Hê-rốt. Hérode (Anh Hùng). - HỘI THÁNH KIỀN BÁI

Hê-rốt. Hérode (Anh hùng).

Dòng dõi người Y-đu-mê (xưa gọi Ê-đôm), cai trị xứ Pha-lê-tin với mấy vùng lân cận. Trong tân Ước chép ba tên Hê-rốt, và một tênạ c-ríp-ba. Ðời xưa, người Y-đu-mê bị dân Do-thái dùng võ lực bắt ép theo đạo Do-thái; song rốt cuộc vẫn không phải là người Do-thái ròng, nên người Pha-ri-si hằng nhiếc họ Hê-rốt là người lai Do-thái. I. Hê-rốt Lớn, Lu-ca 1:5. II. Ông là con thứ hai của Antipas bởi vợ là Cyprus, cả hai là người Y-đu-mê. Antipas nhờ hoàng đế La-mã mà được làm vua nước Giu-đê (47 T.C.). Lúc đó, dầu mới 15 tuổi, song Antipas cử Hê-rốt cai trị xứ Ga-li-lê, và sau thêm một miền xứ Sy-ri nữa. Khi hoàng đế Antoine thăm viếng xứ Sy-ri (41 T.C.), thì cử Hê-rốt với anh mình làm vua chư hầu xứ Giu-đê. Song khỏi một năm, người Bạt-thê xông vào nên Hê-rốt phải trốn sang La-mã (40 T.C.). Mấy năm sau, nhờ người La-mã giúp đỡ, Hê-rốt chiếm lấy Giê-ru-sa-lem (37 T.C.), và khôi phục quyền cai trị trên cả nước mình. Từ đó trở đi, Hê-rốt khỏi nạn ngoại xâm. Tánh ông rất nóng nảy, nhiều tình dục tàn nhẫn, ưa chém giết như một người đồ tể vậy. trọn đời ông cưới mười vợ, vậy trong gia đình có nhiều sự bất hòa. Vì lòng ghen tương, Antipater là con của vợ cả là Doris, xui Hê-rốt nghịch cùng Mariamne, vợ hai cùng hai con. Tóm kết là Hê-rốt giết ba người đó. Sau, vì cớ nhiều việc khác xảy ra, Hê-rốt cũng giết Antipater nữa. Công việc gớm ghê mà Hê-rốt làm trong gia đình mình cũng làm giữa những người tùy tùng. Như chuyện khi sắp chết, Hê-rốt truyền sau khi chết phải giết những quan mình đã gọi đến phục dịch mình. Ấy để trong cả xứ sẽ có sự than khóc và để tang! Chắc chính trong lúc ấy, Hê-rốt "sai giết hết thảy con trai từ hai tuổi sấp xuống ở thành Bết-lê-hem và cả hạt" (Ma-thi-ơ 2:16). So với những việc hung dữ Hê-rốt đang làm và định làm, thì việc giết các con trai vô tội trong một ấp nhỏ như thế, không lấy gì làm quan hệ, nên Josèphe không có nói đến cũng không lạ. Ông dầu là người bạo ngược, bất nhơn, hay khinh dể ý của dân sự, song về mặt chánh trị ông cũng làm được nhiều việc đáng khen. Ông đem văn hóa Hy-lạp truyền vào Do-thái, thực lòng mưu tính việc tốt cho đạo Do-thái, và để ý binh vực những người Do-thái ở tan lạc các nước. Dầu ông hung dữ và hay khinh dể luật pháp làm cho mất lòng người Do-thái, song ông xây nhiều đài kỷ niệm thật rực rỡ để tô điểm thành Giê-ru-sa-lem. Ông vì người Do-thái mà xây lại đền thờ đồ sộ, đẹp đẽ. Dầu chỉ mất một năm rưỡi để xây chính đền thờ, song vì cớ thêm luôn nên có thể chép: "Người ta xây đền thờ nầy mất 46 năm" (Giăng 2:20). Ông lại thường giữ trật tự và an ninh cho các địa phương, khiến tánh mạng, tài sản nhơn dân được bảo toàn chắc chắn. Ðức Chúa Jêsus giáng sanh gần lúc Hê-rốt Lớn qua đời. Vậy, giết các con trai hai tuổi trở xuống là một trong những việc cuối cùng của ông. Chừng năm 4 T.C., ông 70 tuổi, trị vì 34 năm rồi băng. Khi nghe tin ông băng hà, những người bị bắt mà ông đã truyền đem giết đi đều được thả. Dân sự đều mừng rỡ thay vì tang chế, khóc lóc. Theo chúc thơ của ông, có 3 con ông chia giữ toàn đất nước của cha. Hê-rốt A-chê-la-u cai trị Giu-đa, Y-đu-mê và Sa-ma-ri. Hê-rốt An-ti-ba cai trị Ga-li-lê và Bê-rê. Hê-rốt Phi-líp cai trị xứ Y-tu-rê và tỉnh Tra-cô-nít. II. Hê-rốt An-ti-ba.