Hệ Song Bằng Tiếng Anh Là Gì - Hỏi Đáp
Có thể bạn quan tâm
Gần đây tôi được khá nhiều phụ huynh inbox hỏi tìm hiểu về các môn học A Levels và IGCSE do ngày càng nhiều các trường phổ thông tại Việt Nam (bao gồm cả công lập, tư nhân, và quốc tế) triển khai những môn học này. Tôi cũng đọc được bài tóm tắt lộ trình thực hiện IGCSE và A Levels tại các trường công Việt Nam của thày Nguyễn Quốc Thịnh khá chi tiết và rõ ràng. Tuy nhiên, tôi muốn bổ sung một số điểm rất quan trọng để phụ huynh cân nhắc khi cho con theo học song bằng hay hệ Cam. Bài của thày Thịnh tôi xin phép được chia sẻ lại dưới cuối bài, do không share trực tiếp được.
Tôi sẽ phân tích chương trình IGCSE và A Level từ góc nhìn chuyên môn của một cố vấn giáo dục đại học và Điều phối viên chương trình Cambridge tại các trường quốc tế trong nhiều năm qua. Hiện tôi cũng là Giám đốc trung tâm khảo thí Cambridge LV006 tại Riga, Latvia.
- Song bằng là khái niệm sai về bản chất. Tôi không rõ các trường thực hiện và A Level có sử dụng thuật ngữ này chính thức không, nhưng cần làm rõ để tránh hiểu lầm. Khi học sinh thi các môn A level đạt yêu cầu sẽ được cấp Chứng nhận Giáo dục (General Certificate of Education), ghi nhận số môn thi và điểm thi của từng môn. Như vậy, giấy chứng nhận của mỗi học sinh có thể không giống nhau tuỳ thuộc vào số môn thi. Môn nào thi không đạt yêu cầu sẽ không được ghi trong giấy chứng nhận, thí sinh thi không đạt yêu cầu tất cả các môn sẽ không có giấy chứng nhận, và chỉ có báo cáo điểm. Như vậy giấy chứng nhận này hoàn toàn không tương đương với Bằng Tú tài tốt nghiệp phổ thông trung học.
- A Levels không thuộc về chương trình giáo dục phổ thông của Anh. Đây là các môn học dự bị đại học, được đưa vào các trường phổ thông ở Anh (England thôi, các phần khác của vương quốc Anh có cấu trúc giáo dục phổ thông khác, chủ đề này nếu cần phụ huynh có thể tự tìm hiểu) dưới tên gọi 6th Form, chỉ dành cho những học sinh có nguyện vọng nộp hồ sơ dự tuyển đại học. Về nguyên tắc, học sinh ở Anh (England) tốt nghiệp phổ thông sau chương trình O Level hoặc GCSE (tương ứng IGCSE, chỉ dành cho các trường ngoài nước Anh I là International) vào năm 16 tuổi, và hoàn toàn có thể đi làm ngay một cách hợp pháp. Đa phần sau tốt nghiệp có thể học chuyên nghiệp, hoặc học nghề, hoặc học các chương trình dự bị đại học. Giáo dục phổ thông của Anh (England) rất đặc thù và không khớp vào bất kỳ chương trình giáo dục phổ thông của nước nào trên thế giới, kể cả.Scotland! (Các bậc cụ thể bài tóm tắt của thày Thịnh nêu khá rõ.)
- A Levels chỉ là một chương trình dự bị đại học. Dự bị đại học có nhiều chương trình, bao gồm BTEC, Foundation year, Access to HE Diploma, Cambridge Pre-U, v.v. Một số chương trình được cung cấp cho học sinh quốc tế, nên nhiều học sinh có thể chọn học chương trình khác, phổ biến có Foundation year và Pre-U, đặc biệt với Foundation Year, học sinh chỉ phải học 1 năm thay vì 2 năm như A Levels. CAIE tiền thân là CIE (Cambridge International Examinations), vốn là đơn vị khảo thí thực hiện rất nhiều bài thi, trong đó có cả bài thi tiếng Anh theo khung chuẩn châu Âu CEF (A1 đến C2), nên cực dễ nhầm lẫn. Họ không quan tâm đến quá trình học tập tại trường của học sinh, miễn thi đạt điểm là có Giấy chứng nhận, do đó rất nhiều học sinh quốc tế tự học hoặc học trường online rồi đi thi với tư cách ứng viên tự do (private candidate). Cứ có chứng chỉ A level 3 môn đủ đầu vào của các trường đại học là được dự tuyển.
