PANTONE Là Gì? & Tìm Hiểu Chi Tiết Về Bảng Màu PANTONE
Có thể bạn quan tâm
Màu Pantone là gì? PANTONE được phân loại dựa trên những tiêu chí nào? Khi bạn đưa PANTONE ra so sánh với những hệ màu tương tự như CMYK và RGB thì sẽ tạo ra sự khác biệt như thế nào hay việc ứng dụng cũng như cách tiến hành kiểm tra màu và xu hướng sắp đến của hệ màu này như thế nào? Bên cạnh đó chúng ta có biết gì về cơ quan sáng tạo ra bảng màu PANTONE này hay không?
Trong lĩnh vực thiết kế và in ấn, việc phân biệt và hiểu rõ các hệ màu là yếu tố cơ bản, cần thiết mà một nhà thiết kế, kỹ thuật viên in ấn phải nắm bắt. Nếu bạn là một trong số những người vừa được đề cập ở trên thì sẽ không mấy lạ lẫm với một bảng màu thông dụng đó chính là PANTONE. Vậy hệ màu Pantone là gì?
Hôm nay Công ty Trung Sơn giải đáp thắc mắc thông qua bài viết này.
BẢNG MÀU PANTONE LÀ GÌ?
Trong hệ thống của PMS, những màu đã được các chuyên gia nghiên cứu, tiêu chuẩn hóa với các thông số kỹ thuật trong pha chế và đánh mã cụ thể để đưa vào hệ thống này được gọi là màu PANTONE
Hay được hiểu Pantone là màu pha, hay màu thứ 5. Bởi lẽ, màu Pantone đã được tiêu chuẩn hóa với đặc điểm kỹ thuật rõ ràng, có thể coi như màu pha sẵn, khác hoàn toàn với “màu thường” – các màu tạo ra từ việc nhà in pha trộn từ các màu CMYK (là 4 màu cơ bản trong in ấn).
Trong tên gọi các màu Pantone, bên cạnh mã số riêng thể hiện sắc độ, đi sau các số thường có thêm các chữ cái C,M,U nhằm thể hiện chính xác hiệu ứng màu thay đổi trên từng chất liệu giấy in.
Hệ thống màu Pantone được tổng hợp trong một cuốn nhật ký có hình quạt và thường được gọi là hệ thống quạt màu ral.
PHÂN LOẠI CÁC BỘ MÃ PANTONE
Các sản phẩm của Pantone có thể đưa phân loại theo một số tiêu chí như sau:
Tiêu chí theo vật liệu tạo mẫu
- Pantone TPX là bảng màu tra cứu được in trên chất liệu giấy, phục vụ ngành in ấn.
- Pantone TCX là mẫu tra cứu trên chất liệu vải cotton, phục vụ ngành nhuộm vải cho các thiết kế thời trang, nội thất.
Tiêu chí theo mục đích sử dụng
- Pantone CMYK hay Pantone Color Bridge: Bộ chuẩn màu sắc để thiết kế trên các phần mềm đồ họa.
- Pantone Formula Guide: Có các công thức pha mực dành cho xưởng sản xuất, in ấn.
Tiêu chí theo đặc tính của vật liệu thiết kế
- Pantone Metallics là loại chuyên dùng cho các thiết kế kim loại.
- Pantone Neon & Pastel: bảng màu dành cho thiết kế giấy decal, bảng hiệu, phấn gọi.
Như chúng ta thấy, Bảng màu Pantone được xây dựng với nhiều bộ mã ứng dụng trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau thậm chí là trong từng bộ phận khác nhau của một quy trình sản xuất.
Tham khảo thêm chủ đề khác: Buồng đếm tế bào – Cấu tạo, phân loại, cách sử dụng và nơi cung cấp
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA HỆ MÀU CMYK, RGB VÀ PANTONE
Hệ màu CMYK
Hệ CMYK là hệ màu mà các màu sắc được sản sinh từ việc kết hợp 4 màu nhưng độ chính xác về sự kết hợp màu sắc thì không bằng pantone.
