Hệ Số Lương Là Gì? Cách Tính Lương Theo Hệ Số Chuẩn Xác Nhất

Hệ số lương được coi là cơ sở để tính lương cho cán bộ, công chức đang công tác tại cơ quan nhà nước. Vậy hệ số lương là gì? Hệ số lương cơ bản có mối liên hệ gì với mức lương thực tế? Trong bài viết này, MISA AMIS HRM sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về vấn đề trên và cách tính lương công chức theo hệ số lương mới nhất.

banner banner Mục lục Hiện 1. Hệ số lương là gì? 2. Cách tính mức lương theo hệ số lương cơ bản mới nhất hiện nay 3. Bảng hệ số lương công chức cơ bản mới nhất hiện nay 4. Hệ số lương cơ sở được áp dụng đến khi nào? 4. Câu hỏi thường gặp về hệ số lương 4.1. Làm thế nào để tăng lương hệ số? 4.2. Lương theo hệ số có phải mức lương thực lãnh? 4.3. Tại sao lại bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương theo Nghị quyết 27? 5. Tính lương chuyên nghiệp với phần mềm AMIS Tiền Lương 5. Kết luận

1. Hệ số lương là gì?

Hệ số lương là chỉ số thể hiện mức chênh lệch tiền lương giữa các cấp bậc hoặc vị trí công việc căn cứ vào các yếu tố như trình độ, bằng cấp, thời gian công tác,…Hệ số lương được sử dụng để tính mức lương thực nhận cho các cán bộ công tác trong các đơn vị nhà nước.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp tư nhân hiện nay cũng có các chính sách điều chỉnh và xây dựng các thang hệ số lương cơ bản để tính toán mức lương cơ bản, trợ cấp kèm các chế độ khác cho nhân viên của mình.

Đối với cán bộ, công chức thuộc cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang nhân dân, công an nhân dân, đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc các nhóm khác nhau, ở cấp bậc khác nhau thì hệ số lương cũng có sự khác biệt. Hệ số lương cao thể hiện bậc cao, cho thấy nhóm đối tượng được xét có trình độ cao, giữ vị trí quan trọng.

Hệ số lương là gì
Tìm hiểu về khái niệm hệ số lương

Hệ số lương cơ bản ảnh hưởng rất nhiều đến lương của các cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Hệ số lương được quy định và điều chỉnh theo từng thời kỳ nhất định phù hợp với điều kiện kinh tế và sự phát triển của đất nước.

Hệ số lương cơ bản tác động rất nhiều đến lương của cán bộ công chức, được xem như một yếu tố của thang lương và bảng lương, là sở sở để cả doanh nghiệp và cơ quan nhà chi trả lương và các chế độ phụ cấp như bảo hiểm xã hội, lương tăng ca, chế độ nghỉ phép,…

Nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động, hệ số lương sẽ được nhà nước quy định và điều chỉnh theo từng giai đoạn nhất định, phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội.

Ví dụ:

  • Theo quy định của Chính phủ năm 2023, mức lương cơ bản cho khu vực I là 1.490.000 đồng/tháng.
  • Hệ số lương cho chức danh công nhân kỹ thuật bậc 3 là 2.1.
  • Do đó, mức lương cụ thể cho công nhân kỹ thuật bậc 3 trong khu vực I sẽ là: 1.490.000 đồng/tháng x 2.1 = 3.139.000 đồng/tháng.

Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp quản lý nhân sự, hãy tham khảo ngay các tính năng vượt trội của phần mềm quản trị nhân sự MISA AMIS HRM:

CTA đăng ký

2. Cách tính mức lương theo hệ số lương cơ bản mới nhất hiện nay

Theo Nghị định 49/2013/NĐ-CP vào ngày 14/5/2013, tất cả các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của nhà nước và ngoài nhà nước sẽ thống nhất một quy định chung về thang lương và bảng lương.

