Hệ Số Bảo Hiểm Xã Hội Khác Gì So Với Hệ Số Lương? - AZTAX

Thời gian gần đây AZTAX nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến hệ số bảo hiểm xã hội và hệ số lương. Vậy hai hệ số này có gì khác nhau? Cùng AZTAX tìm hiểu câu trả lời qua bài viết bên dưới.

Nội Dung Bài Viết

  • 1. Hệ số bảo hiểm xã hội
    • 1.1 Hệ số bảo hiểm xã hội là gì?
    • 1.2 Mục đích của hệ số bảo hiểm xã hội
    • 1.3 Đối tượng áp dụng hệ số bảo hiểm xã hội
    • 1.4 Hệ số bảo hiểm xã hội năm 2022
  • 2. Hệ số lương
    • 2.1 Hệ số lương là gì?
    • 2.2 Mục đích của hệ số lương
    • 2.3 Đối tượng áp dụng hệ số lương
  • 3. Phân biệt hệ số bảo hiểm xã hội với hệ số lương
    • 3.1 Đối tượng áp dụng
    • 3.2 Thời gian điều chỉnh
    • 3.3 Ảnh hưởng khi thay đổi hệ số
  • 4. Dịch vụ làm hồ sơ nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội theo đúng hệ số bảo hiểm xã hội hiện hành

1. Hệ số bảo hiểm xã hội

1.1 Hệ số bảo hiểm xã hội là gì?

Hệ số bảo hiểm xã hội hay còn có tên gọi khác là hệ số trượt giá mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng bảo hiểm xã hội. Hệ số này được Nhà nước quy định và được cập nhật hằng năm. Thông thường thời gian công bố hệ số bảo hiểm xã hội là vào tháng đầu năm hoặc trễ nhất là vào tháng 02.

1.2 Mục đích của hệ số bảo hiểm xã hội

Do nền kinh tế ngày càng phát triển cũng như đời sống vật chất ngày càng cao dẫn đến tình trạng lạm phát tăng (đồng tiền bị mất giá). Điều này nghĩa là người lao động sẽ phải tốn nhiều tiền hơn để mua sắm các loại hàng hóa tiêu dùng thiết yếu. 

Ví dụ:

Ngày xưa vào những năm 2010, giá của một ổ bánh mì thịt là 8.000 đồng. Nhưng hiện tại, năm 2022 thì giá của một ổ bánh mì thịt lại là 20.000 đồng.

Chính vì những ảnh hưởng tiêu cực như vậy, Nhà nước Việt Nam đã ban hành hệ số bảo hiểm nhằm giúp điều mức lương của đối tượng người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trong thời điểm biến động của đồng tiền. Có thể nói hệ số này giúp cân bằng giá trị tiền tệ tại thời điểm lạm phát, đồng thời đảm bảo lợi ích chính đáng của người đóng bảo hiểm xã hội.

1.3 Đối tượng áp dụng hệ số bảo hiểm xã hội

Đối tượng áp dụng hệ số bảo hiểm xã hội
Đối tượng áp dụng hệ số bảo hiểm xã hội

Dựa trên Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, Điều 1 có quy định cụ thể các đối tượng được hưởng hệ số trượt giá bảo hiểm xã hội như sau:

– Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, rút bảo hiểm xã hội một lần hoặc không may qua đời mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong năm 2022.

– Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định, hưởng lương hưu, rút bảo hiểm xã hội một lần hoặc không may qua đời mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu trong năm 2022.

– Người lao động tham gia bảo hiểm tự nguyện nhận trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, đang hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc không may qua đời mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong trong năm 2022.

1.4 Hệ số bảo hiểm xã hội năm 2022

Căn cứ theo Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH, Điều 02, 03 có quy định cụ thể về mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội năm 2022. Áp dụng từ ngày 01/01/2022, và bắt đầu có hiệu lực từ 20/02/2022.