- A Levels là các môn học độc lập, kéo dài 2 năm (năm 1: AS; năm 2: A2; năm 1+2= A Levels), không có kết cấu của một chương trình giáo dục (như IBDP hay Tú tài của Việt Nam). Do đó việc chọn tổ hợp môn cực kỳ quan trọng trước khi học. Tổ hợp 3 môn A Levels sẽ quyết định các lựa chọn về ngành học ở bậc đại học. Khoảng cách độ khó giữa A Levels với IGCSE cực lớn, do nhiều lý do. Như đã nói ở trên, A Levels không thuộc về chương trình phổ thông, và là các môn học ở bậc đại học năm nhất (college level courses), nên không được thiết kế để tiếp nối thuần tuý từ GCSE/IGCSE lên. Với các môn Toán và khoa học, học sinh có thể vượt qua sự cách biệt này dễ dàng hơn với các môn xã hội. Tất cả giáo viên quốc tế tôi từng làm việc đều yêu cầu nhà trường bổ sung khoá tiền A Levels để giúp học sinh IGCSE thành công với A Levels. Rất nhiều học sinh quốc tế với trình độ tiếng Anh bản ngữ và kết quả IGCSE quá bán đạt A*, khi học A Levels vẫn rất chật vật, và để đạt điểm B đã khó khăn. Một ví dụ nhỏ, nếu bạn học IGCSE French: Đây là cái bàn, đây là quyển sách, hôm qua tôi đi uống cà phê với bạn, v.v., còn A Level French: Phân tích cách sử dụng tính từ trong đoạn văn sau của Victor Hugo.
- Trong bối cảnh ngoài vương quốc Anh, IGCSE là một sự lãng phí hoàn toàn nếu không có A Levels. Một trường Cam tư đã cho ra lò 5-6 khoá IGCSE mà mới bắt đầu có khoá A levels đầu tiên. Vậy những lứa IGCSE đầu học xong thì đi đâu? Liệu toàn bộ số học sinh này có học tiếp lên A Levels ở các trường quốc tế? Tôi e là không. Vậy họ làm gì với chứng nhận IGCSE? Treo tường như giấy khen học sinh giỏi? Kết quả IGCSE không cho phép vào thẳng đại học, kể cả tại Anh quốc, học sinh đều phải học qua một chương trình dự bị đại học nào đó mà A levels chỉ là một phương án như đề cập ở trên. Vậy học sinh Việt Nam học IGCSE để làm gì nếu họ tiếp tục với chương trình phổ thông quốc gia? Vì nếu tốt nghiệp phổ thông không có IGCSE, học giỏi TA vẫn có thể nộp hồ sơ đại học các nước bình thường, đi Mỹ vào thẳng chương trình cử nhân, đi các nước như Anh, Úc, Hà Lan thì học thêm 1 năm dự bị (chi tiết tôi sẽ đề cập ở bài khác). Câu hỏi của tôi là: Tại sao lại chỉ chạy IGCSE trong thời gian đầu? Tại sao lại chỉ chạy phần thân mà không có phần ngọn? Họ có cho phụ huynh và học sinh biết mục đích của việc học IGCSE để làm gì không? Kể cả có lập luận rằng học các bộ môn bằng tiếng Anh tốt hơn học tiếng Anh thuần tuý, thì việc bỏ dở hai năm cuối là không thể biện hộ. Nếu nguồn lực nhà trường không đủ chạy cả hai giai đoạn, thì phải tập trung vào giai đoạn cuối là A Levels để giúp học sinh đủ điều kiện vào đại học quốc tế.
- A Levels tại các trường công Việt Nam có nhiều vấn đề. Tôi không nói điều này một cách chụp mũ, mà dựa trên thực tế làm việc với học sinh đang học A Levels Cam công. Khi học sinh cung cấp danh sách môn học A Levels tôi không biết phải nói gì. Học sinh của tôi chỉ có 2 môn AS và một môn gọi là IELTS, còn lại là các môn chương trình quốc gia. Hầu hết các trường đại học trên thế giới (trừ Mỹ) đều yêu cầu tối thiểu 3 môn A Levels. Thông thường học sinh bắt đầu bằng 4 môn ở bậc AS, sau đó bỏ một môn ở năm thứ 2 để tập trung vào 3 môn điều kiện đầu vào đại học. Tại sao nhà trường lại cho phép học sinh học 2 môn? Nếu học sinh thấy A Levels khó thì chỉ nên học chương trình quốc gia, tập trung thêm tiếng Anh, khi tốt nghiệp vẫn nộp hồ sơ đại học quốc tế bình thường. Hai môn AS để làm gì? Chưa kể 2 môn AS này nếu bạn đó có học tiếp được lên A Level và thi đạt điểm thì khi nộp đi Anh, Úc, Hà Lan, vẫn chỉ đủ điều kiện vào Foundation Year, tương đương với bằng phổ thông quốc gia không có A Level. Có thể lập luận học A Levels để lấy tín chỉ ở các trường Mỹ nhưng điều này cũng phụ thuộc vào từng trường và cấu trúc chương trình core của họ, không đảm bảo môn A Level nào hoặc điểm nào cũng lấy được tín chỉ. Hay nhà trường chưa thể chạy môn thứ 3? Nếu thế dở càng dở.
