Hé Lộ Lý Do Mỹ Nghiên Cứu Tên Lửa Hành Trình Từ Rất Sớm - Vietnamnet
Có thể bạn quan tâm
TLHT được điều khiển theo chế độ lập trình sẵn để tiêu diệt, phá hủy các mục tiêu cố định hoặc vừa lập trình sẵn vừa điều khiển để tiêu diệt, phá hủy các mục tiêu di động.
Đặc điểm chiến thuật
TLHT cánh phẳng thường có tốc độ thấp (dưới tốc độ âm thanh) và bay ở độ cao thấp, có thể được lập trình bay men theo độ cao của địa hình, tạo yếu tố bí mật rất cao gây khó khăn cho hệ thống radar và hệ thống phòng không của đối phương. Tuy nhiên, nếu đối phương xác định được hướng phóng của loại tên lửa này thì sử dụng pháo, súng phòng không hoặc vũ khí bộ binh cũng phá hủy được khi tên lửa đang trên đường bay.
Hai loại tên lửa hành trình của Nga và Mỹ |
Sức công phá của TLHT phụ thuộc vào lượng và loại thuốc nổ trên đầu đạn, thích hợp để tấn công các mục tiêu giá trị cao như trung tâm chỉ huy, nhà máy, cầu cảng, trạm phát sóng, trạm phát điện và các chiến hạm của đối phương…
TLHT thường hoạt động theo nguyên lý: Tọa độ của mục tiêu được cài đặt vào bộ nhớ chương trình điều khiển bay của tên lửa và tên lửa liên tục kết nối với hệ thống định vị toàn cầu để hiệu chỉnh đường bay đến mục tiêu. Do đó, nó có độ chính xác cao, xác xuất tiêu diệt mục tiêu lớn.
Trong tác chiến, TLHT có các ưu điểm như độ chính xác cao, cự li tiêu diệt mục tiêu xa, diện tích phản xạ trên đường bay nhỏ… Do đó, nó được sử dụng nhằm vào các mục tiêu có cự li xa, ngoài tầm hỏa lực của hệ thống phòng không đánh chặn của đối phương, đánh theo phương pháp “không trực tiếp tiếp xúc” vào các mục tiêu cố định nằm sâu trong lãnh thổ đối phương.
TLHT cũng được sử dụng kết hợp với máy bay để tiến công ở độ cao thấp và cực thấp; kết hợp với máy bay tàng hình để đánh đòn mở đầu vào ban đêm, gây bất ngờ, khó khăn cho đối phương trong phòng tránh, đánh trả; sử dụng số lượng lớn TLHT để đánh liên tục, đồng thời gây quá tải cho hệ thống phòng không của đối phương.
Quốc gia ‘tiên phong” về TLHT
Mỹ là nước nghiên cứu sản xuất TLHT rất sớm. Năm 1917, Bộ Quốc phòng Mỹ đã có dự án nghiên cứu Kettering bung (“Ngư lôi bay”), tiến hành thử nghiệm loại máy bay mini có hai tầng cánh chất thuốc nổ bên trong. Sau một khoảng thời gian nhất định, cánh máy bay sẽ rời ra để tên lửa (thân máy bay) lao xuống phá hủy mục tiêu.
Sau Thế chiến 2, Mỹ nghiên cứu triển khai TLHT trên cơ sở bom bay V-1 của Đức - trang bị một động cơ phản lực, dùng hệ thống tự động lái (Autopilot) điều khiển bằng hệ thống theo quán tính (Inertial guidance system). Lúc đầu, hệ thống này còn rất thô sơ, sau đó được cải tiến từng bước, nên hệ thống điều khiển ngày càng được hoàn thiện, hiện đại hơn.
Trong những năm 1980, Mỹ nghiên cứu phát triển TLHT mang đầu đạn hạt nhân với 3 phương án phóng từ máy bay, phóng từ tàu chiến và tàu ngầm. Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Mỹ, TLHT mang đầu đạn hạt nhân ra đời đã tạo nên bước ngoặt trong công nghệ chế tạo vũ khí, đặc biệt là công nghệ chế tạo hệ thống điều khiển của tên lửa.
