Hãy Nhớ Lấy Lời Tôi | An Ninh - Quốc Phòng
Có thể bạn quan tâm
QĐND –
(Trích)
… Nghìn năm sau sẽ nhớ lại hôm qua Một sáng mùa thu, giữa khám Chí Hòa Anh đi giữa hai tên gác ngục Và sau chúng, một người linh mục.
Anh bước lên, nhức nhói chân đau. Dáng hiên ngang vẫn ngẩng cao đầu Quần áo trắng một màu thanh khiết Thân gầy yếu mạnh hơn cái chết
Bầy giết thuê và lũ viết thuê Hai hàng đen, súng cắm lưỡi lê Anh bước tới, mắt nhìn, bình thản Như chính Anh là người xử án…
Chúng run lên, xông trói chặt Anh hơn Đôi mắt Anh đã khô cháy căm hờn: Phải chiến đấu như một người cộng sản Trái tim lớn không sợ gì súng đạn!
Lệnh: Hàng đầu quỳ xuống! Một giây thôi Anh thét lớn: “Hãy nhớ lấy lời tôi: Đả đảo đế quốc Mỹ! Đả đảo Nguyễn Khánh!
Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!” Phút giây thiêng, Anh gọi Bác ba lần!
Súng đã nổ. Mười viên đạn Mỹ Anh gục xuống. Không, Anh thẳng dậy Anh hãy còn hô: “Việt Nam muôn năm!” Máu tim Anh nhuộm đỏ đất Anh nằm!
… Anh đã chết, Anh Trỗi ơi, có biết Máu kêu máu, ở trên đời, tha thiết! Du kích quân Ca-ra-cát đã vì Anh Bắt một tên giặc Mỹ giữa đô thành
Anh đã chết, Anh chẳng còn thấy nữa Lửa kêu lửa, giữa miền Nam rực lửa Như trái tim Anh, ôi lửa nào bằng Phút cuối cùng, chói lọi khối sao băng…
Tố Hữu
Trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm để giành độc lập của dân tộc ta, biết bao người con ưu tú của dân tộc đã hy sinh, điển hình là các anh hùng liệt sĩ, để lại sự mến phục, lòng tiếc thương cho đồng chí, đồng bào. Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi là một người như thế.
Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 1-2-1940 ở làng Thanh Quýt, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954, anh vào làm ăn sinh sống ở Sài Gòn, mấy năm sau anh trở thành công nhân Nhà máy điện Chợ Quán. Năm 1964, chuẩn bị cho cuộc chiến tranh đặc biệt ở miền Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc, giặc Mỹ tăng cường cố vấn quân sự cũng như phương tiện chiến tranh để đưa quân đội vào trực tiếp tham chiến. Nguyễn Văn Trỗi tham gia tổ chức Biệt động thành, thuộc Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn. Anh đã tham dự nhiều cuộc tập huấn về cách đánh biệt động ở căn cứ Rừng Thơm (Long An). Tổ chức Biệt động thành nhận được tin vào ngày 2-5-1964, Mắc Na-ma-ra, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ đến Sài Gòn. Từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm, xe đón khách thường đi theo đường Công Lý (nay là đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa và đường Nguyễn Văn Trỗi). Trên đường Công Lý, có cầu Công Lý (gần chùa Vĩnh Nghiêm) là điểm trọng yếu và Nguyễn Văn Trỗi đã nhận nhiệm vụ cài mìn ở cầu này để tiêu diệt phái đoàn quân sự cấp cao của Mỹ. Công việc bị bại lộ, anh bị bắt bốn ngày sau đó, vào 22 giờ ngày 9-5-1964. Tòa án quân sự của chính quyền Sài Gòn đã kết án tử hình. Trước khi thi hành án, chúng giam anh ở khám Chí Hòa 5 tháng và thời gian đó đã có nhiều chuyện cảm động xảy ra