Hệ Số Vòng Quay Vốn Lưu Động – Ý Nghĩa Và Công Thức Tính ...

Xem nhiều

Best PayPal Local casino Web sites All of us 2024 Web based starscape casino casinos one to Undertake PayPal

Tháng mười 17, 2024

Trong kinh doanh việc quay vòng vốn lưu động mang ý nghĩa rất lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu triệt để hệ số vòng quay vốn lưu động cũng như ý nghĩa và công thức tính vòng quay vốn lưu động chính xác nhất cho doanh nghiệp.

TÓM TẮT BÀI VIẾT

  • I. Hệ Số Vòng Quay Vốn Lưu Động Là Gì?
    • 1. Hệ số vòng quay là gì?
    • 2. Vốn lưu động là gì?
    • 3. Số vòng quay vốn lưu động là gì?
  • II. Ý Nghĩa Của Hệ Số Vòng Quay Vốn Lưu Động
  • III. Các Công Thức Tính Hệ Số Vòng Quay
    • 1. Vòng quay hàng tồn kho (inventory turnover)
  • HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1
  • Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z
    • 2. Vòng quay phải thu khách hàng (accounts receivable turnover)
    • 3. Vòng quay tổng tài sản (asset turnover)
    • 4. Vòng quay tài sản cố định (fixed asset turnover)
    • 5. Vòng quay vốn lưu động (working capital turnover)
    • 6. Vòng quay vốn chủ sở hữu (equity turnover)
  • IV. Cách Quản Lý Vòng Quay Vốn Lưu Động
    • 1. Quản lý tiền mặt
    • 2. Quản lý hàng tồn kho
    • 3. Quản lý nợ tồn đọng

I. Hệ Số Vòng Quay Vốn Lưu Động Là Gì?

1. Hệ số vòng quay là gì?

Hệ số vòng quay (turnover ratio) là một tập hợp các hệ số dùng để đánh giá khả năng của một công ty trong việc chuyển đổi các hạng mục tài sản khác nhau thành tiền mặt hoặc doanh thu. Hiệu suất chuyển đổi được đo lường bằng đơn vị vòng quay (turnover).

Hệ số vòng quay còn được gọi là hệ số quản trị tài sản hoặc chỉ số hiệu suất hoạt động.

2. Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động hay còn có tên gọi khác là tài sản lưu động, là tài sản có giá trị ngắn hạn như tiền lương, hàng tồn kho, tiền đầu tư và một số vốn ngắn hạn khác. Trong kinh doanh, vốn lưu động là thước đo tiền mặt hiện có để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của Doanh nghiệp.

Như đã nói ở trên, nếu trong quá trình hoạt động doanh nghiệp không có nhiều vốn lưu động sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh rất nhiều. Chẳng hạn như chậm lương nhân viên, không thể nhập hàng về kho hoặc không thể mở rộng thêm kinh doanh sản phẩm mới.

Vốn lưu động càng nhiều, doanh nghiệp càng dễ dàng phát triển kinh doanh.

3. Số vòng quay vốn lưu động là gì?

– Vòng quay vốn lưu được được hiểu là số ngày hoàn thành một chu kỳ kinh doanh, chỉ số vòng quay vốn lưu động càng lớn chứng tỏ Doanh nghiệp đang hoạt động ổn định và có thể sử dụng vốn lưu động đạt hiệu quả cao.

– Ví dụ: Một doanh nghiệp thực hiện việc kinh doanh từ bước đầu tiên đến khi ra sản phẩm đem bán thu tiền về để tái sản xuất, điều đó có nghĩa là Doanh nghiệp đã hoàn thành một chu kỳ kinh doanh, gọi là vòng quay vốn lưu động.

Nếu chỉ số vòng quay vốn lưu động thấp, điều đó chứng tỏ chu kỳ kinh doanh có thể kéo dài do các hiện tượng hàng tồn kho… và Doanh nghiệp đang không hoạt động hiệu quả.

II. Ý Nghĩa Của Hệ Số Vòng Quay Vốn Lưu Động

– Dựa vào kết quả của việc tính vòng quay vốn lưu động, Doanh nghiệp có thể xác định được mình đang kinh doanh có hiệu quả hay không?

  • Vòng quay vốn lưu động càng lớn chứng tỏ doanh thu thuần trong bán hàng đang có chiều hướng tăng, trong khi đó chi phí bỏ ra có thể giảm dần hoặc giữ nguyên.
  • Ngược lại, nếu vòng quay vốn lưu động thấp thì chứng tỏ công ty đang hoạt động không hiệu quả.

 – Các doanh nghiệp thường sẽ cố gắng chuyển hóa hàng tồn kho và khoản phải thu thành doanh thu và tiền mặt càng nhanh càng tốt nhằm tạo ra mức sinh lời cao hơn. Đặc biệt, khả năng tạo ra tiền mặt nhanh sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro thiếu tiền để thanh toán các hóa đơn đến hạn.

– Hệ số vòng quay giúp đo lường hiệu quả tạo ra doanh thu và tiền mặt, tức là phản ánh hiệu quả của các khâu như: bán hàng, quản lý hàng tồn kho, thu hồi nợ và tái đầu tư.