Đây là loại tên lửa ngoài hệ thống dẫn đường theo quán tính (cổ điển) được tích hợp hệ thống dẫn đường lập trình sẵn (tự lập) dựa trên sự thay đổi độ cao của địa hình - hệ thống TERCOM (Terrain contour matching system - tên lửa vừa bay vừa dùng mắt thần la-de đo độ cao của địa hình và hiệu chỉnh với các tham số của bản đồ số đã được lập trình sẵn).
Theo lý thuyết và trên cơ thực nghiệm, công nghệ dẫn đường này cho phép TLHT đạt độ chính xác rất cao, độ sai lệch chỉ tính bằng mét.
Năm 1982, không quân Mỹ đưa vào biên chế TLHT phóng từ trên không ALCM (Air launched cruise missiles). Tên lửa nhìn như máy bay loại nhỏ, cánh hình mũi tên có thể gập lại được (cánh cụp, cánh xòe). Tên lửa được treo dưới cánh máy bay B-52. Hiện nay TLHT phóng từ máy bay còn có loại AGM-86C/D, trong đó AGM-86D là TLHT tàng hình có tầm bắn khoảng 1.100km; TLHT AGM-129B có tầm bắn 3.000km; TLHT AGM-129A tầm bắn 4.200km.
Từ những năm 1990 trở lại đây, TLHT được sự hỗ trợ của hệ thống định vị toàn cầu GPS để dẫn đường nên độ chính xác gần như tuyệt đối: Tọa độ mục tiêu được đưa vào chương trình dẫn đường của hệ thống, trong quá trình bay tên lửa liên tục kết nối với hệ thống định vị toàn cầu để xác định tọa độ của tên lửa trên đường bay, so sánh với tọa độ của mục tiêu, từ đó đưa ra các hiệu chỉnh tham số bay cho tới khi tên lửa phá hủy, tiêu diệt được mục tiêu.
Đến nay, TLHT tiến công mặt đất của Mỹ đã đạt tầm bắn khoảng 900 hải lý (khoảng 1.700km). Nó có thể phá hủy hoặc làm mất khả năng chiến đấu của các tàu chiến lớn, có hệ thống phòng thủ tiên tiến.
>>> Đọc tin quân sự mới nhất trên VietNamNet
Nguyên Phong
Xem tàu ngầm Nga phóng tên lửa đạn đạo trên Biển Trắng
Theo Bộ Quốc phòng Nga, vụ phóng tên lửa đạn đạo trên diễn ra ở Biển Trắng gần Vòng Bắc Cực.
Chương trình vũ khí siêu thanh của Mỹ nếm mùi thất bại
Chương trình vũ khí siêu thanh của Lầu Năm Góc đã hứng chịu một thất bại, khi vụ thử nghiệm một tên lửa đẩy mang vũ khí siêu thanh diễn ra không thành công.
Từ khóa » điều Khiển Tên Lửa Hành Trình
-
Tên Lửa Hành Trình – Wikipedia Tiếng Việt
-
BGM-109 Tomahawk – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tên Lửa Hành Trình Là Gì? Chúng Hoạt động Như Thế Nào?
-
Tên Lửa Hành Trình Hoạt động Như Thế Nào?
-
Tên Lửa Hành Trình Hoạt Động Như Thế Nào ? - YouTube
-
Tên Lửa Hành Trình Hoạt động Như Thế Nào? - VietTimes
-
Tên Lửa Hành Trình Kh-101, Vũ Khí Tiến Công Xuyên Lục địa Của Nga
-
Tên Lửa Hành Trình - VOER
-
Những Khả Năng đáng Sợ Của Tên Lửa Tomahawk - Quân Sự - Zing
-
Trung Quốc Khoe Tên Lửa Hành Trình "thần Tốc" CX-1 - Hànộimới
-
Tên Lửa Hành Trình Mới Nhất Của Nga Lợi Hại Tới Mức Nào?
-
Tên Lửa Hành Trình Calibre Sẽ Là 'mối đe Dọa Với NATO Trong Nhiều ...
-
Tên Lửa Hành Trình Kalibr Của Nga Bắn Chính Xác Mục Tiêu Từ Xa Trên ...
-
Fact Hay - Tên Lửa Hành Trình Hoạt động Như Thế Nào? Có Lẽ Rất ...