Hé Lộ Những điều Chưa Biết Về Hở Van động Mạch Phổi
Có thể bạn quan tâm
Hở van động mạch phổi là tình trạng van động mạch phổi không đóng chặt khiến cho một lượng máu chảy ngược lại tâm thất phải. Lượng máu từ tim đến phổi giảm gây ra nhiều hệ lụy tới sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh lại thường không biểu hiện thành triệu chứng ở giai đoạn nhẹ nên người bệnh rất khó phát hiện. Hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này để biết cách ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
- 1. Vị trí và cơ chế hoạt động của van động mạch phổi
- 2. Nguyên nhân gây khiến van động mạch phổi bị hở
- 3. Các triệu chứng của bệnh báo hiệu điều gì?
- 4. Chẩn đoán bệnh như thế nào?
- 5. Quá trình điều trị bệnh có gì đặc biệt?
- 5.1. Điều trị hở van động mạch phổi bằng phương pháp nội khoa
- 5.2. Thay đổi lối sống giúp điều trị hở van động mạch phổi
1. Vị trí và cơ chế hoạt động của van động mạch phổi
Van động mạch phổi nằm giữa tâm thất phải và động mạch phổi, co chức năng kiểm soát sao cho máu được bơm từ tim đến phổi theo 1 chiều và nhịp nhàng theo từng chu kỳ co bóp của tim.
Bình thường, máu sẽ chảy theo một chiều: từ tâm thất phải qua động mạch phổi đến phổi. Tại đây quá trình trao đổi chất sẽ diễn ra để tạo thành máu giàu oxy. Sau đó, máu này sẽ theo tĩnh mạch phổi trở về tim, tiếp tục được bơm đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Hở van động mạch phổi là tình trạng van động mạch phổi không thể đóng chặt, khiến cho một lượng máu chảy ngược lại tâm thất phải khi tim co bóp thay vì được đưa lên phổi.
Cũng như các bệnh van tim khác, hở van trong trường hợp này có 4 cấp độ tương ứng với các mức độ hở của van từ ít đến nhiều. Cụ thể:
– Cấp độ nhẹ: Hở van tim 1/4
– Cấp độ trung bình: Hở van 1.5/4 hoặc 2/4
– Cấp độ nặng: Hở van 3/4
– Cấp độ rất nặng: Hở van 4/4
Van động mạch phổi bị hở ở mức 3/4 trở lên rất hiếm khi xảy ra. Thường bệnh chỉ tồn tại ở mức nhẹ và trung bình. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên chủ quan vì có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
2. Nguyên nhân gây khiến van động mạch phổi bị hở
Bệnh có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, thường chia thành 2 dạng:
Nguyên nhân nguyên phát: Do khuyết tật tim bẩm sinh liên quan đến sự giãn nở của động mạch phổi cùng với van động mạch phổi. Trường hợp này thường gây hở van nặng nhưng hiếm xảy ra.
Nguyên nhân thứ phát: Trong các trường hợp hở van thứ phát, tăng huyết áp phổi là nguyên nhân phổ biến nhất. Bệnh khởi phát và tiến triển do tăng huyết áp thường gây biến chứng giãn thất phải, rối loạn chức năng và suy tim.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác ít gặp hơn có thể gây bệnh này gồm:
– Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: gây hở van cấp tính, hiếm khi dẫn đến rối loạn chức năng thất phải.
– Các biến chứng sau phẫu thuật
– Bệnh van tim bẩm sinh
– Hội chứng carcinoid
– Sốt thấp khớp
– Giãn động mạch phổi vô căn
Do vậy, các đối tượng cần cảnh giác với bệnh này:
– Những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch hoặc có những vấn đề liên quan đến van tim
– Người từng phẫu thuật điều trị tim mạch
– Bị viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn
– Tăng huyết áp động mạch phổi
– Bệnh nhân đã điều trị hở van
3. Các triệu chứng của bệnh báo hiệu điều gì?
Các trường hợp hở van nhẹ thường không có biểu hiện bất thường. Khi xuất hiện các triệu chứng nghĩa là tình trạng đã rất nặng. Bệnh nhân thường có các biểu hiện suy tim như:
– Đau, tức ngực, nặng ngực. Có trường hợp đau nhói như kim đâm.
– Khó thở, đặc biệt là khi leo cầu thang, đi bộ xa, mang vác vật nặng…hoặc thực hiện các hoạt động gắng sức khác.
– Mệt mỏi, cơ thể nặng nề, chân tay bủn rủn.
– Chóng mặt, đầu óc quay cuồng, ngất xỉu.