– Dành cho đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc

Năm Trước 1995 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Mức điều chỉnh 5,10 4,33 4,09 3,96 3,68 3,53 3,58 3,59 3,46 3,35 3,11 2,87 2,67 2,47 2,01
Năm 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022  
Mức điều chỉnh 1,88 1,72 1,45 1,33 1,25 1,20 1,19 1,16 1,12 1,08 1,05 1,02 1,00 1,00  

– Dành cho đối tượng tham gia bảo hiểm tự nguyện 

Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015
Mức điều chỉnh 2,01 1,88 1,72 1,45 1,33 1,25 1,20 1,19
Năm 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022  
Mức điều chỉnh 1,16 1,12 1,08 1,05 1,02 1,00 1,00

2. Hệ số lương

2.1 Hệ số lương là gì?

Hệ số lương là chỉ hệ số thể hiện mức chênh lệch giữa 02 bậc lương, vị trí, chức vụ dựa trên trình độ và bằng cấp của người lao động. Hiện nay, hệ số này dùng để tính bậc lương cho người lao động nhận lương theo chế độ lương của Nhà nước. Hệ số lương của chức danh, cán bộ công chức Nhà nước, đơn vị hành chính,… khác nhau sẽ có hệ số khác nhau. Nhóm có trình độ càng cao giữ vị trí quan trọng thì hệ số lương càng cao khi bậc càng cao.

2.2 Mục đích của hệ số lương

Hệ số lương được các đơn vị Nhà nước dùng để làm cơ sở tính mức lương cơ bản, phụ cấp và các chế độ cho người lao động. Hệ số này sẽ được điều chỉnh theo từng thời kỳ để đảm bảo lợi ích của người lao động. Đồng thời, mức điều chỉnh của hệ số lương phải phù hợp với điều kiện kinh tế và sự phát triển của đất nước.

Như vậy, hệ số lương là một trong những cơ sở xây dựng thang lương và bảng lương. Đồng thời còn là căn cứ để đơn vị, tổ chức hạch toán lương và tính toán các chế độ bảo hiểm cho người lao động.

2.3 Đối tượng áp dụng hệ số lương

Đối tượng áp dụng hệ số lương theo sẽ là công nhân viên chức, cán bộ, nhân viên công chức,… Nói chung là nhóm đối tượng được hưởng lương theo chức danh, bậc lương của Nhà nước. (Cụ thể các đối tượng này được quy định trong Điều 1 Thông tư 04/2019/TT-BNV)

3. Phân biệt hệ số bảo hiểm xã hội với hệ số lương

Phân biệt hệ số bảo hiểm xã hội với hệ số lương
Phân biệt hệ số bảo hiểm xã hội với hệ số lương

Từ phần 01 và 02 của bài viết trên, dịch vụ bảo hiểm xin đưa ra kết luận sau:

Hệ số bảo hiểm xã hội là hệ số được áp dụng khi người lao động nhận trợ cấp từ các chế độ của bảo hiểm xã hội. Còn hệ số lương sẽ được áp dụng để tính tiền lương/tiền công cho người lao động nhận lương theo quy định Nhà nước. 

3.1 Đối tượng áp dụng

Như trình bày ở phần 01 và 02, đối tượng áp dụng hệ số bảo hiểm xã hội là người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện. Hệ số lương sẽ được áp dụng cho người lao động nhận lương cho chế độ nhà nước.