+=> Xem thêm: Cơ Cấu Vốn Là Gì? Phân Tích Các Chỉ Tiêu Cơ Cấu Nguồn Vốn Cho Doanh Nghiệp

III. Các Công Thức Tính Hệ Số Vòng Quay

Có 6 hệ số vòng quay phản ánh hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp thường được sử dụng, bạn nên tham khảo công thức tính được trình bày dưới đây.

1. Vòng quay hàng tồn kho (inventory turnover)

Vòng quay hàng tồn kho = (Giá vốn hàng bán) ÷ (Hàng tồn kho bình quân)

Hệ số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.

Hệ số này phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm của ngành và mô hình kinh doanh, chính sách lưu hàng tồn kho của doanh nghiệp.

Vì hàng tồn kho được xây dựng cùng với dự đoán về doanh thu, vòng quay hàng tồn kho đặc biệt nhạy cảm nếu có những biến động trên thị trường và hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh số bán hàng chậm lại, có thể do năng lực bán hàng yếu kém hoặc do thị trường không còn nhu cầu với sản phẩm nữa, chi phí lưu trữ hàng tồn kho có thể trở thành gánh nặng và vòng quay hàng tồn kho sẽ giảm.

HỌC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VIP 1 VS 1

Bộ 11 tài Liệu Chia Sẻ Miễn Phí Tới Các Nhà Đầu Tư Chứng Khoán

Vậy Để Nhận được Bộ 11 Tài Liệu Trên bạn Cần mở Tài Khoản Chứng Khoán của TechcomBank Thành công Theo Link Sau : https://bigdautu.com/tcbs

Đăng ký Mở Tài Khoản

Cách Nhận Bộ 11 Tài Liệu Đầu Tư CHứng Khoán

Mở tài khoản chứng khoán TCBS với Mã giới thiệu iWealth Partner: 105C698138 . Các bạn liên hệ với chúng tôi để Nhận Bộ 11 Tài Liệu Phía Trên chi tiết liên hệ: Facebook Tư Vấn Đầu Tư hoặc Zalo: 0966.192.366

Đăng Ký Học Đầu Tư Chứng Khoán Miễn Phí từ A-Z

Bạn có thể tham khảo thêm công thức tính thời gian tồn kho bình quân (average age of inventory, “AAI”), là số ngày trung bình để một công ty thực hiện một vòng quay hàng tồn kho:

Số ngày tồn kho bình quân = (365 ngày) ÷ (Vòng quay hàng tồn kho)

2. Vòng quay phải thu khách hàng (accounts receivable turnover)

Trong “các khoản phải thu ngắn hạn” trên bảng cân đối kế toán (BCĐKT) bao gồm nhiều hạng mục khác nhau. Vì chúng ta đang xét đến các khoản tiền khách hàng nợ (chiếm dụng) của doanh nghiệp nên theo tôi, công thức sau là hợp lý nhất:

Vòng quay phải thu khách hàng = (Doanh thu thuần) ÷ (Phải thu ngắn hạn của khách hàng bình quân)

Hệ số vòng quay phải thu khách hàng càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, nâng cao dòng tiền mặt, tạo ra sự chủ động về nguồn vốn.

Từ chỉ số vòng quay các khoản phải thu ta tính được thời gian thu tiền khách hàng bình quân (average collection period):

Thời gian thu tiền của khách hàng bình quân = (365 ngày) ÷ (Vòng quay phải thu khách hàng)

3. Vòng quay tổng tài sản (asset turnover)

Vòng quay tổng tài sản = (Doanh thu thuần) ÷ (Tổng tài sản bình quân)

Hệ số này phản ánh hiệu suất sử dụng tài sản hiện có của doanh nghiệp để tạo ra doanh thu. Vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.

Hệ số vòng quay tài sản có xu hướng cao đối với các doanh nghiệp trong một số lĩnh vực nhất định. Ví dụ, mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và bán lẻ có cơ sở tài sản (asset base) tương đối nhỏ nhưng có khối lượng hàng bán cao. Do đó, doanh nghiệp bán lẻ thường có số vòng quay tổng tài sản cao hơn so với ngành khác.

Ngược lại, các công ty trong các lĩnh vực như công nghiệp tiện ích và bất động sản có cơ sở tài sản lớn và hệ số vòng quay tài sản thấp.

4. Vòng quay tài sản cố định (fixed asset turnover)

Vòng quay tổng tài sản cố định = (Doanh thu thuần) ÷ (Tổng tài sản cố định bình quân)

Khác với vòng quay tổng tài sản, hệ số vòng quay tài sản cố định chỉ xét riêng yếu tố tài sản cố định (PP&E) và bỏ qua các loại tài sản khác nhằm đo lường khả năng tạo ra doanh thu từ các khoản đầu tư PP&E. Ngành sản xuất thích hợp sử dụng hệ số này nhất vì doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện mua PP&E (đất đai, nhà xưởng và máy móc) đáng kể để tăng sản lượng đầu ra, và vì các khoản đầu tư vào tài sản cố định có xu hướng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng tài sản của doanh nghiệp sản xuất.