- Lộ trình IGCSE ở các trường công Việt Nam không tối ưu. Việc ép chương trình IGCSE xuống 1,5 năm để học sinh kết thúc IGCSE vào lớp 9 và vẫn có thể thi tốt nghiệp và thi chuyển cấp thực sự rất áp lực cho học sinh. Không phải ngẫu nhiên mà chương trình IGCSE được thiết kế trong 2 năm, với số giờ trên lớp 130 giờ (60, không phải tiết 45)/môn đơn (single award), và 260 giờ/môn đúp (double award ví dụ, Coordinated Science hoặc Combined Science) chưa kể giờ tự học. Ở các trường quốc tế, học sinh học tối thiểu 8 môn IGCSE (4 môn bắt buộc, 4 môn tự chọn), còn ở Anh, học sinh có thể học đến 13 môn GCSE khác nhau. Khi học song bằng, tôi không rõ học sinh Việt Nam phải học bao nhiêu môn IGCSE cùng với các môn học của chương trình quốc gia, nhưng số môn phải đủ điều kiện đầu vào của A Levels (tối thiểu 4). Thông thường ở các hệ hống giáo dục khác, học sinh không phải thi chuyển cấp hay tốt nghiệp cấp hai, nên chỉ tập trung vào IGCSE và dùng điểm IGCSE để được xét tuyển vào A levels. Với các trường quốc tế, cấp 3 gồm 4 năm, nên hai năm đầu (9&10) học sinh học IGCSE và sau đó học tiếp A Levels ở hai năm cuối (11&12).
- Lộ trình A Levels ở các trường công Việt Nam càng không tối ưu. Việc thực hiện A Levels ở lớp 10 và 11 tại các trường công của VN cũng sẽ gây nhiều khó khăn cho học sinh. Như đề cập ở trên A Levels là các khoá học rất khó và sâu, tương đương năm thứ nhất bậc đại học. Chỉ duy có môn Toán là học sinh Việt Nam có thể theo kịp nếu có năng lực, do chương trình Toán của VN khá nặng so với mặt bằng chung của thế giới. Ngay cả các môn khoa học (Lý, Hoá, Sinh, Khoa học Máy tính) nếu học sinh không thực sự đầu tư và có năng lực tiếng Anh vượt trội từ sớm khó có khả năng thành công, do lượng từ vựng chuyên ngành lớn, chưa kể đề cương môn học và tiêu chí đánh giá của bài thi đều dựa vào các kỹ năng học và từ khoá đề bài (command terms), rất xa lạ với các kỹ năng học ở chương trình phổ thông quốc gia. Các môn xã hội của A Levels thì chắc chỉ đếm trên đầu ngón tay các em học sinh lớp 10 của Việt Nam mới học nổi. Lưu ý: A Levels là khoá học kéo dài hai năm chia thành 2 giai đoạn, chứ không chia thành 2 bậc khác nhau về độ khó. Một số môn, giai đoạn AS khó hơn hẳn A2. Về số cấu phần thi, đa phần các môn AS nhiều cấu phần thi hơn A2. Với lộ trình hiện tại, học A Levels Cam công ở Việt nam thì lớp 10 học sinh cũng nếm đủ mật và gai.
- Cam công ở tình trạng hiện tại không đảm bảo chất lượng. Với những thực tế trên, rõ ràng phụ huynh và học sinh phải thực sự cân nhắc khi lựa chọn hệ song bằng. Tôi không rõ khi các trường quyết định thực hiện các chương trình này đã nghiên cứu đầy đủ chưa. Khi làm việc với một số học sinh Cam công, tôi buộc phải hỏi, liệu có phải họ không hiểu rõ chương trình? Hay họ không đủ nguồn lực vẫn cứ làm? Tại sao không có thông tin đầy đủ minh bạch với phụ huynh? Các trường có Điều phối viên chương trình Cambridge không (đây là một vị trí toàn thời gian, tôi e ở trường công Việt Nam sẽ do một cô giáo TA nào đó kiêm nhiệm)? Giáo viên dạy hệ Cam công được đào tạo thế nào? Có giáo viên nước ngoài không, nếu có học sinh và phụ huynh có chấp nhận thích nghi với việc thay đổi giáo viên nước ngoài thường xuyên không (đây là một thực tế ở tất cả các trường quốc tế)? Nếu không thay đổi, thì sẽ là một lộ trình rất dài trước khi các trường phổ thông Việt Nam có thể thực hiện tốt các bậc học IGCSE và A Levels.