- Màu C: Màu xanh lơ (Cyan)
- Màu M: Màu cánh sen – Hồng sẫm (Magenta)
- Màu Y: Màu vàng (Yellow)
- Màu K: Màu đen (Black)
Hệ màu RGB
Hệ màu RGB là hệ màu sử dụng mô hình bổ sung. RGB là tên viết tắt của R: Red (màu đỏ), G: Green (màu xanh lá cây), B: Blue (màu xanh lam).
Trong các mô hình ánh sáng bổ sung, đây là ba màu gốc. Từ ba màu cơ bản này từ cách thay đổi tỉ lệ giữa các màu RGB để tạo ra vô số các màu sắc khác nhau và cách tổng hợp từ 3 màu RGB này gọi là màu cộng.
Sự khác biệt của bộ ba hệ màu.
Thứ nhất, CMYK và Pantone khác biệt chính là mức độ chính xác. Pantone thích hợp để phối màu trong ngành kỹ thuật số và đồ họa. Tuy nhiên chi phí in màu pantone tốn kém hơn. Với CMYK, việc kết hợp các công việc khác nhau lại dễ dàng hơn so với Pantone. Đối với công việc in Pantone, máy phải được chuẩn bị trước cho mỗi công việc in khác nhau.
Thứ hai, Hệ màu Pantone không thể kết hợp với hệ màu RGB được mà chỉ hợp với hệ màu CMYK.
ỨNG DỤNG CỦA BẢNG MÀU PANTONE
Màu sắc giúp chúng ta phân biệt nhiều loại vật dụng và đặc tính của chúng. Trên thế giới hiện nay hơn 300 màu sắc được định nghĩa và sử dụng. Và bên cạnh đó có nhiều hệ màu được quy định theo từng tiêu chuẩn tương ứng với các ngành nghề khác nhau như hệ màu RGB, CMYK… Và nổi bật nhất trong ngành in ấn, may mặc và ngành thực phẩm là hệ màu là pantone.
Ý tưởng đằng sau của bảng màu Pantone chính là cho phép các nhà thiết kế “khớp màu” đối với những màu xác định khi một bản thiết kế được đưa vào công đoạn sản xuất. Với bảng màu này, nhà thiết kế có thể bảo đảm rằng màu khi in ra cũng giống với màu trên bản thiết kế, dù cho có sử dụng loại máy nào để sản xuất màu. Hệ thống này đã được các nhân viên thiết kế đồ hoạ cũng như các cơ sở in ấn và tái tạo màu sử dụng rộng rãi.
Lưu ý Sự khác nhau về màu sắc cũng có thể xảy ra nếu sử dụng những loại giấy khác nhau để in màu (giấy tráng, giấy không tráng hoặc giấy mờ) hay khi có sự thay đổi đối với mẫu giấy được sử dụng.
Xem thêm: Từ trường, Máy đo từ trường và những vấn đề cơ bản liên quan
CÁC KIỂM TRA MÀU SẮC BẰNG PANTONE MÀU
Mỗi màu đều có một mã nhận dạng riêng, vì vậy bạn muốn so sánh màu sắc như thế nào thì tìm đúng mã màu để kiểm tra.
Trong tên gọi các màu Pantone, bên cạnh mã số riêng thể hiện sắc độ, đi sau các số thường có thêm các chữ cái C,M,U nhằm thể hiện chính xác hiệu ứng màu thay đổi trên từng chất liệu giấy in. C (coated – giấy có lớp tráng phủ như giấy Couche), U (Uncoated – không tráng, như giấy Fort) và M (matte – mờ). Ví dụ, Pantone 199 Red có thể được xác định là Pantone 199C (C = giấy Coated), Pantone 199U (U = không tráng giấy) hoặc Pantone 199M (M = Matte Paper). Còn trong bảng tra cứu dành cho thiết kế vật liệu nhựa, các màu cũng được ký hiệu thêm bên cạnh mã số màu: chữ Q – opaque (thể hiện màu sắc được in trên bề mặt nhựa đục), chữ T – transparent (ký hiệu cho màu hiện lên trên bề mặt nhựa trong)
Hoặc nếu không biết mã màu đó như thế nào thì sử dụng máy so màu hay máy đo màu sắc để tìm chính xác màu sắc mình cần.
