháp phát triển kinh tế số (20/5/2024) » Hội thảo khoa học “Phát triển vùng chuyên canh cây ăn quả huyện Nghĩa Hành” (12/10/2023) » Hội thảo khoa học "Giải pháp góp phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người, giảm nghèo bền vững” (16/5/2023) Bản quyền ©2012 thuộc về Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi

Từ khóa » Những ảnh Hưởng Của Nước Biển Dâng