Hệ Miễn Dịch Làm Việc Như Thế Nào Khi Covid-19 Tấn Công? Nâng ...
Có thể bạn quan tâm
Tại thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu hay vắc xin phòng Covid-19 thì miễn dịch được xem là rào cản duy nhất giúp dịch bệnh không tấn công cơ thể. Trẻ em có cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh, miễn dịch chưa hoạt động một cách hiệu quả nên các biện pháp phòng lây nhiễm Covid-19 cho trẻ cần được thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ. Các bậc phụ huynh cần cân nhắc một số phương pháp giúp nâng cao miễn dịch để chủ động phòng Covid-19 cho trẻ.
Hệ miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch là hệ thống phức tạp có ở mọi nơi trong cơ thể để chống lại sự xâm nhập của vi rút, vi khuẩn, nấm gây bệnh...Nếu không có hệ miễn dịch, chúng ta chết trong vòng vài tuần vì trên 1 cm2 bề mặt da đã có hàng chục nghìn vi sinh vật sẵn sàng tấn công cơ thể bất kỳ lúc nào.
Mỗi đứa trẻ khi sinh ra đã có hệ miễn dịch được gọi là hệ miễn dịch bẩm sinh, phần còn lại sẽ tự hoàn thiện trong quá trình trưởng thành gọi là hệ miễn dịch thu được. Theo thống kê, 100.000 trẻ thì có 1 bé sinh ra không có hệ miễn dịch bẩm sinh. Hệ miễn dịch bẩm sinh có các thực bào (tế bào bạch cầu) - tế bào sát thủ tự nhiên để tiêu diệt các mầm bệnh nếu chúng vượt qua biên giới đầu tiên.
Hệ miễn dịch bẩm sinh phản ứng nhanh, giúp chúng ta chống lại các mầm bệnh cơ bản, nhưng không chống lại các tác nhân phức tạp và không có tính chất ghi nhớ. Lúc này, chúng ta cần đến hệ miễn dịch thu được - hệ thống cao cấp hơn bao gồm các tế bào lympho B và T phân tích cấu trúc vi sinh vật và tạo kháng thể, được xem như vũ khí đặc hiệu có tác dụng riêng cho từng loại vi rút, vi khuẩn. Sau khi tiêu diệt kẻ thù, chúng ghi nhớ thông tin để nếu mầm bệnh này lần sau tấn công sẽ có ngay vũ khí để sử dụng.
Chủ động nâng cao miễn dịch để phòng Covid-19 cho trẻ
Khi Vi rút tấn công cơ thể
Khi vi rút tấn công, trước tiên chúng phải vượt qua lớp màng bảo vệ đầu tiên: da, niêm mạc ở mũi, miệng hay ruột, sau đó tấn công vào tế bào. Vi rút có thụ thể được xem như chìa khóa mở cánh cổng lớp màng tế bào để chui vào đó. Chúng bắt tế bào phải sản xuất theo mã di truyền của chúng và nhân bản lên hàng nghìn hàng triệu lần. Cho đến khi vỡ tung tế bào, hàng triệu vi rút lại tiếp tục lan sang tấn công các tế bào khác.
Vi rút Covid-19 (SARS-CoV-2) xâm nhập vào tế bào chủ bằng liên kết protein S (chìa khóa) trên bề mặt vi rút với thụ thể ACE2 (ổ khóa) trên bề mặt tế bào. Ngoài phổi, ACE2 còn nằm trong các mô khác bao gồm tim, gan, thận và các cơ quan tiêu hóa. Vì vậy, những bệnh nhân mắc vi rút này ngoài khó thở do tổn thương phổi còn bị biến chứng như tổn thương cơ tim cấp tính gây rối loạn nhịp tim, suy thận cấp, đi ngoài, sốc và tử vong do hội chứng rối loạn đa chức năng.
Miễn dịch làm gì khi vi rút tấn công?
Khi vi rút tấn công, các "anh lính" là thực bào lao đến tấn công “ăn thịt” vi rút đồng thời gửi cảnh báo thông tin đến toàn hệ miễn dịch là có kẻ thù xâm nhập. Các "anh lính" này dồn về đóng quân tại các căn cứ gần quân địch nhất đó là các hạch bạch huyết (nằm ở mang tai, cổ, nách, bẹn). Vì vậy chúng ta thấy khi có tác nhân lạ gây viêm nhiễm thì các hạch này sẽ sưng to lên.
Vì số lượng hạn chế nên các thực bào không thể nào tiêu diệt kịp vi rút nhân bản quá nhanh, nên chúng phát động viêm gây sốt. Đây là đòn đánh thông minh vì nhiệt độ cao sẽ làm vi rút nhân bản chậm hơn để hệ miễn dịch tìm cách đối phó, thường phải mất một tuần. Tuy nhiên, trong trường hợp vi rút Covid-19, do hệ miễn dịch phản ứng thái quá dẫn đến sốt quá cao (40 độ C) có thể gây tổn thương các cơ quan khác.
Thông tin vi rút được "anh lính thông tin" là tế bào tua mang xác vi rút về doanh trại ở các hạch để cấp trên là tế bào lympho B và T phân tích tìm chiến lược phù hợp.