XU HƯỚNG MÀU TRONG NĂM 2019 CỦA BẢNG MÀU PANTONE
Kể từ năm 2000, hằng năm Viện màu Pantone luôn chỉ định một màu cho vị trí “Màu sắc của năm”. Mỗi năm 2 lần, tại thủ đô của một thành phố thuộc châu Âu, Pantone sẽ tổ chức một cuộc họp kín giữa đại diện của những nhóm màu tiêu chuẩn quốc gia từ nhiều nước. Sau hai ngày thuyết trình và tranh luận, họ sẽ chọn ra một màu đại diện cho năm tiếp theo.
Sau năm 2018, Ultra Violet vương giả và ấn tượng đã qua đi nhường chỗ lại cho năm 2019 là Living Coral, một “bóng màu cam và sống động với cam kết vàng” – Đây là màu sắc xu hướng Pantone 2019.
Màu sắc tự nhiên hơn nhiều so với lựa chọn của năm ngoái, bạn sẽ đoán đúng rằng cuộc trò chuyện môi trường toàn diện và bức xúc đã diễn ra trong năm qua đã đóng một vai trò quan trọng trong quyết định của Viện Màu Pantone.
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TẠO RA BẢNG MÀU PANTONE
Pantone Inc. là một tập đoàn đa quốc gia có trụ sở đặt tại Carlstadt, New Jersey, Hoa Kỳ. Nó nổi tiếng với Hệ thống khớp màu Pantone – một không gian màu có đăng ký bản quyền được sử dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau, phần lớn là in ấn và các ngành sản xuất sơn màu, nhựa và dệt may.
Năm 1963, Lawrence Herbert, cha đẻ của Pantone, đã sáng tạo một hệ thống đột phá cho phép nhận diện, giao tiếp màu sắc một cách trùng khớp, chính xác nhằm giải quyết tình trạng diễn giải sai lệch trong cộng đồng nghệ thuật đồ họa.
Trong hơn 50 năm cung cấp các sản phẩm dịch vụ và công nghệ trong khám phá màu sắc và biểu hiện sáng tạo, Pantone đã truyền cảm hứng cho vô số các nhà thiết kế trên toàn cầu từ lĩnh vực thời trang, nội thất cho đến đồ họa, thiết kế công nghiệp.
Ngày nay, hệ thống tiêu chuẩn màu PANTONE® được ngầm công nhận như một ngôn ngữ chuẩn mực và chính thức trong giao tiếp bằng màu sắc bất kể đó là với các nhà thiết kế, các nhà sản xuất, phân phối hay người tiêu dùng.
Vào tháng 10 năm 2007 X-Rite Inc., một nhà cung cấp phần mềm và thiết bị thẩm định màu sắc, đã mua lại Pantone Inc. với giá 180 triệu USD.
Các dòng sản phẩm chính của Pantone
Graphic: dùng trong thiết kế bao bì – đồ họa.
Fashion and Home: ứng dụng trong ngành thời trang; dệt – nhuộm vải, da; thiết kế nội thất.
Industry: chế tạo vật liệu nhựa, sơn phun, sơn tĩnh điện trên bề mặt kim loại.
Để hiểu rõ hơn về bài viết này Chúng tôi muốn bạn biết về một thuật ngữ bao quát đó là PMS
THE PANTONE COLOUR MATCHING SYSTEM (PMS)
PMS là từ viết tắt của cụm tiếng anh The Pantone Colour Matching System được hiểu cơ bản là một hệ thống tái tạo màu tiêu chuẩn.
PMS là hệ thống tiêu chuẩn màu phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất để duy trì độ chính xác của màu sắc trong tất cả các loại tài liệu in. Nó được thiết kế để làm việc với bất kỳ loại thiết bị được sử dụng trong sản xuất màu sắc. PMS có thể tạo ra nhiều màu sắc khác nhau bên cạnh màu CMYK thông thường được sử dụng để in.
Và hiện nay PMS đã mở rộng thêm trong ngành nhuộm vải (phục vụ các thiết kế thời trang), chế tạo vật liệu nhựa cũng như sơn phun, sơn tĩnh điện trên bề mặt kim loại, …
Tóm lại, PMS là một không gian màu sắc độc quyền và đã được chấp nhận rộng rãi bằng việc được các nghệ sĩ, nhà thiết kế, nhà in, … sử dụng phổ biến.