-- Ông là con vua Hê-rốt Lớn, bởi Malthace, người Sa-ma-ri. Vậy, ông vừa thuộc người Y-đu-mê vừa người Sa-ma-ri, có lẽ trong mạch máu không có giọt huyết của người Do-thái. Sau khi cha mất ông cai trị xứ Ga-li-lê và Bê-rê, được xưng là vua chư hầu (Ma-thi-ơ 14:1; Lu-ca 3:1, 19; 9:7; Công vụ các sứ đồ 13:1). Ông lấy con của Aretas làm vợ, là vua A-rạp của Nabathaean, kinh đô là Pétra. Song khi ở thành La-mã với Hê-rốt Phi-líp, em cùng cha khác mẹ, ông có tư tình với vợ em là Hê-rô-đia, sắp đặt việc bỏ vợ thật và cưới Hê-rô-đia. Việc vô lý nầy được thành công. Hê-rô-đia có tính đờn ông còn Hê-rốt là người yếu đuối, nên bà hành quyền trên chồng như Giê-sa-bên hành quyền trên A-háp. Vua Aretas thấy con mình bị sỉ nhục như thế, thì giao chiến với Hê-rốt An-ti-ba và đại thắng. Vì Giăng Báp Tít can vua không được phép làm như vậy, thì Hê-rô-đia ghét và sau xui con gái mình xin vua Hê-rốt chém đầu Giăng trong ngục (Ma-thi-ơ 14:1-12; Mác 6:14-29). Chúa Jêsus chỉ ông là con chồn cáo (Lu-ca 13:32). Ý Ngài cho rằng tánh ông quỉ quyệt như con chồn cáo vậy: ông thường dùng tánh gian giảo để giữ lấy quyền và ngôi. Song ông có một đảng theo mình, như trong Mác 8-15 gọi là "men đảng Hê-rốt". Xin xem bài Hê-rốt, Ðảng. Khi danh tiếng Chúa Jêsus được đồn ra lương tâm Hê-rốt cắn rứt đến nỗi sợ là Giăng Báp Tít sống lại (Ma-thi-ơ 14:1-2). Lúc Chúa Jêsus bị bắt, thì Phi-lát giao Ngài cho Hê-rốt. Hê-rốt mong Ngài làm phép lạ, song không thấy gì nên khinh dể, nhạo báng và mặc áo hoa hòe cho Ngài, rồi giao Ngài về cho Phi-lát. Như vậy, Hê-rốt giải hòa với Phi-lát (Lu-ca 23:7-15; Công vụ các sứ đồ 4:27). Vì thấy anh mình là Hê-rốtạ c-ríp-ba được lên làm vua, còn chồng mình vẫn chỉ làm chư hầu, nên Hê-rô-đia sanh lòng ganh tị, xui giục chồng cùng đi với mình sang La-mã xin hoàng đế ban cho vương hiệu. Song vuaạ c-ríp-ba gởi thơ sau cho hoàng đế Caligula mà kiện Hê-rốt đồng minh kín giấu với người Bạt-thê. Tóm kết là Hê-rốt bị đày ở Lyons tại Gaule (Pháp) năm 39 S.C. và qua đời tại đó. III. Hế-rốt Phi-líp. Lu-ca 3:1. Hê-rốt Phi-líp là con của Hê-rốt Lớn và Cléopâtre là người Giê-ru-sa-lem. Khi cha chết, Phi-líp hưởng cơ nghiệp xứ Gaulonitis, Tra-cô-nít và Paneas. Ông thật khác hẳn với họ mình vì là người nết na, có nhơn cách, điều độ và công nghĩa. Ông không hung dữ, quỉ quyệt như các anh em khác. Chắc ông nhờ ảnh hưởng của mẹ. Ông qua đời năm 34 S.C.. Khỏi ba năm, đất của ông với chức chư hầu Ly-sa-ni-a được ban cho cháu trai là Hê-rốtạ c-ríp-ba I là con của Aristobule. Lại có một Phi-líp khác là chồng trước của Hê-rô-đia (Ma-thi-ơ 14:3; Mác 6:17), và là con của Hê-rốt Lớn do Mariamne sanh ra. IV. Hê-rốtạ c-ríp-ba I.-- Cháu của Hê-rốt Lớn. Cha và bà (Aristobule và Mariamne) ông đều bị Hê-rốt Lớn giết. Ông hồi còn nhỏ du học tại La-mã. Ðến năm 38 S.C., ông nhờ Sê-sa Caligula yêu dấu che chở, được phong làm vua toàn địa phận mà trước chú ông là Phi-líp trị vì. Năm sau, Caligula đuổi Hê-rốt An-ti-ba đi và thêm xứ Ga-li-lê choạ c-ríp-ba nữa.