Hãy Nêu đặc điểm Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Rắn. Lấy Ví Dụ Minh Họa ...
Có thể bạn quan tâm
Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi “Hãy nêu đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất rắn. Lấy ví dụ minh họa cho đặc điểm đó” và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn vật lí 6 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.
Mục lục nội dung Trả lời câu hỏi: Hãy nêu đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất rắn. Lấy ví dụ minh họa cho đặc điểm đóKiến thức tham khảo về sự nở vì nhiệt của chất rắn1. Sự nở vì nhiệt là gì?2. Sự nở vì nhiệt của chất rắn3. Câu hỏi trắc nghiệmTrả lời câu hỏi: Hãy nêu đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất rắn. Lấy ví dụ minh họa cho đặc điểm đó
Đặc điểm cửa sự nở vì nhiệt của chất rắn: Nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi, các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
Ví dụ: băng kép trong bàn là khi nòng lên sẽ giản nở làm ngắt mạch điện
Kiến thức tham khảo về sự nở vì nhiệt của chất rắn
1. Sự nở vì nhiệt là gì?
Sự tăng (hay giảm) kích thước hay thể tích của các vật khi nhiệt độ tăng lên hay giảm đi gọi là sự nở vì nhiệt.
2. Sự nở vì nhiệt của chất rắn
Các chất rắn khác nhau có sự nở vì nhiệt khác nhau
Vật rắn có thể được cấu tạo từ các chất liệu khác nhau. Các chất rắn mang theo chất liệu khác nhau có sự nở vì nhiệt khác nhau. Ví dụ như một vật được làm bằng đồng sẽ có sự nở vì nhiệt khác vật làm bằng nhôm. Điều này đã được các nhà vật lý học chứng minh. Và đã có riêng những con số để nói lên sự nở vì nhiệt của các chất. Sự nở vì nhiệt của chất rắn thật sự rất quan trọng. Nó ảnh hưởng nhiều trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
Đối với chất rắn, người ta phân biệt sự nở dài và sự nở khối. Nếu chúng ta chỉ xét vật theo một phương nhất định. Chúng ta thấy có sự thay đổi về chiều dài của vật thì đây chính là sự nở dài. Tuy nhiên, vật còn có cả sự nở khối nhưng chúng ta không khảo sát điều này. Trong các bảng số liệu vật lý, người ta cũng thường ghi hệ số nở dài của chất. Thay vì ghi hệ số nở khối của chất. Sự nở vì nhiệt của chất rắn có thể được xét trên nhiều phương diện khác nhau.
Tóm lại
Các chất rắn đều nở ra vì nhiệt. Khi nhiệt độ tăng cao, chất rắn sẽ nở ra. Khi nhiệt độ giảm đi, chất rắn sẽ co lại. Nhiệt độ từ môi trường bên ngoài cũng có thể tác động lên kích thước của vật rắn.
Các chất khác nhau có sự nở vì nhiệt khác nhau. Điều này đã được các nhà vật lý học chứng minh. Ví dụ sự nở vì nhiệt của đồng, sẽ khác sự nở vì nhiệt của nhôm hay sắt. Các em khi làm bài nên nên chú ý đến các hệ số này để tính toán chính xác. Hầu hết các bài có liên quan đến tính toán đều sẽ cho số liệu theo các chất.
Cùng một chất, nơi nào có nhiệt độ cao hơn tác động thì sẽ nở vì nhiệt nhiều hơn. Điều này đã được chứng mình trong nhiều thí nghiệm. Không phải bất cứ nhiệt độ nào vật cũng thay đổi như nhau. Nhiệt độ càng cao, sự nở vì nhiệt diễn ra ở vật càng mạnh mẽ. Nên nhiều khi chúng ta thực hiện hơ lửa một phần của vật thì phần đó sẽ nở ra nhiều hơn phần còn lại.
3. Câu hỏi trắc nghiệm
Bài 1: Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa độ bền và độ dày của cốc thủy tinh?
A. Cốc thủy tinh dày bền hơn cốc thủy tinh mỏng vì được làm từ nhiều thủy tinh hơn.
B. Hai cốc bền như nhau vì cùng có độ giãn nở nhiệt như nhau.
C. Không có mối quan hệ gì giữa độ bền và độ dày của cốc thủy tinh.
D. Cốc thủy tinh mỏng bền hơn cốc thủy tinh dày vì sự dãn nở nhiệt ở mặt trong và mặt ngoài cốc xảy ra gần như cùng 1 lúc.