Đọc thêm: Thước panme – Micrometer là gì? Cách dùng & bảo quản
7 THUẬT NGỮ MÀU PANTONE DESIGNER CẦN BIẾT
Fan deck
Fan deck (Quạt màu) là bảng bìa màu – gồm các màu Pantone, được thiết kế theo kiểu xòe ra như nan quạt hoặc lật giở để người dùng có thể dễ dàng so sánh – lựa chọn. Fan deck không thay đổi nhiều theo thời gian nên giúp người dùng phân biệt được bảng màu Pantone với các hệ màu khác.
Chip book
Chip book (Sách mẫu) là cách thiết kế bảng màu Pantone dưới dạng một cuốn sách mà có thể xé các tấm màu mẫu ra. Thay vì phải mang cả quạt màu, chip book sẽ hữu dụng khi cần tách màu mẫu ra để mang theo một số màu cụ thể nào đó – hỗ trợ các công việc cụ thể của Designer.
PMS
PMS – Pantone Matching System là cách sắp xếp màu Pantone bằng cách đặt tên màu theo số thứ tự. Khi đơn vị in yêu cầu mã số PMS – có nghĩa là họ muốn biết số thứ tự màu Pantone muốn sử dụng. Phía sau mã số PMS thường đi kèm ký tự C (Coated) hoặc U (Uncoated).
Coated -U
Coated (Tráng) là cách thể hiện màu được in trên giấy tráng phủ (loại giấy có bề mặt láng bóng và mượt) để trông bản in như thế nào. Màu coated thường dùng loại mực in tốt hơn nên độ màu hiển thị sẽ đẹp hơn. Vì thế mà Designer nên chọn mua bảng màu coated. Với màu Coated, sau mã số – sẽ có thêm ký tự C. (122 C)
Uncoated – U
Uncoated là màu không tráng, in trên giấy không tráng phủ – cho nên bề mặt nhận mực in không tốt, khiến màu in có thể bị nhạt đi. Với màu Uncoated, sau mã số màu có ký hiệu U biểu thị (242 U).
Formula Guide
Formula Guide chính là bảng công thức màu tiêu chuẩn Pantone – có cả mã số PMS và công thức trộn mực in, gồm 1867 màu đơn coated và uncoated.
Color Bridge
Color Bridge là bảng màu Pantone đầy đủ gồm mã số PMS, công thức pha mực và các các giá trị CMYK, HEX, RGB. Khi kết hợp giữa 2 công việc truyền thông in ấn và truyền thông Digital thì Color bridge là một công cụ hữu hiệu.
PANTONE là gì? Cách phân loại như thế nào, công dụng và điểm khác biệt, cách tiến hành kiểm tra màu sắc trong hệ màu PANTONE cũng như xu hướng màu sắc PANTONE trong thời gian sắp đến đã được Trung Sơn thông tin với bạn vô cùng chi tiết thông qua bài viết trên đây. Hi vọng nó có thể giúp bạn trong công việc nếu bạn đang có ý muốn tìm hiểu về hệ màu PANTONE là gì?
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và nêu có bất kì thắc mắc nào về PANTONE hãy để lại bình luận bên dưới để được công ty chúng tôi hổ trợ nhiệt tình.
YÊU CẦU CỦA KHÁCH HÀNG
Từ khóa » Hệ Thống Bảng Màu Pantone Professional Color System - 4h Edition
-
Màu Pantone Là Gì?
-
Pantone Color Systems - For Graphic Design
-
Pantone – Wikipedia Tiếng Việt
-
[PDF] CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do
-
Màu Pantone Là Gì? Vì Sao Pantone được Xem Là Xu Hướng Màu Sắc ...
-
Pantone Là Gì? Pantone Gồm Những Loại Nào - Khánh Toàn Color
-
Bảng Màu Pantone Formula Guide C Và U Limited Edition Color Of ...
-
Hệ Màu Pantone Là Gì? Phân Biệt Hệ Màu CMYK Và Pantone
-
Mẹo Nhanh: Làm Thế Nào để Tạo Ra Các Pantone Màu Sắc Trong Thiết ...
-
Màu Pantone Là Gì ? - Thiết Bị Soi Màu- Máy Quang Phổ Màu Sắc