với mục đích để cứu anh, nhưng tất cả đều không thành. “Du kích quân Ca-ra-cát đã vì anh/ Bắt một tên giặc Mỹ giữa đô thành” là nhà thơ Tố Hữu nhắc lại chuyện xảy ra ở nước Vê-nê-xu-ê-la ở Tây bán cầu xa xôi. Khi nghe tin anh Nguyễn Văn Trỗi đang bị giam chờ ngày thi hành án tử hình ở Sài Gòn, du kích Vê-nê-xu-ê-la tổ chức bắt sống tên phi công Mỹ tên là Mi-cơn Xmô-len (Michael Smolen) ngay trên đường phố Thủ đô và đưa yêu sách đòi chính quyền Sài Gòn trả tự do cho anh Trỗi thì họ trả tự do cho tên phi công này. Nhưng ngay sau khi tên lính Mỹ được tự do thì chính quyền Sài Gòn đưa anh Trỗi ra xử bắn. Đó là ngày 15-10-1964, cách đây 48 năm. 9 giờ 45 phút, toàn miền Bắc nước ta dành một phút mặc niệm. Dạo đó, tôi đang học năm thứ ba, khoa Toán, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đang giữa giờ lên lớp nhưng cả thầy trò đứng nghiêm trong tiếng còi rú vang cả Hà Nội để tưởng nhớ anh. Sự tích anh hùng của Nguyễn Văn Trỗi không chỉ thể hiện ở hành động bất chấp hiểm nguy cài mìn ở cầu Công Lý, mà còn ở thái độ anh trước trường bắn phía sau khám Chí Hòa: “Anh bước lên, nhức nhối chân đau/ Dáng hiên ngang vẫn ngẩng cao đầu”. Chân anh Trỗi đau do một lần nhảy lầu vượt ngục không thành, người anh gầy yếu do chế độ hà khắc của nhà giam tử tù, nhưng tinh thần của anh không hề nao núng, không hề khuất phục trước đường lê, mũi súng giặc. Anh không chịu rửa tội vì anh không có tội (điều này giống như lời nói của Hoàng Văn Thụ trước khi bị giặc Pháp hành hình), anh không cho bịt mắt để được nhìn nhân dân, đất nước và thể hiện khí phách trước kẻ thù: “Và tay anh giật phắt dải băng đen/ Anh muốn thiêu bằng mắt lũ đê hèn”. Chỉ có tất cả chín phút ngắn ngủi, “những phút làm nên lịch sử”, và có lẽ anh đã trù tính thật kỹ từ trước. Phút cuối cùng anh nói: “Hãy nhớ lấy lời tôi/ Đả đảo đế quốc Mỹ/ Đả đảo Nguyễn Khánh/ Hồ Chí Minh muôn năm/ Hồ Chí Minh muôn năm/ Hồ Chí Minh muôn năm…”.
Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi hiên ngang ra pháp trường ngày 15-10-1964. Ảnh tư liệu.
“Hãy nhớ lấy lời tôi”, anh Trỗi nói với ai đấy? Theo tôi, trước hết, anh nói lũ giặc, trực tiếp là bọn tay sai đang thực thi chuyện hành hình anh. Anh nói để cho chúng biết anh là ai, suy nghĩ như thế nào… Hồi mới bắt được anh, trong nguỵ quyền Sài Gòn có người nghĩ anh vì còn trẻ nên hành động bồng bột, thiếu suy nghĩ. Không, anh hành động theo nhận thức và lý tưởng của mình: Chính giặc Mỹ là kẻ thù số một, nên câu khẩu hiệu đầu tiên anh hô: “Đả đảo đế quốc Mỹ”, điều đó lý giải tại sao anh đặt mìn để giết Mắc Na-ma-ra. Tiếp đến mới đả đạo bọn nguỵ quyền, đứng đầu là Nguyễn Khánh. Muốn biết anh là người của ai thì hãy nghe anh hô ba lần “Hồ Chí Minh muôn năm” và “Việt Nam muôn năm”. Ôi, nếu không bị đạn Mỹ cắt lời thì tin rằng “Việt Nam muôn năm” còn điệp khúc nhiều lần. “Hãy nhớ lấy lời tôi”, anh còn nói với đồng bào, đồng chí như một lời chào vĩnh biệt và nhắc nhở mọi người làm tiếp nhiệm vụ chống Mỹ cứu nước mà anh còn dang dở.
