Nước Biển Dâng Và Những Hệ Lụy đáng Báo động
Có thể bạn quan tâm
- Những chủ trương công tác lớn
- Tin tức - Thời sự
- |
- Chuyên luận chỉ đạo
- Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
- Quán triệt, thực hiện nghị quyết
- |
- Bảo vệ Tổ quốc
- |
- Theo gương Bác
- Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm
- Thực tiễn và kinh nghiệm
- |
- Giáo dục QP và AN - Giáo dục pháp luật
- Bình luận - Phê phán
- Phòng, chống "DBHB"; bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng
- |
- Quốc phòng, quân sự nước ngoài
- |
- Sinh hoạt tư tưởng
- Nghiên cứu - Tìm hiểu
- Nghiên cứu - Trao đổi
- |
- Lịch sử Quân sự Việt Nam
- Biển đảo Việt Nam
- Bảo hiểm xã hội
- |
- Bảo hiểm y tế
- |
- Văn bản, chính sách mới
- |
- Chính sách Quân đội
- |
- Tư liệu
- Tạp chí và Tòa soạn
- Tạp chí
- |
- Tòa soạn
- |
- Cấu trúc Website
Chủ Nhật, 24/11/2024, 10:44 (GMT+7)
QPTD -Thứ Hai, 16/04/2018, 09:38 (GMT+7)Nước biển dâng và những hệ lụy đáng báo độngHiện nay, do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiệt độ trái đất đã tăng đáng kể, làm các đại dương ấm dần lên và có thể lan tỏa tới độ sâu 3.000 m, tạo ra sự tan chảy của các khối băng khổng lồ, dẫn đến mực nước biển dâng cao. Đối với nước ta, có vùng biển rộng, bờ biển dài, nên sự tác động trên, dự báo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh,… cũng như đời sống nhân dân.
Ảnh minh họa |
Theo đánh giá của các tổ chức nghiên cứu quốc tế có uy tín, như: Ngân hàng Thế giới (WB), Trung tâm Nghiên cứu các Hệ thống môi trường (CESR), Cơ quan Hàng không và Không gian Mỹ (NASA),… Việt Nam là một trong 05 quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nước biển dâng. Các số liệu quan trắc tại các trạm hải văn ven biển nước ta giai đoạn 1993 - 2010 cho thấy, mực nước trung bình ở Biển Đông tăng khoảng 4,7 mm/năm; trong đó, riêng Việt Nam có mức tăng trung bình khoảng 2,8 mm/năm. Gần đây, các dự báo cũng đều khẳng định, mực nước biển của nước ta có thể tăng thêm 33,3 cm vào năm 2050, 45 cm vào năm 2070 và khoảng 01 m vào năm 2100. Nếu kịch bản này diễn ra, nhiều khu vực đất liền ven biển và vùng đất trũng sẽ bị chìm trong nước; thậm chí, có khu vực sẽ bị ngập sâu vĩnh viễn. Ví dụ, nếu nước biển dâng cao 01 m thì 4,4% lãnh thổ Việt Nam bị ngập vĩnh viễn, 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tỷ lệ các khu vực bị ngập nặng theo thứ tự là, đồng bằng sông Hồng: 17,57%, các tỉnh ven biển miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận): 1,47%, Thành phố Hồ Chí Minh: 17,84% và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 4,79%. Đặc biệt, đồng bằng sông Cửu Long sẽ là khu vực có nguy cơ ngập cao nhất (khoảng 39,40% diện tích); trong đó, tỉnh Kiên Giang có thể ngập đến 75% diện tích. Các đảo có nguy cơ ngập cao nhất là: Vân Đồn, Côn Đảo và Phú Quốc.
Đây là thách thức rất lớn đối với toàn cầu nói chung, Việt Nam nói riêng, bởi mực nước biển dâng không những làm diện tích đất đai bị thu hẹp, mà còn làm nhiễm mặn một số nguồn nước ngọt, tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp, đe dọa đến cuộc sống nhân dân. Khu vực ảnh hưởng lớn nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, dự báo vào năm 2030, khoảng 45% diện tích của khu vực này sẽ bị nhiễm mặn cục bộ và gây thiệt hại nặng nề cho ngành trồng trọt (khoảng 17 tỷ USD) cũng như hệ thống cấp nước ở các vùng trũng của Nam Bộ. Khu vực vùng núi, tuy không chịu tác động trực tiếp của nước biển dâng nhưng cũng chịu ảnh hưởng gián tiếp, như: vấn đề an ninh lương thực, nước sạch và đất ở, gia tăng các hiện tượng lũ ống, lũ quét, v.v. Đồng thời, hệ lụy của nước biển dâng còn ảnh hưởng xấu đến các lĩnh vực tiềm tàng, như: thủy sản, du lịch và môi trường sinh thái, v.v. Điều đó đòi hỏi mỗi con người, mỗi tổ chức trên khắp thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng, cần có những hành động cụ thể để “cứu lấy mái nhà chung”, như lời kêu gọi của cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban-ki-moon khi phát biểu tại Lễ khai mạc Năm Quốc tế các tiểu quốc đảo đang phát triển năm 2014: “Trái Đất chính là hòn đảo chung của tất cả chúng ta, vì vậy hãy cùng nhau bảo vệ trái đất”.