- Bài học từ người láng giềng Trung Quốc. Khách hàng lớn nhất của CAIE là Trung Quốc với danh sách hàng trăm trường công chạy A levels. Trung Quốc có hệ thống giáo dục phổ thông khá tương đồng với Việt Nam, chia cấp theo năm và thi chuyển cấp như Việt Nam, nhưng họ thực hiện A Levels cực kỳ hiệu quả. Ba năm làm cố vấn đại học và Cambridge Coordinator tại trường công top 4 của Trung Quốc (Beijing National Day School) giúp tôi nhận ra rất nhiều lý do thành công của họ. 1) Hoàn toàn không chạy IGCSE trừ việc tổ chức thi IGCSE English cho học sinh muốn dùng chứng chỉ này thay cho IETLS. 2) Chỉ chạy A Levels ở lớp 11 & 12, với lớp 10 học tăng cường các môn thi quốc gia và song song chương trình dự bị A Levels (Pre-A Levels) cực kỳ tập trung vào kỹ năng học và nền tảng kiến thức cho từng bộ môn. Trong năm dự bị này học sinh được cố vấn rất kỹ việc chọn môn, đến cuối năm không muốn theo A Levels thì quay lại chương trình quốc gia bình thường. 3) Chương trình quốc tế chỉ dành cho học sinh xác định đi du học, và đầu vào cực kỳ gắt gao, với điểm TOEFL từ 100 trở lên (cuối lớp 9), và bài thi đầu vào Toán và Khoa học mô phỏng bài thi A Levels. 4) Giảm thiểu chương trình quốc gia xuống 4 môn bắt buộc (Hán ngữ, Lịch sử Trung Quốc, Giáo dục công dân và Giáo dục thể chất), để học sinh có thể học cả các môn A Levels và vẫn tốt nghiệp với bằng Tú tài. 5) Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông (Chung Khảo) được rải đều trong năm học 11 và 12 (mỗi môn một thời điểm khác nhau) chứ không dồn vào một mùa hè cuối cấp, nên học sinh hoàn toàn có thể học hệ quốc tế và vẫn tốt nghiệp phổ thông bình thường. Đây là chính sách và quy chế thi từ Bộ giáo dục, điểm khác biệt so với việc thi tốt nghiệp tập trung như ở Việt Nam. 6) Chỉ có những trường có chất lượng hàng đầu và có sự đầu tư ngân sách rất lớn mới được phép thực hiện các chương trình quốc tế, với 100% giáo viên đạt chuẩn Cambridge, và 2/3 giáo viên nước ngoài. Với những lý do trên, thì có lẽ lý do lớn nhất là những người làm chính sách và lãnh đạo các trường Trung Quốc có tầm nhìn chiến lược và biết chính xác họ đang làm gì, để được gì.
Chi tiết về các môn IGCSE và A Levels, đề cương môn học, cách học và chuẩn bị bài thi, cách chọn môn học và những điểm quan trọng cần biết tôi sẽ đề cập trong một bài khác.
Tên gọi của nó đã cho thấy mục tiêu sẽ có cơ hội lấy 2 bằng khi hết THPT:
- bằng tốt nghiệp THPT của Bộ GD-ĐT VN
- chứng chỉ Advanced Level (A-level).
Cả 2 bằng trên phải thi. Chứng chỉ A-level sẽ dựa trên điểm bài thi chứ ko dựa vào điểm tích lũy trong quá trình học.
Chương trình của Cambridge được áp dụng trên 100 nước trên thế giới bởi tính linh hoạt của nó. Các trường có thể chọn ra các môn để xây dựng chương trình riêng cho mình. Thi A-level do các tổ chức độc lập tiến hành như CAIE, AQA, Edexcel, OCRỞ VN, các trường hầu như thi theo bài thi của CAIE.
Độ tuổi Cam Anh là 5t-18t, tức 13 năm, phân bố theo sơ đồ chiến thuật 6-5-2 như sau:
5t -10t: tiểu học (primary) 6 năm, thi primary checkpoint
11t -15t: trung học (secondary) 5 năm, chia thành 2 phần:
- thấp (lower) 3 năm, thi secondary checkpoint
- cao (upper) 2 năm, thi IGCSE.