Bài 2: Khi tra lưỡi liềm vào cán gỗ người ta thường nung đỏ phần lưỡi sắt sau đó tra liềm vào và dung nước tưới lên chỗ nối. Hỏi người ta đã lợi dụng tính chất nào của vật rắn:
A. Sự nở vì nhiệt của chất rắn.
B. Sự sôi, sự nóng chảy, sự nở vì nhiệt của chất rắn.
C. Sự nóng chảy và sự nở vì nhiệt.
D. Sự nóng chay, sự nở vì nhiệt.
Bài 3: Tại sao khoảng cách giữa các viên gạch lát bên trong nhà có khoảng cách nhỏ hơn so với khoảng cách các viên gạch lát bên ngoài trời?
A. Vì lát bên trong nhà như vậy sẽ đẹp hơn.
B. Vì lát ngoài trời như vậy lợi cho gạch.
C. Vì thời tiết ngoài trời khi thời tiết nóng lên có sự giãn nở giữa các viên gạch.
D. Tất cả phương án trên đều đúng.
Bài 4: Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng:
A. Chất rắn có dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng.
B. Chất rắn co lại vì lạnh.
C. Chất rắn nở ra khi nóng lên.
D. Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.
Câu 5: Chọn câu phát biểu sai
A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra.
B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau.
C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại.
D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau.
Câu 6: Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó?
A. Để dễ dàng tu sửa cầu.
B. Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.
C. Để tạo thẩm mỹ.
D. Cả 3 lý do trên.
Câu 7: Cho ba thanh kim loại đồng, nhôm, sắt có cùng chiều dài ban đầu là 100 cm. Khi tăng thêm 50oC thì độ tăng chiều dài của chúng theo thứ tự trên lần lượt là 0,12 cm; 0,086 cm; 0,060 cm. Trong ba chất đồng, nhôm và sắt, cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ tự từ chất dãn nở vì nhiệt nhiều nhất đến chất dãn nở vì nhiệt ít nhất?
A. Nhôm – Đồng – Sắt
B. Nhôm – Sắt – Đồng
C. Sắt – Nhôm – Đồng
D. Đồng – Nhôm – Sắt
Câu 8: Chọn câu trả lời đúng nhất. Người ta sử dụng hai cây thước khác nhau để đo chiều dài. Một cây thước bằng nhôm và một cây thước làm bằng đồng. Nếu nhiệt độ tăng lên thì dùng hai cây thước để đo thì cây thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn? Biết đồng nở vì nhiệt kém hơn nhôm.
A. Cả hai cây thước đều cho kết quả chính xác như nhau.
B. Cây thước làm bằng nhôm.
C. Cây thước làm bằng đồng.
D. Các phương án đưa ra đều sai.
Câu 9: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.
A. Không có gì thay đổi.
B. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại.
C. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn.
D. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại.
Câu 10: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì
A. khối lượng của vật giảm đi.
B. thể tích của vật giảm đi.
C. trọng lượng của vật giảm đi.
D. trọng lượng của vật tăng lên.
Từ khóa » Sự Nở Vì Nhiệt Của Vật Rắn Lớp 6
-
Vật Lý 6 Bài 18: Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Rắn
-
Lý Thuyết Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Rắn (+ Giải đáp Bài Tập Dễ Hiểu)
-
Vật Lý 6 Bài 18: Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Rắn - Hoc247
-
So Sánh Sự Nở Vì Nhiệt Của Các Chất Rắn Lỏng Khí - TopLoigiai
-
Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Rắn Lớp 6 - Love
-
Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Rắn Là Gì? Giải đáp Lý Thuyết Vật Lý 6
-
Giải Vật Lý 6 Bài 18: Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Rắn
-
Lý Thuyết Nở Vì Nhiệt Của Vật Rắn | SGK Vật Lí Lớp 10
-
Bài 36: Sự Nở Vì Nhiệt Của Vật Rắn
-
Giải Vở Bài Tập Vật Lí 6 - Bài 18: Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Rắn
-
[Sách Giải] Bài 18: Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Rắn
-
Giải Vật Lí 6 Bài 18: Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Rắn - SoanVan.NET
-
Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Rắn – Vật Lý 6 – Cô Nguyễn Thị Loan
-
Vật Lý Lớp 6 - Bài 18 - Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Rắn - YouTube