Cụ thể, mức lương hiện hưởng theo hệ số lương sẽ được tính theo công thức chung sau:

Mức lương hiện hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
  • Mức lương cơ sở: Được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật hiện hành dựa trên tình hình kinh tế xã hội tại thời điểm đó. 
  • Hệ số lương hiện hưởng: Tùy từng nhóm cấp bậc, pháp luật quy định một hệ số lương hiện hưởng khác nhau. 

Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP, mức lương cơ sở từ 1/7/2024 là 2,34 triệu đồngNhà quản trị nhân sự và kế toán lương cần lưu ý mốc thời gian này để có những điều chỉnh kịp thời về lương cho người lao động 

Hệ số lương cơ bản hiện nay chia thành 12 bậc theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 14/2/2004. Trong đó, cán bộ nhân viên thuộc bậc 1 sẽ hưởng hệ số lương thấp nhất và hệ số lương sẽ tăng dần đến bậc 12

Lưu ý: 

  • Tính đến ngày 30/06/2024, hệ số lương cơ bản được áp dụng. Tuy nhiên, bắt đầu từ ngày 01/07/2024, mức lương cơ bản sẽ không còn hiệu lực, thay vào đó, Chính phủ sẽ quy định mức lương tối thiểu theo vùng, lĩnh vực và loại hình lao động.
  • Các doanh nghiệp có thể thiết lập bảng hệ số lương riêng phù hợp với hoạt động và nhu cầu của mình, nhưng điều quan trọng là phải đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật hiện hành.

3. Bảng hệ số lương công chức cơ bản mới nhất hiện nay

CHUYÊN GIA CAO CẤP

Bậc lương Hệ số lương Mức lương từ 01/7/2024
Bậc 1 8,80 20.592.000
Bậc 2 9,40 21.996.000
Bậc 3 10,00 23.400.000

CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LOẠI A3

Bậc lương Hệ số lương Mức lương từ 01/7/2024

Công chức, Viên chức – Nhóm A3.1

Bậc 1 6,20 14.508.000
Bậc 2 6,56 15.350.400
Bậc 3 6,92 16.192.800
Bậc 4 7,28 17.035.200
Bậc 5 7,64 17.877.600
Bậc 6 8,00 18.720.000
Công chức, Viên chức  – Nhóm A3.2
Bậc 1 5,75 13.455.000
Bậc 2 6,11 14.297.400
Bậc 3 6,47 15.139.800
Bậc 4 6,83 15.982.200
Bậc 5 7,19 16.824.600
Bậc 6 7,55 17.667.000

CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LOẠI A2

Bậc lương Hệ số lương Mức lương từ 01/7/2024

Công chức, Viên chức Nhóm A2.1

Bậc 1 4,40 10.296.000
Bậc 2 4,74 11.091.600
Bậc 3 5,08 11.887.200
Bậc 4 5,42 12.682.800
Bậc 5 5,76 13.478.400
Bậc 6 6,10 14.274.000
Bậc 7 6,44 15.069.600
Bậc 8 6,78 15.865.200
Công chức, viên chức Nhóm A2.2
Bậc 1 4,00 9.360.000
Bậc 2 4,34 10.155.600
Bậc 3 4,68 10.951.200
Bậc 4 5,02 11.746.800
Bậc 5 5,36 12.542.400
Bậc 6 5,70 13.338.000
Bậc 7 6,04 14.133.600
Bậc 8 6,38 14.929.200

CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LOẠI A1

Bậc lương Hệ số lương Mức lương từ 01/7/2024
Bậc 1 2,34 5.475.600
Bậc 2 2,67 6.247.800
Bậc 3 3,00 7.020.000
Bậc 4 3,33 7.792.200
Bậc 5 3,66 8.564.400
Bậc 6 3,99 9.336.600
Bậc 7 4,32 10.108.800
Bậc 8 4,65 10.881.000
Bậc 9 4,98 11.653.200

CÔNG CHỨC LOẠI A0

Bậc lương Hệ số lương Mức lương từ 01/7/2024
Bậc 1 2,1 4.914.000
Bậc 2 2,41 5.639.400
Bậc 3 2,72 6.364.800
Bậc 4 3,03 7.090.200
Bậc 5 3,34 7.815.600
Bậc 6 3,65 8.541.000
Bậc 7 3,96 9.266.400
Bậc 8 4,27 9.991.800
Bậc 9 4,58 10.717.200
Bậc 10 4,89 11.442.600

CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LOẠI B

Bậc lương Hệ số lương Mức lướng từ 01/7/2024
Bậc 1 1,86 4.352.400
Bậc 2 2,06 4.820.400
Bậc 3 2,26 5.288.400
Bậc 4 2,46 5.756.400
Bậc 5 2,66 6.224.400
Bậc 6 2,86 6.692.400
Bậc 7 3,06 7.160.400
Bậc 8 3,26 7.628.400
Bậc 9 3,46 8.096.400
Bậc 10 3,66 8.564.400
Bậc 11 3,86 9.032.400
Bậc 12 4,06 9.500.400

CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC LOẠI C

Bậc lương Hệ số lương Mức lương từ 01/7/2024
Công chức, Viên chức Nhóm C1
Bậc 1 1,65 3.861.000
Bậc 2 1,83 4.282.200
Bậc 3 2,01 4.703.400
Bậc 4 2,19 5.124.600
Bậc 5 2,37 5.545.800
Bậc 6 2,55 5.967.000
Bậc 7 2,73 6.388.200
Bậc 8 2,91 6.809.400
Bậc 9 3,09 7.230.600
Bậc 10 3,27 7.651.800
Bậc 11 3,45 8.073.000
Bậc 12 3,63 8.494.200

Công chức Nhóm C2

Bậc 1 1,50 3.510.000
Bậc 2 1,68 3.931.200
Bậc 3 1,86 4.352.400
Bậc 4 2,04 4.773.600
Bậc 5 2,22 5.194.800
Bậc 6 2,40 5.616.000
Bậc 7 2,58 6.037.200
Bậc 8 2,76 6.458.400
Bậc 9 2,94 6.879.600
Bậc 10 3,12 7.300.800
Bậc 11 3,30 7.722.000
Bậc 12 3,48 8.143.200

Viên chức Nhóm C2

Bậc 1 2,00 4.680.000
Bậc 2 2,18 5.101.200
Bậc 3 2,36 5.522.400
Bậc 4 2,54 5.943.600
Bậc 5 2,72 6.364.800
Bậc 6 2,90 6.786.000
Bậc 7 3,08 7.207.200
Bậc 8 3,26 7.628.400
Bậc 9 3,44 8.049.600
Bậc 10 3,62 8.470.800
Bậc 11 3,80 8.892.000
Bậc 12 3,98 9.313.200

Công chức nhóm C3

Bậc 1 1,35 3.159.000
Bậc 2 1,53 3.580.200
Bậc 3 1,71 4.001.400
Bậc 4 1,89 4.422.600
Bậc 5 2,07 4.843.800
Bậc 6 2,25 5.265.000
Bậc 7 2,43 5.686.200
Bậc 8 2,61 6.107.400
Bậc 9 2,79 6.528.600
Bậc 10 2,97 6.949.800
Bậc 11 3,15 7.371.000
Bậc 12 3,33 7.792.200

Viên chức Nhóm C3

Bậc 1 1,50 3.510.000
Bậc 2 1,68 3.931.200
Bậc 3 1,86 4.352.400
Bậc 4 2,04 4.773.600
Bậc 5 2,22 5.194.800
Bậc 6 2,40 5.616.000
Bậc 7 2,58 6.037.200
Bậc 8 2,76 6.458.400
Bậc 9 2,94 6.879.600
Bậc 10 3,12 7.300.800
Bậc 11 3,30 7.722.000
Bậc 12 3,48 8.143.200

XEM VÀ TẢI BẢNG HỆ SỐ LƯƠNG CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, CÁN BỘ TẠI ĐÂY

Ngoài mức lương chính được tính theo công thức trên, người lao động sẽ có một phần lương phụ cấp riêng căn cứ theo các tiêu chí sau:

