Hệ Sinh Thái Ở Bán Đảo Sơn Trà
Có thể bạn quan tâm
Bán đảo Sơn Trà được mệnh danh là lá phổi xanh, là bức bình phong khổng lồ che chắn gió cho thành phố Đà Nẵng trong mùa mưa bão, là khu bảo tồn thiên nhiên của quốc gia với diện tích rừng hơn 4.000ha, đỉnh cao nhất lên đến 696m với nhiều động thực vật phong phú: thực vật ở đây có cả ngàn loài trong đó có 22 loài quý hiếm như dầu lá bóng, chò chai, trâm trường, gụ, ngọc qúi, dẻ … và nhiều loài cây cảnh rất có giá trị.
Động vật gần 300 loài trong đó có 15 loài quý hiếm như: khỉ đuôi dài, khỉ vàng, trăn gấm, gà mặt đỏ… và đặc biệt là loài voọc chà vá chân nâu – loài quý hiếm gần như bị tiệt chủng trên thế giới mà tại đây còn lại hơn 300 con. Thông tin được cập nhật liên tục trên web : dulichsontra.com
Tham khảo Tour Bà Nà Hills 1 ngày để trải nghiệm hệ sinh thái Bà Nà nhé,.
> Tìm hiểu thêm: Tour Bà Nà Hill | Hệ sinh thái rừng nhiệt đới và nhiều loại động thực vật quý hiếm
Nơi này là khu rừng nguyên sinh tương đối nguyên vẹn nên khu này cũng mang đựơc đặc tính chung cho bán đảo Sơn Trà. Đi Sơn Trà nếu đến mùa dâu thì chỉ vào một đoạn đã thấy những cây trĩu quả từ gốc đến cành, giống như những cây cảnh lớn, dâu Sơn Trà rất đa dạng từ dâu vàng, dâu trắng, dâu xanh và sự ra trái cũng khác nhau theo từng khu như hướng Bắc thường ra trái muộn, chín muộn hơn ở sườn phía Nam. Dâu rừng là thức ăn cho những loài linh trưởng và cả con người.
Rừng Sơn Trà đa dạng với các loại dẻ và được phủ đều cả bán đảo, dẻ là loài thức ăn rất ngon có giá trị dinh dưỡng cao, cũng có những cây đến trăm tuổi trông rất đẹp mắt. Cây rừng đan xen với những loài cây ăn trái thông thường khác như xoài, ổi… nên trong thời gian trước đây một số người dân cũng vào rừng đốn củi hái dâu, lượm dẻ, hái xoài, hò với cảnh sắc thiên nhiên nên người ta quên đi mệt nhọc. Cây ăn trái ở Sơn Trà.
Từ những loại cây thông thường đến loài hoa rừng, như mai rừng nở quanh năm, hoa trang, hoa lan rừng, hoa nguyệt quế với mùi thơm ngào ngạt. Kết hợp với những cây cảnh tự nhiên mọc trên những tảng đá cùng các cây đại thụ làm cho ta từ thích thú này đến thích thú khác. Đặc biệt có nhiều cây dâu, dẻ, đa đại thụ mang nhiều hình dáng đẹp (dáng nai và đại thụ chín rễ)… Ngoài ra cây đa đại thụ chín rễ con mang tính chất tâm linh.
Ngoài sự cảm nhận về hoa trái, cây cối chúng ta còn tìm hiều về các loại động vật. Nếu cảm nhận bằng thính giác ta có thể dể dàng nhận ra nơi đây có nhiều loài chim, có những loài hát rất hay như: khướu, vàng anh và những tiếng “tác”, tiếng hú của mang rừng và những loài linh trưởng, nói chung ở đây động vật không sao kể hết những 287 loài đã nghiên cứu và một số loài còn là ẩn số. Tuy nhiên ở đây động vật nổi trội hơn cả là loài linh trưởng, loài này rất đa dạng: như khỉ vàng, khỉ cột, khỉ đuôi lợn… khỉ giác hoàng hay còn gọi là chà vá chân nâu. Người dân địa phương gọi là “giác hoàng”.
Mỗi loài khỉ có sự phân bố ở những vùng khác nhau và có tập quán sinh hoạt riêng như khỉ vàng – một trong những loài quí hiếm ở Đông Nam Á, gần như tiệt chủng ở Việt Nam thì ở Sơn Trà chúng thường tập trung ở phía Bắc sống theo từng đàn từ 15 đến 20 con. Khỉ đuôi lợn tương đối nhiều chúng sống phân bố đều, loài này ta thường dễ bắt gặp. Đặc biệt hơn cả là voọc chân nâu, tên khoa học là Pygathrix nemaeus, loài quí hiếm này gần như bị tiệt chủng nhưng lại có một lượng tương đối nhiều ở Bán đảo Sơn Trà với hơn 300 con.
