Hệ Số Beta Là Gì? Xác định Beta Trong Thị Trường Chứng Khoán

Nếu bạn đang là một nhà đầu tư vào thị trường chứng khoán, bạn muốn tìm một cách để xác định mức độ rủi ro khi đầu tư vào loại cổ phiếu nào đó. Bạn hãy tìm hiểu về hệ số Beta – một hệ số quan trọng được dùng để xác định các mức độ rủi ro. Hiểu kỹ hơn về ý nghĩa và cách tính toán Beta trên thị trường chứng khoán qua bài viết này.

1. Hệ số Beta là gì?

Khái niệm

Hệ số Beta còn được gọi là hệ số rủi ro. Nó đo lường cho nhà đầu tư biết mức rủi ro một loại cổ phiếu nào đó so với toàn thị trường chứng khoán có mức biến động chung. Nhờ Beta, người đầu tư xác định được loại chứng khoán phù hợp với mình.

hệ số beta
Beta nghĩa là gì?

Thị trường chứng khoán với các hệ số Beta

Hệ số rủi ro Beta trên thị trường chứng khoán thường được nhà đầu tư so sánh với số 1 để đánh giá mức rủi ro của chứng khoán. Khi lợi nhuận thị trường tăng lên 10% chứng tỏ đó là sự tăng thêm 10% lợi nhuận của một loại chứng khoán cụ thể nào đó.

Trong thị trường chứng khoán có các hệ số rủi ro dưới đây:

Khi chỉ số Beta = 0: Nếu một chứng khoán có chỉ số rủi ro bằng 0 thì có nghĩa đây là loại chứng khoán này có sự thay đổi giá trị hoàn toàn là độc lập, không phụ thuộc vào thị trường chứng khoán.

Khi chỉ số Beta > 0: Nếu một chứng khoán có kết quả tính Beta lớn hơn 0 thì sẽ có xảy ra 3 trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1: Chỉ số Beta = 1: Với kết quả này thì cho thấy loại chứng khoán này đi cùng hướng với thị trường. Biến động rủi ro của chứng khoán bằng với độ rủi ro biến động của toàn thị trường chứng khoán.
  • Trường hợp 2: Chỉ số Beta < 1: Mức rủi ro biến động của chứng khoán so với mức thay đổi chung của toàn thị trường là thấp hơn hẳn. Chứng khoán ít thay đổi hơn
  • Trường hợp 3: Chỉ số Beta >1: Cho thấy mức thay đổi của chứng khoán nhiều hơn hẳn so với các biến động rủi ro của thị trường chứng khoán. Khi chỉ số Beta lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng sinh lời của loại cổ phiếu đó rất cao. Tuy nhiên, mức độ rủi ro tiềm tàng của cổ phiếu đó cũng rất là lớn.

Khi chỉ số Beta < 0 : Nếu nhà đầu tư tính ra được hệ số rủi ro nhỏ hơn 0 chứng tỏ loại cổ phiếu đang có xu hướng đi ngược lại so với biến động chung của toàn thị trường chứng khoán.

2. Ý nghĩa của hệ số Beta

Sau khi nắm được khái niệm Beta là gì và các hệ số rủi ro phổ biến trên thị trường chứng khoán thì nhà đầu tư cần biết ý nghĩ của việc tính toán, xác định Beta là vô cùng quan trọng đối với bạn.

Hệ số Beta cho nhà đầu tư thấy rằng cổ phiếu đó có đang cùng hướng đi với các cổ phiếu khác không. Và khả năng rủi ro của nó khi so với toàn thị trường.

Xác định được chỉ số rủi ro giúp bạn có thể so sánh cổ phiếu của công ty đó biến động rủi ro như thế nào so với rủi ro của toàn thị trường chứng khoán.

Chỉ số này sẽ thay đổi khi nền kinh tế trong nước thay đổi.

Bởi chỉ số thể hiện cho thấy mối quan hệ của mức biến động của một tài sản (chứng khoán) trên toàn bộ biến động chung của thị trường, nên hệ số Beta có ý nghĩa quan trọng trong mô hình CAPM định giá tài sản vốn khi thực hiện phân tích hồi quy.

3. Xác định hệ số Beta trong thị trường chứng khoán

Công thức xác định hệ số Beta như sau:

hệ số beta
Công thức tính Beta

Công thức tỷ suất sinh lời tính như sau:

“ R = (p1 – p0)/p0

Trong công thức đó:

p1: là giá đóng cửa điều chỉnh tại phiên giao dịch đang xét

p0: là giá đóng cửa điều chỉnh tại phiên giao dịch trước đó.”

