Hệ Lụy Từ Giá đất 'tăng ảo'
Có thể bạn quan tâm
Giá bất động sản tăng nóng
Theo khảo sát của batdongsan.com.vn, giá các phân khúc bất động sản (BĐS) tại một số khu vực từng là điểm nóng của thị trường BĐS Hà Nội hiện đã thiết lập mặt bằng giá mới cao như tại huyện Đông Anh, giá đất gần chân cầu Nhật Tân, vị trí kinh doanh có mức giá từ 120 - 150 triệu đồng/m2; đất mặt tiền Đông Trù (xã Đông Hội) đang được rao bán từ 55 - 70 triệu đồng/m2; đất thuộc xã Nguyên Khê, ví trí mặt tiền đường hai ô tô tránh nhau cũng đang được chào bán từ 50 - 60 triệu đồng/m2... tăng tới 20 - 30% so với cuối năm 2021.
Hoạt động tìm kiếm, giao dịch đất nền vùng ven Hà Nội cũng đang bắt đầu sôi động ngay sau Tết Nguyên đán, nhất là tại các huyện Sóc Sơn, Hoài Đức, Mê Linh, Sơn Tây… chạy theo thông tin quy hoạch sắp lên quận của các địa phương này và thành phố đang nghiên cứu phát triển mô hình "thành phố trong thành phố", khiến nhiều dự án bỏ hoang, cỏ mọc um tùm cả chục năm nay cũng được môi giới, quảng cáo, thổi giá đất tăng lên chóng mặt.
Số liệu từ Bộ Xây dựng cho thấy, hiện tượng tăng giá đất, thậm chí "sốt giá" đã xảy ra từ cuối năm 2021. Trong đó, giá đất nền tại một số địa phương có mức ghi nhận tăng cao như ở các vùng ven đô Hà Nội như: Quốc Oai (tăng 20%), Ba Vì (tăng 45%), một số điểm thuộc các tỉnh như Hòa Bình (tăng 46%), Bắc Ninh (tăng 20%), Hưng Yên (tăng 26%)… Thực tế, tình trạng tăng giá đất đã nhanh chóng tác động tới nhu cầu thực của người dân. Trong khi nhà đầu tư mua đất đầu cơ bỏ hoang, thì người có nhu cầu thực không thể mua được nhà, an cư…
Theo ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), so với hai năm trước, giá đất có tăng, nhưng đây là tăng do xu hướng chung. Từ năm 2020 đến nay, qua 2 năm đại dịch, nguồn cung BĐS hạn chế, nhiều dự án, khu đô thị chưa hoàn thành sản phẩm, trong khi nhu cầu cả người có nhu cầu thực lẫn đầu tư đều tăng. Nguồn cung chưa đáp ứng nguồn cầu dẫn đến việc tăng giá.
Nhiều hệ lụy
Các chuyên gia BĐS cho biết, giá BĐS tăng cao thời gian qua đã khiến khả năng mua nhà của người dân ngày càng khó khăn hơn, về lâu dài sẽ tạo ra nhiều hệ lụy và sự chênh lệch giàu nghèo. Bên cạnh đó, giá đất tăng không đúng giá trị thực đang dẫn tới nguy cơ trầm lắng cho nền kinh tế và sẽ ảnh hưởng đến chính sách phát triển nhà ở giá thấp. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu cơ chế phát triển nhà ở thương mại giá thấp, lồng ghép vào việc sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở trong thời gian tới, nếu được Quốc hội thông qua sẽ tạo cơ chế cho phát triển loại hình nhà ở này.
Còn theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, việc hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông, đô thị được đầu tư, phát triển nhanh hiện nay làm tăng giá trị của đất đai, đấy là nguyên lý của thị trường. Thế nhưng, mức tăng giá đất hiện nay đang không tương thích với mức độ tăng đầu tư. Tức là giá trị BĐS sẽ tỷ lệ thuận với việc đầu tư, nhưng trong trường hợp đầu tư 1 mà giá tăng 3 - 4 lần là bất hợp lý. Sự tăng giá mạnh của nhà đất trong thời gian ngắn có "độ ảo", có những nơi giá tăng như "dựng đứng" không đúng với giá trị thật và tiềm ẩn nguy cơ bong bóng.
Từ khóa » Hệ Quả Sốt đất
-
Hậu Quả Nghiêm Trọng Rình Rập Từ Những Cơn Sốt đất - Vietnamnet
-
Sốt đất Và Những Hậu Quả Của Nó
-
Hậu Quả Từ Những Cơn “sốt đất” - Báo Thái Nguyên
-
Dẹp Yên Những Cơn Sốt đất - Nhà Nước Phải "ra Tay"
-
Sốt đất Chỉ Mang Tính Cục Bộ Nhưng Hậu Quả Rất Lớn
-
“Cơn Sốt đất Gây Ra Nhiều Hệ Lụy” - Báo Nhân Dân
-
Sốt đất ảo, Hệ Lụy Thật
-
Những Cơn Sốt đất Chỉ Làm "béo Cò", Quá Nhiều Bài Học Nhãn Tiền ...
-
Cơn Sốt đất đi Qua, để Lại Nhiều Hệ Lụy
-
Bi Kịch đầu Tư Bất động Sản Theo Cơn Sốt, Bỏ đống Tiền 10 Năm Giờ ...
-
Vì Sao Những Cơn "sốt" đất Suốt 30 Năm Vẫn Lặp đi Lặp Lại Một Kịch ...
-
Hệ Lụy Từ Những Lần "sốt đất" - Truyền Hình Thông Tấn
-
Đà Nẵng: Cảnh Giác Trước Chiêu Trò Tạo 'sốt đất ảo' Tại Huyện Hòa ...
-
Khắp Nơi Nhốn Nháo Vì Sốt đất, Chuyên Gia Lên Tiếng Giải Mã - Dân Trí