Nguyễn Văn Sử thực hiện
TAGNước biển dâng,những hệ lụy báo động
Đôi nét về Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An 14/11/2024
Vùng 3 Hải quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo 07/11/2024
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi chung tay gỡ “thẻ vàng” IUU 24/10/2024
Bộ đội Biên phòng Quảng Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới biển 17/10/2024
Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 27/09/2024
Phát huy vai trò nòng cốt của lực lượng Hải quân trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc 23/09/2024
Đoàn Đặc nhiệm số 2 nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy trên biển 19/09/2024
Lữ đoàn 131 thi đua thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu 09/09/2024
Đôi nét về tiềm năng phát triển của cảng Cái Lân 28/08/2024
Lữ đoàn Đặc công 126 tập trung xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu” 12/08/2024
ENGLISH 中文 Đọc tạp chí in Tiêu điểm Tin, bài xem nhiềuVùng 3 Hải quân đẩy mạnh công tác tuyên truyền biển, đảo
Đôi nét về Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An
- |
- Những chủ trương công tác lớn
- |
- Sự kiện lịch sử
- |
- Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
- |
- Tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm
- |
- Bình luận - Phê phán
- |
- Nghiên cứu - Tìm hiểu
- |
- Biển đảo Việt Nam
- |
- Tạp chí và Tòa soạn
Giấy phép số 478/GP-BTTTT, Bộ Thông tin và Truyền thông, cấp ngày 27/7/2021. Tổng Biên tập: Thiếu tướng, ThS. TẠ QUANG CHUYÊN Phó Tổng Biên tập: Đại tá, ThS. HOÀNG VĂN TRƯỜNG; Đại tá, PGS, TS. NHÂM CAO THÀNH; Đại tá, ThS. NGUYỄN MẠNH TUẤN © 2013 Bản quyền thuộc về Tạp chí Quốc phòng toàn dân. Bảo lưu mọi quyền Địa chỉ: 38A - Lý Nam Đế - Hoàn Kiếm - Hà Nội; ĐT: (024)38.457.044; (069)552.364 Fax: (024)37.473.956 - Email: thukytoasoan.qptd@gmail.com Đại diện phía Nam: 161-163, Trần Quốc Thảo, Quận 3, TP Hồ Chí Minh; Fax: (028) 62.905.671; ĐT: (069) 667.446 |
Từ khóa » Những ảnh Hưởng Của Nước Biển Dâng
-
Phân Tích, đánh Giá Tác động Của Biến đổi Khí Hậu đến Các định ...
-
Nước Biển Dâng - Hệ Lụy Của Biến đổi Khí Hậu - Kinh Tế Môi Trường
-
Tác động Của Nước Biển Dâng
-
Nước Biển Dâng Cao đe Dọa Các Quốc Gia Châu Á - ThienNhien.Net
-
Hãy Hành động để Ngăn Nước Biển Dâng
-
Đánh Giá ảnh Hưởng Của Nước Biển Dâng đến Chế độ động Lực Tại ...
-
Nước Biển Dâng: Bài Toán Khó Cần Giải Trong Thế Kỷ 21
-
Nước Biển Dâng Và Hệ Lụy Với Việt Nam - DEVI Renewable Energies
-
Tác động Của Nước Biển Dâng Theo Các Kịch Bản Biến đổi Khí Hậu ...
-
Nguy Cơ Ngập ở Các Khu Vực Khi Mực Nước Biển Dâng Cao Theo Kịch ...
-
Tác động Của Quá Trình Nước Biển Dâng đối Với Vùng Cửa Sông, Ven ...
-
Nước Biển Dâng Do Bão Nguy Hiểm Như Thế Nào?
-
Nước Biển Dâng Và Các Giải Pháp Giảm Thiểu Tác động
-
(PDF) Ứng Dụng GIS đánh Giá Tác động Của Nước Biển Dâng đến Tài ...