– Giảm trí nhớ, kém tập trung
– Tím tái, trướng bụng, phù bàn chân, mắt cá chân,…
Ngoài suy tim, bất thường ở van tim này còn có thể dẫn thời hình thành hình thành huyết khối, gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ…nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
4. Chẩn đoán bệnh như thế nào?
Bệnh thường không có triệu chứng báo trước nên cách duy nhất giúp phát hiện sớm là qua thăm khám tim mạch.
Khi đó, các bác sĩ có thể nghe thấy âm thanh lạ như tiếng gió thổi giữa nhịp đập của tim.
Các trường hợp hở van nhẹ có thể được chẩn đoán bằng các phương pháp:
– Siêu âm tim nhằm kiểm tra những bất thường về kích thước, độ dày vách ngăn, hoạt động van tim,…
– Điện tâm đồ (ECG) để tìm dấu hiệu phì đại tâm thất phải
– Chụp X-quang ngực giúp nhìn thấy mức độ giãn rộng của tâm thất phải. Từ đó giúp xác định nguyên nhân có phải do tăng huyết áp phổi hay không.
5. Quá trình điều trị bệnh có gì đặc biệt?
Mục tiêu của việc điều trị đối với các bệnh nhân này là điều trị nguyên nhân gây bệnh, kiểm soát mức độ hở, đề phòng các biến chứng.
5.1. Điều trị hở van động mạch phổi bằng phương pháp nội khoa
Một số nhóm thuốc thường được các chuyên gia khuyên dùng để điều trị hở van tim là:
– Thuốc hạ huyết áp giúp hạ huyết áp, đặc biệt là huyết áp phổi, giúp ổn định nhịp tim, giảm gánh nặng cho tim.
– Thuốc ngăn tập kết tiểu cầu, giảm nguy cơ hình thành cục máu đông.
Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, Digoxin trợ tim được dùng khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn suy tim. Thuốc có tác dụng làm giảm gánh nặng cho tim.
Tuy nhiên, tùy từng trường hợp mà các loại thuốc được dùng cũng khác nhau. Vì vậy, bạn cần phải đi khám để được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán và kê đơn chính xác thay vì tự ý sử dụng.
Khi bệnh đã có nặng hoặc không còn đáp ứng việc điều trị nội khoa thì các phương pháp khác sẽ được sử dụng nhằm khôi phục một phần cấu trúc và chức năng của van tim.
5.2. Thay đổi lối sống giúp điều trị hở van động mạch phổi
Bên cạnh sử dụng thuốc, những thay đổi lối sống là vô cùng quan trọng để tăng cường sức khỏe cho tim mạch. Các biện pháp cải thiện thường được áp dụng:
– Hạn chế ăn mỡ động vật, thịt đỏ, thịt lợn, thịt bò…
– Bổ sung thêm trong khẩu phần ăn cá, rau và trái cây tươi.
– Giảm bớt lượng muối hàng ngày nạp vào cơ thể.
– Tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê…và các chất kích thích khác
– Tích cực tập luyện, duy trì đều đặn, thường xuyên các bài tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức
– Tránh lo lắng, giải tỏa căng thẳng
Hy vọng với những thông tin trên, bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về căn bệnh hở van động mạch phổi. Nhớ rằng đối với bệnh này, đừng đợi đến khi các triệu chứng xuất hiện rõ ràng mới đi khám. Vì khi đó bệnh đã trở nên rất nặng, gây nhiều khó khăn cho việc điều trị. Tốt nhất bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/1 lần và có kế hoạch chăm sóc sức khỏe với tư vấn của các chuyên gia tim mạch.
Từ khóa » Tĩnh Mạch Phổi Xuất Phát Từ
-
Tĩnh Mạch Có Vai Trò Gì? | Vinmec
-
Máu Lưu Thông Qua Phổi Như Thế Nào? | Vinmec
-
Tuần Hoàn Phổi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tĩnh Mạch – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bất Thường Tĩnh Mạch Phổi Trở Về Hoàn Toàn (TAPVR) - Khoa Nhi
-
Tắc Mạch Phổi (PE) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Tĩnh Mạch Của Cơ Thể: Bạn đã Biết Về Nó? - YouMed
-
Hiểm Họa Do Nghẽn Mạch Phổi
-
Phôi Thai Học Người: Sự Hình Thành Hệ Tim Mạch - Health Việt Nam
-
Tắc động Mạch Phổi - Sát Thủ ẩn Mình
-
Hình Thành Hệ Tim Mạch Phôi Thai
-
Bất Thường đổ Về Tĩnh Mạch Phổi: Đại Cương, Chẩn đoán, điều Trị
-
Hẹp Van động Mạch Phổi: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị