Hệ Màu Pantone Là Gì? Phân Biệt Hệ Màu CMYK Và Pantone

banner cta Khi thiết kế và in ấn các loại bao bì, tem nhãn dán thì cần phải phân biệt và hiểu rõ các hệ màu, đây là yếu tố cơ bản của một nhà thiết kế hay một kỹ thuật viên in ấn phải nắm. Hiện nay thì có 3 hệ màu chính được sử dụng phổ biến nhất là: hệ màu CMYK, RGB, Pantone. Vậy bạn nên ứng dụng những hệ màu này như thế nào khi in ấn, cùng tham khảo ngay dưới đây nhé. liên hệ in decal

Mục lục

  • Hệ màu CMYK trong thiết kế bao bì
  • Màu Pantone là gì?
  • Thiết kế bao bì với hệ màu Pantone

Hệ màu CMYK trong thiết kế bao bì

Hệ màu CMYK là hệ màu bao gồm các màu sắc được tạo ra từ việc kết hợp 4 màu cơ bản:

  • Màu C: Màu xanh lơ (Cyan)
  • Màu M: Màu cánh sen – Hồng sẫm (Magenta)
  • Màu Y: Màu vàng (Yellow)
  • Màu K: Màu đen (Black)

cmyk và pantone

CMYK là một hệ màu trừ vì những màu mà bạn thấy được là nhờ sự phản xạ ánh sáng chứ không phải là chúng tự phát sáng. Hiểu đơn giản là nếu bạn thấy một vật, một thiết kế tem nhãn có màu đỏ thì đó là do vật đã hấp thụ những bước sóng của các màu khác và chỉ phản xạ lại bước sóng của màu đỏ vào mắt người nhìn.

Hệ màu CMYK được sử dụng phổ biến cho kỹ thuật in offset, các sản phẩm như thùng carton, namecard, catalogue, tờ rơi, túi giấy… đều có thể sử dụng kỹ thuật in với hệ màu này.

Màu Pantone là gì?

Ngoài 4 màu cơ bản của hệ CMYK, hệ màu Pantone có thể được coi là màu sắc thứ 5 trong ngành in ấn và thiết kế các loại bao bì giấy. Kể từ ra mắt, màu Pantone nhanh chóng trở thành hệ quy chiếu màu chuẩn mực, là cách thức giao tiếp chính thức trong ngành công nghiệp thiết kế, in ấn toàn cầu.

Màu Pantone

The Pantone Colour Matching System (PMS) là một hệ thống tái tạo màu tiêu chuẩn, bằng phương pháp tiêu chuẩn hóa các màu sắc 1 với tên gọi là mã số, bất kỳ một nhà sản xuất nào hoặc dù bạn đang thực hiện thiết kế, in ấn ở khâu nào thì đều có thể tra cứu hệ thống màu Pantone, đảm bảo tạo ra những hiệu ứng màu trùng khớp hoàn toàn với nhau mà không cần liên lạc trực tiếp bs đinh thị hồng

Tóm lại là các màu này sẽ được nghiên cứu, sau đó qua quy trình tiêu chuẩn hóa với nhiều thông số kỹ thuật trong phá chế, cuối cùng là được đánh mã số cụ thể và đưa vào hệ thống PMS, gọi là màu Pantone.

Thiết kế bao bì với hệ màu Pantone

Màu Pantone là màu pha, hay còn gọi là màu thứ 5, nguyên nhân vì màu Pantone sẽ được tiêu chuẩn hóa với những đặc điểm kỹ thuật, bạn có thể xem màu Pantone là màu pha sẵn và chúng khác hoàn toàn với những màu thường (các màu này được tạo ra từ những màu cơ bản trong hệ màu CMYK trong in ấn, do các nhà in tự pha trộn để sử dụng cho thiết kế, in ấn tem nhãn).

Thiết kế bao bì với hệ màu Pantone

Tên gọi các màu Pantone cũng có nhiều yếu tố, bên cạnh những mã số riêng để thể hiện sắc độ màu sắc cho người xem thì còn có những chữ cái C, M, U nhằm thể hiện một cách chính xác về hiệu ứng màu sẽ thay đổi khi in trên những chất liệu giấy khác nhau.

Màu Pantone là loại màu công nghiệp, thường được sử dụng trong việc in ấn các loại bao bì giấy, túi giấy,… Ngoài ra thì các màu pantone còn được sử dụng để nhuộm vải và thiết kế thời trang, chế tạo các vật liệu nhựa, sơn phun hay sơn tĩnh điện trên bề mặt kim loại (thường sử dụng trong thiết kế công nghiệp). Các hướng dẫn màu Pantone hiện đã được chấp nhận rộng rãi và được sử dụng bởi nhiều nhà in, công ty thiết kế.

Tuy Pantone được chấp nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, được xem là quy chuẩn chung cho thiết kế màu sắc. Tuy nhiên hệ màu Pantone cũng bị giới hạn bởi chỉ có 300 màu mẫu, ngoài ra thì giá thành, công nghệ để sử dụng hệ màu Pantone trong sản xuất tương đối cao.

Trên đây là một số thông tin về hệ màu Pantone, một hệ màu sắc đang được sử dụng phổ biến trong thiết kế và in ấn các loại bao bì, tem nhãn, túi giấy,… Nếu bạn đang cần in ấn các sản phẩm bằng chất liệu giấy, decal thì có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ, ngoài dịch vụ in ấn chuyên nghiệp thì còn có kèm theo gia công sau in để sản phẩm đẹp và phù hợp nhu cầu sử dụng hơn.

Từ khóa » Hệ Thống Bảng Màu Pantone Professional Color System - 4h Edition