Tóm lại, hệ số lương là dành riêng cho các đối tượng nhận lương cho chế độ nhà nước. Còn hệ số bảo hiểm là dành cho tất cả các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

3.2 Thời gian điều chỉnh

Đối với hệ số bảo hiểm xã hội sẽ được Cơ quan Nhà nước cập nhật qua từng năm. Thời gian điều chỉnh thường rơi vào tháng 01 và trễ nhất là vào tháng 02. Còn đối với hệ số lương sẽ được căn cứ dựa Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Hệ số lương không thường xuyên cập nhật như hệ số bảo hiểm xã hội

Tuy nhiên, lương của người lao động theo chế độ Nhà nước vẫn có thể thay đổi kể cả khi chưa được nâng bậc lương. Bởi lương của người lao động theo chế độ Nhà nước được xác định như sau:

L = HSL x MLCS

Trong đó:

L: Lương tháng theo chế độ Nhà nước

HSL: Hệ số lương

MLCS: Mức lương cơ sở

Chính vì thế, người lao động vẫn được tăng lương khi mức lương cơ sở tăng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây do đại dịch Covid-19 nên mức lương cơ sở không tăng. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng.

3.3 Ảnh hưởng khi thay đổi hệ số

3.3.1 Đối với hệ số bảo hiểm xã hội

Hệ số bảo hiểm xã hội ảnh hưởng những khoản trợ cấp nào?
Hệ số bảo hiểm xã hội ảnh hưởng những khoản trợ cấp nào?

Hiện nay, hệ số bảo hiểm xã hội là cơ sở để tính thu nhập/tiền công tháng đóng bảo hiểm bảo hiểm cho người lao động cụ thể như sau:

X = TTLT x MĐCTL

Trong đó:

X: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm.

TTLT: Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm.

MĐCTL: Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng.

Bên cạnh đó, mức bình quân tiền lương/thu nhập bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính như sau:

MBQTL = TTLT/TSTĐBH

=> TTLT = MBQTL x TSTĐBH

Trong đó:

MBQTL: Mức bình quân tiền lương/thu nhập bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội

TTLT: Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm.

TSTĐBH: Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Từ công thức trên, có thể kết luận mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội sẽ tỷ lệ thuận mức bình quân tiền lương/thu nhập bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội. 

Căn cứ từ cơ sở trên, việc hệ số lương thay đổi sẽ ảnh hưởng đến những khoản tiền bảo hiểm được tính dựa trên mức bình quân tiền lương/thu nhập bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau:

a. Tỉ lệ thuận với lương hưu

Căn cứ theo Nghị định 115/2015/NĐ-CP, Điều 7 quy định cụ thể công thức tính lương hưu như sau:

H = TLH x MBQTL

Trong đó: 

H: Lương hưu

TLH: Tỷ lệ hưởng

MBQTL: Mức bình quân tiền lương/thu nhập bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội

b. Tỷ lệ thuận với trợ cấp 1 lần khi không nhận hưu

Căn cứ Khoản 02, Điều 58, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, có quy định mức hưởng trợ cấp 01 lần khi về hưu như sau:

2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, người lao động có mức tỷ lệ hưởng lương hưu trên 75%, thì cứ mỗi năm đóng bảo hiểm thì sẽ bằng 0,5 tháng mức hưởng bình quân tiền lương/thu nhập bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội.

c. Tỷ lệ thuận với trợ cấp bảo hiểm xã hội 01 lần

Căn cứ theo Khoản 02, Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có công thức tính như sau:

B = (1,5 x MBQTL x T1) + (2 x MBQTL x T2)

Trong đó:

B: Mức hưởng bảo hiểm xã hội 01 lần

MBQTL: Mức bình quân tiền lương/thu nhập bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội

T1: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014

T2: Thời gian đóng bảo hiểm xã hội sau năm 2014

d. Tỷ lệ thuận với trợ cấp tuất 01 lần

Trường hợp 01: Người lao động đang hưởng lương hưu không may qua đời

M = 48 x H – 0,5 x (T – 2) x H

Trong đó:

M: Mức hưởng trợ cấp tuất 01 lần

H: Lương hưu

T: Số tháng đã hưởng lương hưu

Bên cạnh đó, công thức tính lương hưu như sau:

H = TLH x MBQTL

Trong đó: 