Loài này có tập quán ăn rất sang, chỉ ăn thức ăn tinh trên cây mà không ăn dưới đất, ăn một nửa bỏ một nửa mỗi mùa lại chọn một thức ăn thích hợp. Loài này rất thông minh thường chia nhóm thành 12 đến 30 con trong một đàn, trong đàn có thủ lĩnh và phó thủ lĩnh, thủ lĩnh thường ở điểm cao nhất, phó thủ lĩnh quản đoàn ở phía dưới khi không an toàn thủ lĩnh báo cho phó thủ lĩnh đôn đốc đoàn chạy theo một hướng nào đó, tiếp đến thủ lĩnh là người kiểm tra và người đi sau cùng là để bảo vệ an toàn cho đàn. Không những là loài thông minh mà loài này còn được thế giới bình chọn là loài đẹp nhất thế giới. Voọc sinh sản thường vào đầu mùa xuân tháng 1 và tháng 2. Mỗi lứa sinh được 1 con.
Trong rừng còn có các loài thực vật khác như: – Cây sâm đất người dân đi rừng thường dùng cây sâm đất này để ăn giải khát khi đi rừng. Ở rừng Sơn Trà có rất nhiều loại sâm đất, có cả một đồi sâm đất. – Cây Sơn: Người dân địa phương thường đi lấy cây sơn về làm sơn mài, tuy nhiên người nào dị ứng sẽ gây bị phù nên quý khách không nên chạm vào. – Cây Tuế: ở Sơn Trà có rất nhiều thiên tuế với 3 loại tuế: tuế lược, tuế Malaysia, tuế thường. – Cây Chò chai: mủ chò sau khi về nấu chảy ra sẽ làm keo trát vào những chiếc thuyền mũng để đi biển.
Rừng Sơn Trà với hệ động, thực vật hết sức phong phú đa dạng mang đặc tính chung của rừng nhiệt đới Việt Nam.
Sưu tầm từ website BQL Bán đảo Sơn Trà
XEM THÊM :
- Khám Phá Bãi Biển Sủng Cỏ Đẹp Chất Ngất Ở Cửa Vịnh Đà Nẵng
- Biển Tiên Sa Đà Nẵng – Điểm dã ngoại lý tưởng cho giới trẻ
- Chinh Phục Đỉnh Bàn Cờ Đà Nẵng Nơi Cao Nhất Sơn Trà
Từ khóa » Hệ Sinh Thái ở đà Nẵng
-
Top 7 Khu Du Lịch Sinh Thái Đà Nẵng
-
Du Lịch Sinh Thái Đà Nẵng – 12 điểm Hút Khách Nhất Hiện Nay
-
Đà Nẵng: Quyết Sách Lớn để Giữ Gìn Và Phát Huy đa Dạng Sinh Học
-
“Điểm Mặt” Top 10 Khu Du Lịch Sinh Thái ở Đà Nẵng Không Thể Bỏ Qua
-
Sơn Trà – Hệ Sinh Thái Rừng Tự Nhiên Gắn Liền Biển Duy Nhất ở Việt ...
-
Top 14+ Khu Du Lịch Sinh Thái Đà Nẵng Hút Khách đến Nhất
-
Hệ Sinh Thái Vùng Biển Ven Bờ Suy Giảm: Đà Nẵng Có Bỏ Lơ Sơn Trà?
-
Điểm Danh 4 Khu Du Lịch Sinh Thái ở Đà Nẵng Thu Hút Giới Trẻ Nhất ...
-
Bảo Tồn Và Phát Triển Bền Vững Hệ Sinh Thái ở Bán đảo Sơn Trà, Đà ...
-
Đà Nẵng Có Một Hệ Sinh Thái Tổ Chức Sự Kiện Tốt Bậc Nhất Cả Nước
-
[PDF] Bảo Vệ Rừng Và đa Dạng Sinh Học Khu Bảo Tồn Thiên Nhiên Bán đảo ...
-
Đừng Bỏ Lỡ Top 4 Khu Du Lịch Sinh Thái Đà Nẵng Chất Lượng Nhất
-
Đến Với Bán đảo Sơn Trà Trải Nghiệm Hệ Sinh Thái Rừng Gắn Với Biển ...