“Hãy nhớ lấy lời tôi”, lời của anh Trỗi, không chỉ là đầu đề bài thơ của nhà thơ Tố Hữu, mà còn là tên của một tập thơ viết về anh. Sau khi anh Trỗi hy sinh, trên báo chí miền Bắc đã xuất hiện hàng trăm bài thơ, hàng chục ca khúc, hàng chục vở kịch, bộ phim ca ngợi anh. Tượng anh được dựng lên ở các công viên (hiện tại ở Công viên Thống Nhất, Hà Nội còn bức tượng của anh), nhiều trường học lấy tên anh làm tên trường… Trong các tác phẩm văn học nghệ thuật về đề tài Nguyễn Văn Trỗi, có quyển “Sống như anh” của tác giả Trần Đình Vân, ấn hành hàng chục vạn bản, làm sách “gối đầu giường” một thuở cho độc giả, đặc biệt là thanh niên. Có người nói rằng, “Sống như anh” đối với thanh niên Việt Nam cũng giống như “Thép đã tôi thế đấy” với thanh niên Liên Xô! Đối với các bạn trẻ sinh ra sau ngày nước nhà thống nhất, tên anh Nguyễn Văn Trỗi chỉ gặp ở trên đường phố, tên trường học, tượng ở vườn hoa và thi thoảng mới nghe trong ca khúc, thấy trong phim ảnh… Nhưng đối với thế hệ thanh niên đã từng tham gia công cuộc chống Mỹ cứu nước, ba tiếng Nguyễn Văn Trỗi như một tấm gương, như một lời thôi thúc tiến lên hoàn thành nhiệm vụ khi gặp hiểm nguy, ác liệt. Có một điều đáng lưu ý là quê hương anh Trỗi: Thanh Quýt, Điện Bàn, Quảng Nam cũng chính là quê hương của mẹ Thứ, bà mẹ Việt Nam anh hùng nổi tiếng cả nước với tám người con cùng với một dâu, một rể, một cháu ngoại là liệt sĩ, tổng cộng tất cả mười một người! Chỉ một làng mà có anh Trỗi, mẹ Thứ cũng phần nào nói lên sự hy sinh của nhân dân Quảng Nam nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước to lớn như thế nào!
Tố Hữu là nhà thơ viết nhiều về sự hy sinh của các anh hùng, liệt sĩ. Ông không chỉ ca ngợi đức hy sinh cao cả của họ, mà bao giờ cũng đề cập tới những gì họ để lại cho đời, tức là ý nghĩa của sự hy sinh ấy. Đối với Phạm Hồng Thái, người gắn liền với “Tiếng bom Sa Điện” thì: “Sống, làm quả bom nổ/ Chết, như dòng nước xanh”. Sau cái chết của “Bà má Hậu Giang”: “Nước non trăm quý ngàn yêu/ Còn in bóng má sớm chiều Hậu Giang”. Sự hy sinh của các chiến sĩ ở Điện Biên Phủ; “Máu anh chị em ta không uổng/ Sẽ xanh tươi đồng ruộng Việt Nam”… Và, với Nguyễn Văn Trỗi: “Anh đã chết rồi/ Anh còn sống mãi/ Chết như sống anh hùng vĩ đại”.
Ngày 15-10-1964, cách đây 48 năm, 9 giờ 45 phút, toàn miền Bắc nước ta dành một phút mặc niệm. Dạo đó, tôi đang học năm thứ ba, khoa Toán, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Đang giữa giờ lên lớp nhưng cả thầy trò đứng nghiêm trong tiếng còi rú vang cả Hà Nội để tưởng nhớ anh Nguyễn Văn Trỗi. |
Vương Trọng qdnd.vn
Chia sẻ:
- Tumblr
Có liên quan
Từ khóa » Súng đã Nổ Mười Viên đạn Mỹ
-
Hãy Nhớ Lấy Lời Tôi – Tố Hữu - Tao đàn
-
Bài Thơ Hãy Nhớ Lấy Lời Tôi
-
Bài Thơ Hãy Nhớ Lấy Lời Tôi - Vik News
-
Bài Thơ Hãy Nhớ Lấy Lời Tôi - Thư Viện Hỏi Đáp
-
Texas: Cảnh Sát Bị Cáo Buộc Chậm Trễ Khống Chế Tay Súng Bắn Chết ...
-
Mười Người Chết Trong Vụ Nổ Súng Do 'phân Biệt Chủng Tộc' ở New ...
-
Hãy Nhớ Lấy Lời Tôi Của Tố Hữu, Bài Thơ - Mister
-
Bài Thơ Hãy Nhớ Lấy Lời Tôi - Học Điện Tử Cơ Bản
-
Theo Chân Bác - Tố Hữu
-
[PDF] BA TRẬN Ở - Thơ - VNU
-
Những Bài Thơ Hay Nhất Của Tố Hữu - Thủ Thuật Phần Mềm
-
Người Anh Hùng Nguyễn Văn Trỗi Thành Đoàn TP.Hồ Chí Minh
-
Anh Hùng Nguyễn Văn Trỗi ! - Trích Dẫn Hay
-
Tuyển Tập 15 Bài Thơ Hay Nhất Của Tố Hữu (Nguyễn Kim Thành)
-
Hãy Nhớ Lấy Lời Tôi (Remember My Words) - Tố Hữu (1965) - Tây Bụi
-
Không Ai được Phép Xúc Phạm Nữ Anh Hùng, Liệt Sĩ Võ Thị Sáu
-
Có Những Phút Làm Nên Lịch Sử Có Cái Chết Hóa Thành Bất Tử ”…
-
Xả Súng Chấn động Tại Trường Học ở Mỹ: 14 Học Sinh Và 1 Giáo Viên ...