Một ví dụ để áp dụng công thức trên tính hệ số rủi ro như sau:

Có: Tỷ suất sinh lời của cổ phiếu A Re là 25%

Tỷ suất sinh lời của thị trường Rm là 10%

Tỷ lệ phi rủi ro của đầu tư là 4%

Vậy từng bước tính chỉ số Beta như sau:

Hiệp phương sai chênh lệch của tỷ suất sinh lời cổ phiếu A và tỷ lệ phi rủi ro của đầu tư Cov (Re, Rm) = 25% – 4% = 21%

Chênh lệch của tỷ suất sinh lời thị trường và tỷ lệ phi rủi ro Var = 10% – 4% = 6%

Vậy hệ số Beta = Cov (Re, Rm) / Var (Rm) = 21% / 6% = 3.5

Qua ví dụ trên có thể thấy rằng hệ số rủi ro đạt 3.5, đã lớn hơn 1, nhà đầu tư có thể nói rằng cổ phiếu A này có mức biến động rủi ro lớn hơn nhiều so với mức biến động rủi ro chung của toàn thị trường chứng khoán. Đồng nghĩa với mức độ cao này là khi đầu tư vào sẽ có khả năng cổ phiếu A sẽ sinh lợi cao, thu được mức lợi nhuận hơn nhiều khi đầu tư vào các cổ phiếu khác. Tuy nhiên, độ tiềm ẩn rủi ro gặp phải khi đầu tư sẽ cũng khá cao. Do đó, nếu nhà đầu tư quyết định đầu tư vào cổ phiếu A thì nên tìm hiểu, tính toán kỹ càng và phù hợp.

Sẽ có hai luồng suy nghĩ xuất hiện trong tư duy nhà đầu tư. Nếu đầu tư vào cổ phiếu này, họ sẽ phải chấp nhận các rủi ro tiềm tàng cao đang chờ đợi và họ cũng phải có khả năng chống lại các rủi ro này. Nếu họ tự đánh giá bản thân không đủ khả năng đối phó với rủi ro và không chấp nhận rủi ro thì sẽ khó để họ tham gia vào đầu tư cổ phiếu này.

Nhà đầu tư có thể tính toán hệ số Beta này trên phần mềm excel với hàm tính Slope. Các bước thực hiện tính toán như sau:

Bước 1: Download dữ liệu lịch sử thay đổi giá của cổ phiếu và hệ số VNIndex trên trang investing.com.

Bước 2: Chọn khoảng thời gian thay đổi tương ứng với thị trường và cổ phiếu

Bước 3: Hai file dữ liệu về chỉ số thị trường VN-Index và mã cổ phiếu nào đó gộp vào chung 1 sheet

Bước 4: Sử dụng hàm tính SLOPE để tính toán hệ số Beta.

Giả sử kết quả tính toán nhận được Beta = a. Có thể nói rằng nếu hệ số thị trường tăng 1% thì có thể hệ số cổ phiếu đang tính sẽ tăng tương ứng a%.

hệ số beta
Tính chỉ số Beta bằng phần mềm Excel

Ngoài việc tính toán bằng tay hệ số Beta, các website về tài chính chứng khoán hay các công ty về chứng khoán đều đã hỗ trợ tính toán hệ số này. Chẳng hạn như HSC, MBS, cafef, finance vietstock,…

4. Hệ số Beta tại thị trường chứng khoán Việt Nam

Nếu bạn đang tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán, đặc biệt là tại thị trường chứng khoán Việt Nam thì bạn sẽ thấy rằng hệ số Beta chưa thực sự phát huy hết khả năng phản ánh của nó. Một vài lý do dẫn đến hạn chế đó như là:

Với tổng số 546 công ty đang được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam thì chỉ có khoảng 260 doanh nghiệp đủ điều kiện tiêu chuẩn để thực hiện tính toán Beta. Có thể thấy rằng số lượng này không đủ lớn.

Lịch sử dữ liệu chỉ vỏn vẹn 2 năm. Không đủ độ lớn về thời gian nên chưa có đảm bảo dữ liệu đạt tính ổn định khi tính toán.

Các thông tin dữ liệu mà các doanh nghiệp công bố khá kém chất lượng và tính cập nhật chưa có đủ. Nên việc phân ngành trong Beta bị ảnh hưởng.

Tại Việt Nam thường sử dụng hệ số VN Index, đây là hệ số thị trường. Hệ số này chưa thể thể hiện toàn bộ kinh tế trong nước ta.

Từ bài viết trên, bạn có thêm kiến thức về hệ số Beta, ý nghĩa và các tính toán của chỉ số này. Trước khi muốn đầu tư vào một loại cổ phiếu nào đó, hãy tính toán kỹ hệ số rủi ro của nó so với toàn thị trường để có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Chúc bạn đầu tư hiệu quả.

Từ khóa » Hệ Số Beta Của Chứng Khoán Phi Rủi Ro Là