ạ c-ríp-ba tạm thời bỏ xứ mình sang La-mã. Ông khuyên ngăn Caligula đặt tượng mình ở đền thờ Giê-ru-sa-lem. Khi Caligula bị ám sát, và Claudius không muốn nối ngôi, thìạ c-ríp-ba đứng giữa nghị viện La-mã và Claudius mà khuyên, Claudius nhậm chức. Hoàng đế mớI thưởng choạ c-ríp-ba xứ Giu-đê và Sa-ma-ri nên đất đai cũng rộng bằng Hê-rốt Lớn. Ông lên ngôi, chính nhằm lúc đạo Do-thái rất thạnh vượng, và người Pha-ri-si cũng tin theo. Khi ở La-mã, ông liền sống theo người La-mã và giữ ngày lễ của La-mã; đến khi về thành Giê-ru-sa-lem, ông lại giả sống theo người Do-thái để được lòng người Do-thái. Chính ông truyền giết Gia-cơ là đầu trưởng Hội Thánh Ðấng Christ tại Giê-ru-sa-lem và bắt Phi-e-rơ bỏ tù, ấy để làm vừa ý hoàng đế La-mã và người Do-thái (Công vụ các sứ đồ 12:). Vậy, biết ông được quyền, ngôi là bởi khéo luồn cúi, dua nịnh. Về sau, ông nghênh ngang ở thành Sê-sa-rê, nghiễm nhiên làm mình ra một Sê-sa thứ hai và tự cho mình như là một thần. Bởi đó, ông bị sứ giả của Chúa đánh và bị trùng đục mà chết (Công vụ các sứ đồ 12:20-23), lúc 54 tuổi, nhăm năm 44 S.C..Ông để lại bốn con, có ba con chép trong Kinh Thánh làạ c-ríp-ba II, Bê-rê-nít và Ðơ-ru-si. V. Hê-rốtạ c-ríp-ba II.-- Con củaạ c-ríp-ba I. Cuối đời cha, ông mới 17 tuổi, ở tại lâu đài của hoàng đế La-mã. Vì còn ít tuổi nên hoàng đế Claudius giữạ c-ríp-ba ở La-mã, không cho kế vị cha ngay. Vậy xứ Giu-đê ở dưới quyền một tổng đốc (procurateur).ạ c-ríp-ba ở lại thành La-mã, có giúp đỡ các sứ giả của người Do-thái được phép hoàng đế cho thầy cả thượng phẩm giữ áo chức mình ở dưới quyền của mình. Khi chú ông là Hê-rốt vua Chalcis băng, độ 48 S.C., Claudius ban nước nhỏ đó ở miền dốc phía Tây núi Antiliban choạ c-ríp-ba, vậy ông trở nên vuaạ c-ríp-ba. Ông giúp đỡ những sứ giả Do-thái đến La-mã để kiện tổng đốc Cumanus và người Sa-ma-ri. Năm 52 S.C., Claudius đổi ông từ nước Chalcis đến một nước rộng hơn, gồm cả đất đai của Hê-rốt Phi-líp. Lúc đó, vì ông thường giao thông với em gái mình là Bê-rê-nít thì sanh ra sự vấp phạm. Năm 54 hay 55 S.C., hoàng đế Néron thêm cho ông những tỉnh của Ti-bê-ri-át và Taricheac trong xứ Ga-li-lê và Julias trong xứ Pha-rê. Khi Phê-tu thay Phê-lít làm tổng đốc xứ Giu-đê,ạ c-ríp-ba với Bê-rê-nít đến thành Sê-sa-rê để thăm viếng Phê-tu. Khi ấy, Phao-lô bị tù tại đó. Phê-tu bày tỏ việc Phao-lô trước mặt vua, và ngày sau Phao-lô binh vực mình trước mặt quan tổng đốc, vua và Bê-rê-nít; đến nỗi vua chứng rằng: "Nếu người nầy chưa kêu nài đến Sê-sa, có thể tha được (Công vụ các sứ đồ 25:13 đến 26:32). Ít lâu nữa,ạ c-ríp-ba xây cất thêm lâu đài Asmonaeans tại Giê-ru-sa-lem, mở thêm thành Sê-sa-rê Phi-líp, và lập một rạp hát danh tiếng ở Bérytus. Khi dân Do-thái bắt đàu dấy loạn nghịch cùng đế quốc,ạ c-ríp-ba hết sức khuyên dân chớ lấy khí giới mà chống trả với tổng đốc và La-mã. Khi khởI giao chiến,ạ c-ríp-ba tiếp viện quan tướng La-mã là Vespasian, và khi cơ binh La-mã vây thành Ga-ma-la thì ông bị thương. Khi La-mã chiếm lấy Giê-ru-sa-lem, 70 S.C., thìạ c-ríp-ba và Bê-rê-nít cùng sang La-mã và được chức "préteur" (pháp quan hay tổng đốc ở La-mã đế quốc). Ông qua đời lúc 70 tuổi vào năm 100 S.C..

Hội Thánh KiềnBái's blog© 2013. Được tạo và lưu trữ bởi Bùi Qúy Đôn. Tài liệu có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau.

Từ khóa » Hê Rốt đại đế