  • Phụ cấp chức vụ lãnh đạo
  • Phụ cấp thâm niên công tác
  • Phụ cấp khu vực dành cho cán bộ, công nhân viên tại khu vực vùng sâu, vùng xa có điều kiện khó khăn
  • Phụ cấp đặc biệt cho những cán bộ đang công tác tại khu vực hải đảo, biên giới
  • Và nhiều loại phụ cấp khác tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể
Tìm hiểu các phụ cấp cho người lao động
Tìm hiểu các phụ cấp cho người lao động

4. Hệ số lương cơ sở được áp dụng đến khi nào?

Kết luận 83-KL/TW năm 2024 của Bộ Chính trị đưa ra các nội dung về cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Một trong những nội dung đó là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương như hiện hành để xây dựng mức lương cơ bản thể hiện bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Việc cải cách này gặp nhiều khó khăn, cần được rà soát và điều chỉnh để phù hợp với thực tế. Bộ Chính trị yêu cầu Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ thực hiện cải cách lương theo lộ trình hợp lý. Sau năm 2026, sẽ trình Trung ương xem xét đề xuất xây dựng 5 bảng lương mới và 9 chế độ phụ cấp, bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay. Như vậy sau năm 2026, nếu đề xuất được thông qua mới có những thay đổi về việc áp dụng hệ số lương cơ bản.

Doanh nghiệp đang tìm hiểu phần mềm quản lý lương với chi phí hợp lý? Nhận báo giá từ MISA AMIS ngay!

Nhận tư vấn và báo giá

4. Câu hỏi thường gặp về hệ số lương

4.1. Làm thế nào để tăng lương hệ số?

Cải thiện mức lương, nâng cao thu nhập là điều mà người lao động nào cũng mong muốn. Người lao động có thể chủ động thực hiện một số cách thức sau để nâng hệ số lương của mình.

  • Chủ động học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc cũng như bằng cấp. Từ đó bạn sẽ đáp ứng yêu cầu công việc một cách xuất sắc hơn và có được sự thăng tiến về cấp bậc và hệ số lương. Bạn có thể học lấy chứng chỉ chuyên ngành, học lên trình độ cao hơn như Thạc sĩ, Tiến sĩ, hoặc tham gia các khóa học, chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ.
  • Thường xuyên cập nhật kiến thức, xu hướng mới trong lĩnh vực mình đang làm việc để tránh lạc hậu và nâng cao sức cạnh tranh của bản thân.
  • Thể hiện tinh thần cầu tiến, trách nhiệm, chuyên cần, chủ động, sáng tạo, linh hoạt để hoàn thành công việc. Tích cực đóng góp cho sự phát triển của tổ chức.
  • Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới, khách hàng, đối tác.
  • Tham gia đóng góp các ý tưởng, sáng kiến, đề xuất để cải tiến công việc.
  • Chủ động đề nghị tăng lương với cấp trên nếu mức lương hiện tại chưa phù hợp với năng lực thực tế. Người lao động nên đưa ra lý do kèm theo những minh chứng cụ thể về số liệu để khẳng định giá trị và đóng góp của mình cho tổ chức.

Một lưu ý quan trọng để xin tăng lương thành công là phải tham khảo mức lương trung bình của ngành nghề, khu vực đang làm việc, từ đó đề xuất mức lương khả thi. Thời điểm xin nâng lương phù hợp là khi bạn vừa hoàn thành một dự án thành công, hoặc khi tình hình cơ quan đang có những chuyển biến tốt. Đặc biệt người lao động cần thể hiện tinh thần tự tin nhưng chân thành, cầu tiến, sẵn sàng thỏa thuận và đón nhận các yêu cầu, nhiệm vụ mới từ cấp trên.

4.2. Lương theo hệ số có phải mức lương thực lãnh?

Lương theo hệ số không phải là số tiền cuối cùng mà người lao động thực sự nhận được. Mức lương thực lãnh được tính bằng tổng số tiền mà người lao động nhận sau khi đã trừ các khoản bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân và các khoản khấu trừ khác theo quy định của pháp luật.