Hệ số này cần được xem xét trong những khoảng thời gian khác nhau vì một số doanh nghiệp sản xuất, ví dụ như sản xuất vật liệu xây dựng có doanh số bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh tế, vòng quay tài sản thấp trong giai đoạn thị trường bất động sản chậm phát triển.

Cũng cần lưu ý rằng, ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể thuê ngoài sản xuất (outsourcing) để giảm sự phụ thuộc vào đầu tư PP&E, trong khi vẫn tăng trưởng doanh thu bán hàng. Điều này giúp cải thiện hệ số vòng quay tài sản cố định.

5. Vòng quay vốn lưu động (working capital turnover)

Vòng quay vốn lưu động = (Doanh thu thuần) ÷ (Vốn lưu động bình quân)

Trong đó:

Vốn lưu động = (Tài sản ngắn hạn) (Nợ phải trả ngắn hạn)

Vốn lưu động luân chuyển trong kinh doanh được bắt đầu từ trạng thái tiền mặt chuyển qua trạng thái vật chất (mua sắm hàng tồn kho, tài sản cố định,…) sau đó trở lại trạng thái tiền mặt ban đầu (bán hàng và thu tiền). Để đạt được trạng thái tiền thành tiền, doanh nghiệp cần 3 giai đoạn gồm dự trữ cho sản xuất, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Hệ số vòng quay vốn lưu động càng lớn thể hiện hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao, khiến vốn lưu động luân chuyển nhanh giúp doanh nghiệp tạo ra tiền mặt và doanh thu nhiều hơn.

Bạn có thể tham khảo thêm công thức thời gian một vòng quay vốn lưu động (kỳ luân chuyển vốn lưu động):

Kỳ luận chuyển vốn lưu động = (360) ÷ (Vòng quay vốn lưu động)

Chỉ tiêu này trả lời cho câu hỏi: “để thực hiện 1 vòng quay vốn lưu đồng cần bao nhiêu thời gian?”. Kỳ luân chuyển càng ngắn thì vốn lưu động luân chuyển càng nhanh, hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.

6. Vòng quay vốn chủ sở hữu (equity turnover)

Vòng quay vốn chủ sở hữu = (Doanh thu thuần) ÷ (Vốn chủ sở hữu bình quân)

Khác với vòng quay tổng tài sản/toàn bộ vốn, hệ số vòng quay vốn chủ sở hữu chỉ xét riêng yếu tố vốn chủ sở hữu và bỏ qua yếu tố vốn vay.

Hệ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

IV. Cách Quản Lý Vòng Quay Vốn Lưu Động

Có 3 điểm cần lưu ý đối với vốn lưu động và nếu thực hiện tốt việc quản lý 3 điểm này, doanh nghiệp đã có thể tự mình làm chủ được nguồn vốn lưu động. Đó là tiền mặt, hàng tồn kho và quản lý nợ tồn đọng.

1. Quản lý tiền mặt

Đây là bước quan trọng trong việc quản lý vốn. Cần xác định được số tiền mặt có trong tài khoản của Doanh nghiệp là bao nhiêu? Và trong đó, bao nhiêu tiền được sử dụng phục vụ cho mục đích kinh doanh hay tất cả đều có thể được sử dụng khi cần thiết.

Việc quản lý tiền mặt giúp Doanh nghiệp kiểm soát và có kế hoạch sử dụng chi phí kinh doanh một cách hiệu quả nhất.

2. Quản lý hàng tồn kho

Đây là vấn đề đối với các Doanh nghiệp. Nếu tình trạng hàng tồn kho quá nhiều, dẫn đến quá trình thu hồi vốn chậm, gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và việc quản lý vốn lưu động. Cần hạn chế hàng tồn kho bằng cách giảm việc sản xuất tràn lan, sản xuất không có đơn hàng.

3. Quản lý nợ tồn đọng

Đây là công việc của bộ phận công nợ và góp một phần không nhỏ vào việc quản lý vốn lưu động. Việc thu hồi nợ tốt giúp Doanh nghiệp có nhiều tiền mặt hơn để bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh.

*** Tất cả là quan điểm cá nhân và không được xem là lời khuyên đầu tư của BIG ĐẦU TƯ! Chúng tôi sẽ cập nhật thêm tin tức và khuyến nghị đầu tư chứng khoán hàng ngày theo đường link : Khuyến Nghị Đầu Tư Chứng Khoán. Và đừng quên một nút like trang  Facebook Tư Vấn Đầu Tư để cập nhật thêm tin tức và học hỏi thêm nhiều kiến thức về thị trường nhé. Mọi thắc mắc nhà đầu tư có thể bình luận ở phía dưới chúng tôi sẽ cố gắng phản hồi sớm nhất.
  • Tel: Mr Hùng – 0966.192.366
  • Zalo 0966.192.366
  • Email: bigdautu.com@gmail.com
Chúc cả nhà đầu tư hiệu quả! Liên Hệ Quảng Cáo Tại Đây

Từ khóa » Hệ Số Vòng Quay Vốn