16t-18t: dự bị ĐH (A-level): 2 năm. Hết năm đầu, hs có thể dự thi AS-level, còn ko thì học hết rồi thi.
Có thể thấy mặc dù học sớm so với ta 1 năm nhưng tiểu học Cam Anh học 6 năm nên hs hệ này lên THCS cùng tuổi hs của VN. Tuy nhiên, phân bố sau đó của họ là 5-2 lệch với của ta là 4-3, dẫn đến việc các trường CAM CÔNG phải thay đổi tiến độ chương trình.
Từ này để chỉ chương trình song bằng cấp 2 (sb2) của 7 trường THCS và cấp 3 (sb3) của 2 trường là CVA và Ams tính đến 2020. Chưa có sb1 nên ta chỉ bàn tới 2 cấp đã có song bằng.
Không nhất thiết phải giống nhau giữa các chương trình song bằng nhưng có lẽ tỉ lệ sau sẽ phổ biến hơn cả: 2,5 năm: lower secondary, hết học kì 1 lớp 8 thi checkpoint
1,5 năm: upper secondary, hết lớp 9 thi IGCSE, chuẩn bị vào sb3
2 năm: học và thi AS và A-level.
Như vậy, đến hết lớp 10 là học sinh có thể thi AS-level (nửa đầu) và trong lớp 11 thi A-level. Trong lớp 12, học sinh tập trung học thi chương trình tốt nghiệp của VN.
MỘT SỐ THAY ĐỔI TRONG TƯƠNG LAI
- Trong 2 năm nữa, thi sb3 phần lớn là các học sinh chưa học sb2, đề thi sẽ mềm hơn đề chuẩn IGCSE, cạnh tranh chưa cao. Hè 2022, học sinh tốt nghiệp từ 7 trường sb2 sẽ cạnh tranh các suất vào sb3 mà hiện chỉ có 2 trường là CVA và Ams là có. Hi vọng từ giờ đến đó sẽ có thêm các trường công mở sb3 để giảm áp lực. Ngoài Cam công, vẫn có Cam từ các trường tư cùng gánh.
- Cũng 2 năm nữa, chương trình phổ thông mới sẽ áp dụng từ đầu cấp. Thay đổi cấu trúc lớn là ở cấp 2 khi không còn riêng rẽ các môn Lí, Hóa, Sinh mà thay vào đó là Khoa học tự nhiên, khá giống với cấu trúc của sb2, hi vọng 2 chương trình sẽ bổ trợ cho nhau tốt hơn.
Trên đây là tóm lược ngắn gọn về chương trình song bằng cấp 2 và 3 cùng lộ trình dự kiến. Về nội dung cụ thể các môn học, tôi xin trình bày ở các bài sau. Nếu có sai sót gì thì nhờ các bạn ném sỏi giùm.
Ghi chú: các lớp dùng trong bài này và ảnh kèm theo là lớp VN.
Từ khóa » Hệ Song Bằng Tiếng Anh Là Gì
-
Hệ Song Bằng đại Học Là Gì - Học Tốt
-
Song Bằng Trong Tiếng Anh Là Gì
-
NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ HỆ SONG BẰNG CAMBRIDGE
-
Song Bằng Hợp Lý Khi Nào? ( Bài Viết Về Hệ Song Bằng Cambridge ở ...
-
Tổng Hợp đề Thi Vào Lớp 6 Hệ Song Bằng Cambridge - TiengAnhK12
-
Hệ Song Bằng Cambridge Công Lập-chương Trình Ngoại Chi Phí Việt
-
Hệ Song Bằng Chu Văn An - Xây Nhà
-
Chương Trình Học Bằng Tiếng Anh Hệ Song Ngữ Trường Quốc Tế ...
-
Cấu Trúc đề Thi Tiếng Anh Hệ Song Bằng Cambridge - AFamily
-
Học Sinh Tốt Nghiệp THCS Hệ Song Bằng Chưa Biết 'đi đâu, Về đâu'
-
SONG NGỮ CLIL: TẢN MẠN VỀ CHƯƠNG TRÌNH TÍCH HỢP VÀ ...
-
Eraschool Có Chương Trình Song Bằng Cambridge Không?
-
NGÀNH NGÔN NGỮ ANH: "NGƯỜI LÀM CẦU NỐI" - Tuyển Sinh BUH
-
Thí Sinh Thi Bằng Tiếng Anh để Vào Lớp 10 Hệ Song Bằng Việt Nam