Hai "vị tướng" này sẽ thử các loại vũ khí có khả năng gắn kết vào lớp ngoài của vi rút. Khi tìm được vũ khí phù hợp (kháng thể) thì tế bào B sẽ sản xuất hàng loạt và gửi nó đi khắp nơi trong cơ thể.
Các vi rút ngay lập tức bị vũ khí kháng thể này bám chặt vào bề mặt và vô hiệu hóa, không cho xâm nhập vào các tế bào khác. Các kháng thể này còn là vật chỉ điểm vi rút để các thực bào lao đến tấn công. Những tế bào nào đã nhiễm vi rút bên trong thì sẽ bị tế bào T và tế bào sát thủ tự nhiên NK tìm đến tiêu diệt, hy sinh cả quân mình để diệt địch.
Sau một tuần nhiễm bệnh sốt và mệt mỏi, người bệnh phục hồi do hệ miễn dịch đã hoàn thiện tạo kháng thể để chống lại vi rút. Thông tin về kháng thể sẽ được lưu trữ để những lần sau nếu vi rút này xâm nhập thì cơ thể có ngay vũ khí chống lại mà không phải chờ lâu.
Miễn dích “tấn công” và tiêu diệt vi rút cần sự “phối hợp” nhuần nguyễn của cả một đội quân hùng hậu. Tuy nhiên thực tế ở trẻ em thì hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ nên nếu gặp sự tấn công của Covid-19 cuộc chiến có thể sẽ cam go hơn. Để phòng dịch cho trẻ, ngoài những lưu ý về vệ sinh cá nhân, nâng cao miễn dịch là việc rất cần thiết để phòng Covid-19 cho trẻ
Nâng cao miễn dịch, phòng Covid-19 cho trẻ
Một số lưu ý sau có thể giúp trẻ nâng cao miễn dịch, các bậc phụ huynh cần lưu ý:
- Với trẻ em dưới sáu tháng, khuyến cáo cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn để trẻ có được kháng thể tự nhiên từ sữa mẹ.
- Đối với trẻ lớn hơn, cần phải cung cấp chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ có cân nặng và chiều cao đạt tiêu chuẩn. Cần cho trẻ ăn đa dạng và đầy đủ các thực phẩm tăng cường miễn dịch tự nhiên như thịt/cá/trứng, các loại quả chín.
- Cho trẻ tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D3, một vitamin mà các nghiên cứu đã chỉ ra chúng tác động trực tiếp lên miễn dịch của cơ thể theo cơ chế đặc biệt, khác hẳn với vitamin B hay C.
- Giữ không gian, môi trường sống thông thoáng, không khí lưu thông có thể hạn chế được vi rút tồn tại.
- Cho trẻ tiêm phòng đúng lịch.
- Tuyệt đối KHÔNG lạm dụng corticoid, kháng viêm, kháng histamin...Corticoid hay còn gọi là kháng viêm có tác dụng chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch. Vì thuốc làm giảm nhanh các triệu chứng, lạm dụng corticoid là hiện tượng khá phổ biến. Tuy nhiên, khi cần chống chọi với vi rút, thì hệ miễn dịch của cơ thể cần ở trạng thái tỉnh táo nhất, dốc toàn bộ lực lượng nhất. Vì ngoài miễn dịch tự nhiên không còn vũ khí nào giúp cơ thể chống chọi cả. Nhưng không ít bố mẹ vẫn tự ý cho con dùng Corticoid, chúng ức chế miễn dịch vào những lúc then chốt này.
- Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ít nhất 20 giây; súc miệng, họng bằng nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh; hạn chế để trẻ tiếp xúc nơi đông người, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người có dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở).; Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc động vật nuôi như chó, mèo.
- Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, khó thở... gia đình cần thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên; đồng thời thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng và kịp thời.
Tổng đài bác sĩ hô hấp miễn cước 1800 5454 35
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn
Họ tên Số điện thoại Gọi lại cho tôiTừ khóa » Hệ Miễn Dịch Và Covid
-
Người Bị Suy Giảm Miễn Dịch Và Covid-19 - Cần Lưu ý Gì?
-
Kháng Thể Và COVID-19
-
Nếu Bạn Bị Suy Giảm Miễn Dịch: Hãy đặc Biệt Cảnh Giác Với COVID-19
-
Miễn Dịch Cộng đồng Và COVID-19 | Vinmec
-
Nghiên Cứu Tiết Lộ Về Cơ Chế Miễn Dịch Trước COVID-19
-
Phát Hiện Mới Về Cách Hệ Miễn Dịch Của Con Người Phản ứng Với ...
-
Tăng Cường Hệ Miễn Dịch: Tấm “áo Giáp” Bảo Vệ Trước Dịch COVID-19
-
Tái Nhiễm Covid-19 Nhiều Lần Có ảnh Hưởng Hệ Miễn Dịch?
-
Rối Loạn Hệ Miễn Dịch: Một Hậu Quả Do COVID-19 Gây Ra
-
Vitamin D - Hệ Miễn Dịch Và Covid-19
-
Cuộc Chiến Giữa Hệ Miễn Dịch Và Virus - Videoclips
-
Người Có Hệ Miễn Dịch Lai đề Kháng Hiệu Quả Biến Thể Omicron
-
Người Mắc COVID-19 Khỏi Bệnh được Tiêm Phòng Sẽ Có Miễn Dịch ...
-
Những Người Có Hệ Miễn Dịch Chống được Covid-19 - BBC