H: Lương hưu

TLH: Tỷ lệ hưởng

MBQTL: Mức bình quân tiền lương/thu nhập bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trường hợp 02: Người lao đang tham gia bảo hiểm xã hội hoặc đang trong bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm không may qua đời

M = (1,5 x MBQTL x T1) + (2 x MBQTL x T2)

Trong đó: 

M: Mức hưởng trợ cấp tuất 01 lần

MBQTL: Mức bình quân tiền lương/thu nhập bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội

T1: Số năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014

T2: Số năm đóng bảo hiểm xã hội sau năm 2014

Như vậy, vào năm 2022 hệ số bảo hiểm tăng sẽ kéo theo các mức hưởng trên trong chế độ bảo hiểm xã hội cũng tăng theo.

3.3.2 Đối với hệ số lương

a. Tỷ lệ thuận với mức lương nhận được 

Do công thức tính lương của người lao động nhân lương theo chế độ Nhà nước là bằng hệ số lương nhân với mức lương cơ sở. Chính vì thế, khi hệ số lương tăng thì mức lương lao động nhận được sẽ tăng theo.

b. Tỷ lệ thuận mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng

Tiền đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng là được trích từ tiền lương tháng người lao động nhận được. Chính vì thế, khi hệ số lương tăng thì mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động cũng tăng theo.

c. Tỷ lệ thuận thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là thuế do Nhà nước ban hành. Phần thuế này được trích từ tiền lương của người lao động. Do đó, khi tiền lương tăng thì số tiền người lao động phải đóng thuế thu nhập cá nhân cũng phải tăng theo. Điều này giống với khi mức đóng bảo hiểm tăng lên khi thu nhập tăng.

4. Dịch vụ làm hồ sơ nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội theo đúng hệ số bảo hiểm xã hội hiện hành

Dịch vụ làm hồ sơ nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội

Chào mừng quý khách đến với AZTAX – đối tác đáng tin cậy của bạn trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội! Chúng tôi tự hào là một công ty chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ làm bảo hiểm xã hội nhanh chóng và hiệu quả cho doanh nghiệp. AZTAX cam kết mang đến cho khách hàng những giải pháp tối ưu nhất để bảo vệ quyền lợi và an sinh của họ.

Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về hệ thống bảo hiểm xã hội, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng trong việc hiểu rõ về quy trình đăng ký, đóng và nhận quyền lợi từ bảo hiểm xã hội. AZTAX cam kết cung cấp dịch vụ nhanh chóng, chính xác và thân thiện, giúp khách hàng giải quyet mọi thách thức một cách thuận lợi nhất.

Ngoài ra, AZTAX cũng mang đến các giải pháp tư vấn và quản lý tài chính liên quan đến bảo hiểm xã hội, nhằm giúp khách hàng tối ưu hóa các cơ hội và lợi ích từ hệ thống này. Chúng tôi tin rằng sự hiểu biết sâu sắc và sự chuyên nghiệp là chìa khóa để đảm bảo quý khách hàng yên tâm và an tâm trong hành trình bảo vệ tài chính và an sinh của mình.

Hãy đồng hành cùng AZTAX để trải nghiệm dịch vụ bảo hiểm xã hội chất lượng, mang lại giá trị thực sự cho cuộc sống của bạn!

Phía trên là bài viết AZTAX tổng hợp về hệ số bảo hiểm và hệ số lương. Hy vọng bài viết của chúng tôi mang đến cho các bạn những giá trị hữu ích. Nếu khách hàng có thắc mắc nào liên quan đến bảo hiểm xã hội đừng ngại liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí. Đội ngũ nhân viên AZTAX luôn sẵn sàng là người bạn đồng hành tốt nhất cho quý khách hàng.

Xem thêm: Cách tính bảo hiểm xã hội 2020

Xem thêm: Mức đóng bhxh tối đa 2023

Xem thêm: Hệ số trượt giá bhxh

5/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Hệ Số Lương Hiện Hưởng Là Gì