HbA1c Cao - Nguy Cơ Tiềm ẩn Biến Chứng Tiểu đường

Người tiểu đường thường thân thuộc hơn với chỉ số đường huyết mà ít khi quan tâm tới một chỉ số quan trọng khác quan trọng – đó là HbA1C. Chỉ số HbA1C không chỉ dùng để chẩn đoán bệnh mà còn phản ánh khả năng kiểm soát đường huyết và nguy cơ biến chứng tiểu đường.

HbA1c là gì và HbA1c bao nhiêu là cao?

HbA1C được hình thành do các phân tử đường (glucose) gắn với hemoglobin của tế bào hồng cầu. Vì vậy, chúng sẽ ở lại trong máu và không thay đổi cho đến khi hồng cầu chết đi, tức là khoảng 3 tháng. Như vậy tức là, nếu như đường huyết càng cao thì càng có nhiều phân tử đường gắn vào hồng cầu, làm tăng HbA1C.

HbA1C là phức hợp của glucose và hemoglobin trong tế bào hồng cầu

HbA1C là phức hợp của glucose và hemoglobin trong tế bào hồng cầu

Lượng đường trong máu sẽ dao động liên tục trong ngày, mà đo đường huyết chỉ phản ánh được lượng đường trong máu tại một thời điểm nhất định. Do đó, các bác sĩ cần dựa trên chỉ số HbA1C để đánh giá đường huyết trong khoảng thời gian dài, cụ thể là khoảng 3 tháng gần nhất. Đó cũng là lý do người bệnh tiểu đường thường được khuyên nên đi kiểm tra chỉ số HbA1C tối thiểu 3 tháng 1 lần.

Các bác sĩ cũng coi giá trị HbA1C là một tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường. Các mức HbA1C cụ thể như sau:

Chỉ số HbA1C
Người bình thường ≤ 5.6%
Người tiền tiểu đường 5.7 – 6.4%
Người tiểu đường ≥ 6.5%

Bảng chỉ số HbA1C dùng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường của Bộ Y Tế

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý rằng, có nhiều phương pháp khác nhau, nhưng chỉ có duy nhất xét nghiệm trên máy sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) cho kết quả chuẩn xác, có ý nghĩa để chẩn đoán tiểu đường. Các phương pháp khác (phương pháp miễn dịch) chỉ dùng để kiểm soát, theo dõi tiến triển của bệnh. Vậy nên, để được chẩn đoán chính xác, người bệnh hãy đến khám ở những bệnh viện công lớn, có đầy đủ máy móc, trang thiết bị y tế (Bệnh viện Quân Đội 108, Bệnh viện Xanh Pôn, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy…).

HbA1C cao nguy hiểm như thế nào?

Chỉ số HbA1C cao phản ánh tình trạng đường huyết không ổn định trong thời gian dài, làm tăng nguy cơ biến chứng tiểu đường. Theo Nghiên cứu về Đái Tháo Đường của Vương quốc Anh (UKPDS 35), chỉ số HbA1C tăng 1% sẽ làm tăng:

  • 21% tử vong liên quan đến Đái Tháo Đường
  • 19% mổ đục thủy tinh thể
  • 16% suy tim sung huyết
  • 12% đột quỵ
  • 14% nhồi máu cơ tim
  • 43% nguy cơ cắt cụt chi
  • 37% biến chứng thận

Mục tiêu trong điều trị bệnh tiểu đường đó là làm sao giảm được chỉ số HbA1C về ngưỡng an toàn, thường là dưới 7%. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ có thể thay đổi mục tiêu điều trị này. Ví dụ, một người mới mắc tiểu đường và ở độ tuổi trẻ, mục tiêu HbA1C sẽ nghiêm ngặt hơn là dưới 6.5%. Ngược lại, đối với người già, người mắc bệnh lâu năm thì HbA1C cho phép có thể ở mức dưới 8%.

Những cách làm giảm HbA1C an toàn, hiệu quả cao

Để giảm HbA1C, bạn cần giữ cho đường huyết ổn định lâu dài, đường huyết lúc đói và đường huyết sau ăn không chênh lệch quá nhiều. Người bệnh nên duy trì đường huyết lúc đói dưới 7 mmol/l, đường huyết sau ăn 1 – 2 giờ là dưới 10 mmol/l.

Các phương pháp làm giảm HbA1C hiệu quả đó là:

  • Sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều, đúng thời điểm theo đơn của bác sĩ.
  • Ăn uống khoa học theo hướng dẫn chi tiết trong bài viết: Chế độ ăn dành cho người bị tiểu đường – Khoa học, dễ áp dụng nhất.
  • Tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày, 5 ngày/ tuần và không bỏ thể dục 2 ngày liên tiếp. Bạn có thể rèn luyện thể chất bằng cách làm các công việc nhà, làm vườn, trồng rau, leo cầu thang… hoặc tập một số bộ môn như yoga, khiêu vũ, cầu lông, đạp xe…
  • Giảm cân nếu bạn đang bị thừa cân, béo phì. Điều này sẽ giúp tăng cường hoạt động của lnsulin – một chất làm giảm đường máu.
  • Hạn chế những thói quen xấu làm mất kiểm soát đường huyết: hút thuốc lá, uống rượu bia, thường xuyên căng thẳng, lo âu.
Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng sẽ giúp giảm HbA1C hiệu quả hơn

Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng sẽ giúp giảm HbA1C hiệu quả hơn

Kinh nghiệm hạ HbA1c, ổn định đường máu bằng thảo dược

Ông Đào Xuân Hạnh (71 tuổi, Hưng Yên) mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 gần hai năm nay. Đường huyết lúc đói hiếm khi vượt quá 7mmol/l nên ông không lo lắng quá nhiều. Thế nhưng chưa kịp vui mừng vì chỉ số đường huyết giảm, ông Hạnh lại tá hỏa khi xét nghiệm HbA1C vẫn ở mức 8.5%. Được bác sĩ cảnh báo chỉ số HbA1C cao như vậy sẽ làm tăng khả năng xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm sau này, ông vô cùng lo lắng và tìm kiếm mọi giải pháp để giảm HbA1C.

Cơ duyên khiến ông may mắn biết đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex – một sản phẩm từ thảo dược được các chuyên gia nhận xét là có hiệu quả tốt trong việc kiểm soát đường huyết và, giảm HbA1C. Từ khi dùng Glutex, ông thấy người đỡ mệt, ăn uống ngon miệng, ngủ sâu giấc, không còn đau nhức bắp thịt như trước nữa. 4 tháng sau đi khám lại, ông vui sướng khi chỉ số HbA1C giảm còn 5%, huyết áp cũng giảm từ 170/110 mmHg xuống còn 140/90 mmHg. “Tôi đúng là như chết đuối vớ được cọc” là cảm nhận của ông sau khi dùng Glutex.

Ông Hạnh đã kiểm soát được đường huyết, giảm HbA1C, huyết áp nhờ áp dụng đúng phương pháp

Có thể sẽ là may mắn nếu như bạn phát hiện sớm chỉ số HbA1C của mình đang cao hơn ngưỡng cho phép. Bởi điều đó sẽ giúp bạn cùng bác sĩ điều trị đánh giá lại các phương pháp điều trị, từ đó có sự điều chỉnh hợp lý để giúp ổn định đường huyết hiệu quả hơn.

Nguyễn Ngọc Ánh

Tài liệu tham khảo: diabetes.org.uk,  healthnavigator.org

(*)Thực phẩm này không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng.

Từ khóa » Chỉ Số Hplc