Lương theo hệ số chỉ đơn giản là mức lương cơ bản nhân với hệ số để xác định mức lương phù hợp cho từng vị trí và cấp bậc công việc cụ thể. Mức lương này chưa bao gồm các khoản phụ cấp, thưởng, thâm niên, tay nghề, điều kiện làm việc… và các khoản khấu trừ.

Để tính toán mức lương thực lãnh của người lao động, cần phải thêm vào các khoản phụ cấp, thưởng, thâm niên, tay nghề, điều kiện làm việc… và sau đó trừ đi các khoản bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân và các khoản khấu trừ khác theo quy định của pháp luật vào số tiền lương theo hệ số.

Công thức tính lương thực lãnh:

Lương thực lãnh = Lương theo hệ số + Phụ cấp + Thưởng + … – Bảo hiểm – Thuế TNCN – Khấu trừ

4.3. Tại sao lại bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương theo Nghị quyết 27?

Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã chỉ ra rằng chính sách tiền lương trong lĩnh vực công vẫn còn phức tạp và hệ thống bảng lương chưa phản ánh chính xác vị trí công việc, chức danh và trách nhiệm lãnh đạo. Hệ thống này hiện đang theo hướng bình quân, không đảm bảo đời sống, chưa tận dụng hết năng lực của nhân viên và thiếu động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc.

Việc áp dụng mức lương cơ sở kết hợp với hệ số không minh bạch giá trị thực của tiền lương, tạo ra nhiều hạn chế và không phản ánh đúng năng lực và đóng góp của người lao động. Vì vậy, quyết định loại bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương nhằm mục tiêu tối ưu hóa hệ thống tiền lương, để tạo điều kiện cho người lao động nhận được mức lương phản ánh đúng công sức và đóng góp của họ.

5. Tính lương chuyên nghiệp với phần mềm AMIS Tiền Lương

Tại các công ty và doanh nghiệp lớn, mỗi vị trí sẽ có một hệ số lương thưởng khác nhau, điều này gây khó khăn cho bộ phận C&B khi làm lương:

  • Số lượng nhân viên nhiều, dễ bị nhầm lẫn hệ số lương, thưởng giữa các vị trí, phòng ban.
  • Tính toán trên Excel tốn công sức và dễ sai sót.
  • Nếu chia ca làm việc phức tạp như ca gãy, partime, làm thêm thì việc làm lương lại càng tốn thời gian.

Phần mềm AMIS Tiền Lương được đánh giá là giải pháp phù hợp cho nhiều loại hình doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu của các tổ chức từ nhỏ đến lớn, tính lương tự động cho hàng trăm, hàng ngàn người. Phần mềm tiền lương này nằm trong bộ giải pháp quản trị nhân sự tổng thể MISA AMIS HRM được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam tin dùng.

Dùng ngay miễn phí

  • Tự động khớp dữ liệu từ bảng công để làm lương chính xác.
  • Dễ dàng tính lương theo hệ số, theo doanh số bán hàng, KPI đã đề ra.
  • Tự động trích các khoản khấu trừ theo quy của Nhà nước như BHXH, thuế TNCN,…
  • Quản lý tình hình chi trả lương, theo dõi công nợ, báo cáo tổng hợp quỹ lương.
  • Nhân viên xác nhận phiếu lương mọi lúc, mọi nơi, phản hồi với HR dễ dàng, thuận tiện.
  • Tích hợp với các phần mềm trong bộ giải pháp MISA AMIS như: AMIS Chấm Công, AMIS Bán hàng, phần mềm kế toán MISA.

5. Kết luận

Hệ số lương đóng vai trò quan trọng đối với cả người lao động và các cơ quan, doanh nghiệp. Về phía các cơ quan, đây là cơ sở chính để đưa ra chế độ đãi ngộ hợp lý dành cho nhân viên. Về phía người lao động, nắm rõ các cơ sở pháp lý về lương theo hệ số sẽ giúp họ đưa ra những đánh giá và cân nhắc chính xác nhất trong quá trình gắn bó với doanh nghiệp.

Loading

Đánh giá bài viết [Tổng số: 5 Trung bình: 5]

Từ khóa » Hệ Số Lương Hiện Hưởng Là Gì