Tuần Hoàn Phổi – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (May 2017) |
Tuần hoàn phổi | |
---|---|
Tuần hoàn phổi người. Máu giàu oxy màu đỏ, máu nghèo oxy màu xanh. | |
Tuần hoàn phổi trong tim | |
Chi tiết | |
Cơ quan | Hệ tuần hoàn |
Định danh | |
MeSH | D011652 |
Thuật ngữ giải phẫu[Chỉnh sửa cơ sở dữ liệu Wikidata] |
Tuần hoàn phổi là một phần của hệ tuần hoàn giúp mang máu nghèo oxy ra khỏi tâm thất phải của tim đến phổi và sau đó đưa máu giàu oxy trở về nhĩ trái và thất trái.[1] Các mạch máu của tuần hoàn phổi bao gồm động mạch phổi và tĩnh mạch phổi.
Tuần hoàn phổi đã được biết đến từ thời Ai Cập cổ đại. Hiểu biết về tuần hoàn phổi ngày càng phát triển qua hành thế kỷ, và các nhà khoa học như Ibn al-Nafis, Michael Servetus và William Harvey là những nhà khoa học đầu tiên mô tả chính xác quá trình này.[2]
Cấu trúc
[sửa | sửa mã nguồn]Máu nghèo oxy rời tim đến phổi sau đó lại trở lại tim. Máu nghèo oxy rời thất phải đến động mạch phổi. Từ nhĩ phải, máu được bơm qua van ba lá (hoặc van nhĩ thất phải), vào thận phải. Máu sau đó được bơm từ thất phải qua van động mạch phổi vào động mạch phổi chính.
Phổi
[sửa | sửa mã nguồn]Các động mạch phổi mang máu nghèo oxy đến phổi, tại đây cacbon dioxide được thải ra ngoài và oxy được hấp thu trong quá trình hô hấp. Các động mạch được chia thành các mao mạch nhỏ có thành rất mỏng. Tĩnh mạch phổi đưa máu giàu oxy về nhĩ trái và tim.
Tĩnh mạch
[sửa | sửa mã nguồn]Máu giàu oxy rời phổi qua tĩnh mạch phổi về tim trái, hoàn thành vòng tuần hoàn phổi. Máu này sau đó vào nhĩ trái được bơm qua van hai lá vào thận trái. Từ thất trái, máu qua van động mạch chủ vào động mạch chủ. Máu sau đó được phân phối cho toàn cơ thể qua vòng tuần hoàn lớn sau đó lại trước khi quay lại tuần hoàn phổi.
Động mạch
[sửa | sửa mã nguồn]Từ thận phải , máu được bơm qua van động mạch phổi (van bán nguyệt) vào nhánh động mạch phổi phải và trái (tương ứng với mỗi bên phổi), sau đó lại phân ra những nhánh động mạch phổi nhỏ hơn trải rộng khắp toàn phổi.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Hine R (2008). A dictionary of biology (ấn bản thứ 6). Oxford: Oxford University Press. tr. 540. ISBN 978-0-19-920462-5.
- ^ Akmal M, Zulkifle M, Ansari A (tháng 3 năm 2010). “Ibn nafis - a forgotten genius in the discovery of pulmonary blood circulation”. Heart Views. 11 (1): 26–30. PMC 2964710. PMID 21042463.
Từ khóa » Tĩnh Mạch Phổi Xuất Phát Từ
-
Tĩnh Mạch Có Vai Trò Gì? | Vinmec
-
Máu Lưu Thông Qua Phổi Như Thế Nào? | Vinmec
-
Tĩnh Mạch – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bất Thường Tĩnh Mạch Phổi Trở Về Hoàn Toàn (TAPVR) - Khoa Nhi
-
Tắc Mạch Phổi (PE) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia - MSD Manuals
-
Tĩnh Mạch Của Cơ Thể: Bạn đã Biết Về Nó? - YouMed
-
Hiểm Họa Do Nghẽn Mạch Phổi
-
Phôi Thai Học Người: Sự Hình Thành Hệ Tim Mạch - Health Việt Nam
-
Tắc động Mạch Phổi - Sát Thủ ẩn Mình
-
Hình Thành Hệ Tim Mạch Phôi Thai
-
Bất Thường đổ Về Tĩnh Mạch Phổi: Đại Cương, Chẩn đoán, điều Trị
-
Hẹp Van động Mạch Phổi: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
Hé Lộ Những điều Chưa Biết Về Hở Van động Mạch Phổi