Hct Trong Xét Nghiệm Máu Là Gì? 【DrQuynh ™ Giải đáp】

Nội dung chính

Toggle
  • Hct là gì? Chỉ số Hct trong xét nghiệm máu có ý nghĩa gì
  • Khi nào cần làm xét nghiệm Hct trong máu?
  • Xét nghiệm Hct trong máu bình thường là bao nhiêu?
  • Xét nghiệm Hct trong máu thấp là mắc bệnh gì
  • Xét nghiệm Hct trong máu cao là mắc bệnh gì
  • Xét nghiệm Hct máu được làm như thế nào?

Hct trong xét nghiệm máu là một trong những chỉ số quan trọng vùng với RBC, Hgb, MCV, MCHC…để đánh giá hồng cầu. Vậy Hct trong xét nghiệm máu là gì? Cùng DrQuynh™ tìm hiểu qua bài viết dưới đây:

Hct là gì? Chỉ số Hct trong xét nghiệm máu có ý nghĩa gì

Hct là tỷ lệ tế bào hồng cầu trong máu được xác định bằng cách xét nghiệm công thức máu. Là một xét nghiệm thường qui được thực hiện nhằm phát hiện các bệnh lý khi khám tổng quát. Hay là một xét nghiệm được làm thường xuyên. Chỉ định gần như là tuyệt đại đa số các bệnh nhân nhập viện. Hct giúp đánh giá các thay đổi trong máu như thiếu máu, đa hồng cầu…vân vân.

>> Hgb trong xét nghiệm máu là gì? >> Wbc trong xét nghiệm máu là gì? >> Mchc trong xét nghiệm máu là gì? >> Lym trong xét nghiệm máu là gì? >> Xét Nghiệm Máu RBC là gì? Tăng giảm khi nào?

Ký hiệu hct trong xét nghiệm máu là gì

Hct là viết tắt của Hematocrit. Được tính bằng tỉ lệ giữa thể tích của hồng cầu chia cho tổng toàn bộ thể tích của máu. Là một chỉ số nằm trong xét nghiệm công thức máu hay tổng phân tích tế bào máu (complete blood count – CBC).

Hct trong xét nghiệm máu là gì? Hct trong xét nghiệm máu là gì?

Khi nào cần làm xét nghiệm Hct trong máu?

Xét nghiệm Hct trong máu thường được làm thường quy trong các gói xét nghiệm tổng quát hay tầm soát ung thư. Hoặc được làm khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng gì đó. Ví dụ như: khó thở, mệt, uể oải, suy nhược cơ thể, đau đầu, mất tập trung, khó ngủ…vân vân.

Hoặc nó cũng có thể được chỉ định làm một xét nghiệm giúp Bác sĩ chẩn đoán xác định tình trạng bệnh của bệnh nhân. Ví dụ như nó được thực hiện để xác định bệnh đa hồng cầu, Thalassemia….

Khi đã được thực hiện xét nghiệm Hct trong máu, bạn có thể quan tâm về kết quả trả về là có bất thường gì hay không. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp cho thấy giá trị của xét nghiệm Hct.

Xét nghiệm Hct trong máu bình thường là bao nhiêu?

Hct thay đổi tuỳ theo giới tính nam hay nữ, theo độ tuổi. Hct ở người bình thường có giá trị như sau:

  •  Trẻ dưới 15 tuổi: chỉ số dao độngkhoảng từ 35% đến 39%
  • Người lớn trưởng thành đối với nam khoảng từ 45% đến 52%. Ở nữ từ khoảng 37% đến 48%.

Xét nghiệm Hct trong máu thấp là mắc bệnh gì

Kết quả xét nghiệm máu trả về Hct / Hemotocrit ở mức thấp, bạn có thể đang gặp phải vấn đề sau:

  • Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc: bệnh Thalassemia.
  • Dinh dưỡng: có thể do thiếu sắt, acid folic, Vitamin B12,
  • Bệnh ung thư cũng có thể gây giảm Hct: ung thư hạch, bệnh bạch cầu hay đa u tuỷ….

Xét nghiệm Hct trong máu cao là mắc bệnh gì

Kết quả xét nghiệm máu trả về nếu Hct cao. Tức là giá trị đo được cao hơn giá trị trên của ngưỡng bình thường. Giả sử như ở nam trưởng thành là 45-52%. Thì giá trị đo được phải cao hơn 52% mới gọi là cao. Có thể do các nguyên nhân sau:

  • Do mất nước: vì bị tiêu chảy, ói hay sốt xuất huyết… Dẫn đến mức Hct tăng cao trong máu. Hay còn gọi là cô đặc máu.
  • Bệnh tim bẩm sinh: khiến cho lượng hồng cầu tăng đáng kể. Khiến cho Hct tăng lên
  • Bệnh phổi: ví dụ như COPD ( bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính).
  • Bệnh lý đa hồng cầu. Do cơ thể vì nguyên nhân nào đó sản sinh ra lượng hồng cầu tăng lên.

Xét nghiệm Hct trong máu cao có khi nào là không bệnh không?

Câu trả lời là: Có

Vì: khi bạn mang thai hay mới truyền máu xong hay sống ở những vùng núi cao, nơi có áp suất khí quyển cao. Thì giá trị Hct lúc này tăng chỉ coi như sinh lý. Tức là sự thay đổi của cơ thể để đáp ứng lại những điều kiện thay đổi, mà không được gọi là bệnh lý.

Luôn luôn tìm kiếm những hướng dẫn trực tiếp từ BS để được đánh giá đúng về tình trạng của mình. Và đồng thời cũng được giải thích kết quả xét nghiệm Hct trong máu một cách chính xác nhất.

Xét nghiệm Hct máu được làm như thế nào?

Nếu bạn được chỉ định xét nghiệm Hematocrit. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn nhịn ăn uống để kết quả trả về được chính xác nhất. Nhưng thực ra, chỉ trừ tình huống ăn hay uống quá nhiều. Trong thức ăn nước uống với lượng nhiều đáng kể thì mới ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm Hct. Bạn có thể ăn uống sinh hoạt như bình thường để đánh giá đúng nhất tình trạng cơ thể.

Lấy mẫu xét nghiệm máu sẽ là lấy máu tĩnh mạch bằng kim tiêm nhỏ. Nếu không lấy cùng các xét nghiệm khác thì chỉ cần lấy lượng khoảng 2 ml máu là đã có thể thực hiện được xét nghiệm Hct. Đồng thời là làm luôn xét nghiệm công thức máu. Trong đó có nhiều chỉ số khác nữa như Hgb, MCV, RBC, WBC…vân vân. Để đăng kí dịch vụ lấy máu tại nhà của DrQuynh™. Click VÀO ĐÂY

Trên đây DrQuynh™ đã giải đáp cho bạn Hct trong xét nghiệm máu là gì? Ý nghĩa của Hct trong xét nghiệm công thức máu. Và một số bệnh lý làm thay đổi Hct trong máu. Mọi thắc mắc hay comment phía dưới. Chúng tôi luôn sẵn lòng thông tin và cập nhật những kiến thức mới nhất.

5/5 - (1 bệnh nhân đã mổ)

Từ khóa » Công Thức Hct