Hệ Số Lương Cơ Bản Hiện Nay - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Hệ số lương cơ bản là gì?
  • Hệ số lương cơ bản hiện nay
  • Lương cơ bản có bị tính là lương đóng bảo hiểm?

Lương cơ bản và hệ số lương cơ bản là một trong những vấn đề được người lao động rât quan tâm. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới việc thay đổi của hệ số lương cơ bản và cũng không có nhiều người có thể cập nhật được những sự thay đổi này.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Hệ số lương cơ bản hiện nay.

Hệ số lương cơ bản là gì?

Thứ nhất: Tiền lương là gì?

– Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm.

– Bản chất của tiền lương:

+ Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tiền lương là một phần thu nhập quốc dân biểu hiện bằng tiền mà người lao động nhận được để bủ đắp cho lao động đã bỏ ra tùy theo số lượng và chất lượng của người lao động đó. Tiền lương là một phần giá trị mới sáng tạo ra được phân phối cho người lao động để tái xuất sức lao động của mình. Người lao động trong quá trình tham gia sản xuất phải hao phí một lượng sức lao động nhất định và sau đó phải được bù đắp bằng việc sử dụng tư liệu tiêu dùng.

+ Tiền lương dưới Chủ nghĩa xã hội là một bộ phận của thu nhập quốc dân được Nhà nước phân phối cho người lao động vì thế nó chịu ảnh hưởng của một loại nhân tố trình bộ phát triển sản xuất, quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng trong từng thời kỳ và chính sách của Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ kinh tế chính trị trong thời lỳ đó.

+ Tiền lương của người lao động còn phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế xã hội của Đất nước. Một nền kinh tế còn nghèo nàn lạc hậu, các phương tiện sản xuất chưa tiên tiến, trình độ lao động chưa cao, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp thì tiền lương chưa thể cao được.

+ Lúc đó thu nhập quốc dân chưa đủ để đáp ứng nhu cầu cao về tiền lương của toàn xã hội như ta biết thu nhập quốc dân phụ thuộc vào hai yếu tố đó là số lượng lao động trong khu vực sản xuất vật chất và năng suất lao động bình quân của khối sản xuất vật chất.

Thứ hai: Hệ số lương cơ bản là gì?

– Hệ số lương là cơ sở trực tiếp hoặc gián tiếp để trả lương, tính chế độ bảo hiểm xã hội, tính tiền lương làm thêm, ngừng việc, nghỉ phép,… cho người lao động trong khu vực Nhà nước. Trong các đơn vị kinh doanh, người sử dụng lao động có thể xây dựng, điều chỉnh hệ số lương phù hợp với yêu cầu của đơn vị và theo quy định của pháp luật, đảm bảo lợi ích cho người lao động.

– Lương cơ sở là mức lương được dùng làm căn cứ để tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác nhau theo quy định của pháp luật áp dụng cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước.

Lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất mà cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương. Lương cơ sở và lương tối thiểu vùng không phải lương cơ bản mà chỉ căn cứ để xác định lương cơ bản của các đối tượng.

Hệ số lương cơ bản hiện nay

Hệ số lương cơ bản được quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-CLDTBXH, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP và một số văn bản pháp luật khác, cụ thể áp dụng chỉ số hệ số lương tương ứng cho từng cấp bậc, bằng cấp là mức hệ số lương cơ bản khởi điểm cho người vừa tốt nghiệp ở một trình độ nhất định, cụ thể:

– Đối với trình độ Trung cấp: Hệ số lương cơ bản là 1.86.

– Đối với trình độ Cao đẳng: Hệ số lương cơ bản là 2.10.

– Đối với trình độ Đại học: hệ số lương cơ bản là 2.34.

Bên cạnh đó, hệ số lương có thể tương ứng tăng lên theo từng cấp bậc công việc sao cho thỏa mãn mức chênh lệch nhau tối thiểu ở các bậc là 5%.

– Công thức tính lương cơ bản:

Lương cơ bản = Hệ số lương x Mức lương cơ sở.

Trong đó:

+ Hệ số lương: Phụ thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực hay chức vụ.

+ Mức lương cơ sở: Mức lương cơ sở năm 2021 là 1.490.000/tháng (Căn cứ Nghị quyết số 128/2020/QH14, trong năm 2021 chưa thể thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở do ảnh hưởng của đại dịch Covid nên vẫn áp dụng mức lương cơ sở năm 2020).

Lương cơ bản có bị tính là lương đóng bảo hiểm?

– Căn cứ theo quy định tại khoản 2 – Điều 89 – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, quy định: Mức đóng bảo hiểm xã hội bao gồm cả mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

– Các khoản bổ sung khác được xác định theo quy định tại điểm a – khoản 2 và điểm a – khoản 3 – Điều 4 – Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH, cụ thể, các khoản thu nhập của người lao động để tính đóng bảo hiểm xã hội, như sau:

+ Tiền lương.

+ Phụ cấp chức vụ, chức danh,

+ Phụ cấp trách nhiệm.

+ Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

+ Phụ cấp thâm niên.

+ Phụ cấp khu vực.

+ Phụ cấp lưu động.

+ Phụ cấp thu hút.

+ Phụ cấp có tính chất tương tự.

+ Các khoản bổ sung xác định được mức tiền vụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

Do đó, lương cơ bản không phải lương đóng bảo hiểm mà lương đóng bảo hiểm còn bao gồm cả phụ cấp và các khoản bổ sung như chúng tôi đã liệt kê ở trên.

Như vậy, Hệ số lương cơ bản hiện nay đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích một số nội dung liên quan đến lương cơ bản. Chúng tôi mong rằng những nội dung đã trình bày sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Từ khóa » Các Hệ Số Lương Cơ Bản Của Nhà Nước