Hệ Thần Kinh Thực Vật Là Gì? Cấu Tạo Và Chức Năng?

Tình trạng mất cân bằng của Hệ thần kinh thực vật gây ra chứng rối loạn thần kinh thực vật (rối loạn thần kinh tim). Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem Hệ thần kinh thực vật là gì? Cấu tạo và chức năng Hệ thần kinh thực vật như thế nào? Làm gì để có hệ thần kinh thực vật khỏe mạnh?

Hệ thần kinh thực vật là gì?

Hệ thần kinh thực vật còn có tên gọi khác là hệ thần kinh tự chủ (ANS – autonomic nervous system) được điều khiển bởi vùng dưới đồi trong não. Đây là 1 phần của hệ thần kinh ngoại vi ảnh hưởng tới chức năng của các cơ quan nội tạng.

Hệ thần kinh thực vật là hệ thống thần kinh kiểm soát các hoạt động của cơ quan trong cơ thể một cách tự động không phụ thuộc vào bộ não như nhịp tim, huyết áp, tiểu tiện, tiêu hóa…

Cấu tạo hệ thần kinh thực vật (TKTV)

Hệ TKTV gồm 2 nhánh là Hệ thần kinh giao cảm và Hệ thần kinh đối giao cảm (phó giao cảm).

Hệ giao cảm

  • Trung khu của hệ giao cảm phân bố ở sừng bên chất xám tuỷ sống từ ngực 1 đến thắt lựng 2 – 3
  • Hệ thần kinh giao cảm được coi là hệ thống “chạy và hoạt động”

Hệ đối giao cảm

  • Trung khu hệ phó giao cảm phân bố ở 3 nơi: não giữa, hành cầu não và các đốt cùng của tuỷ sống
  • Hệ thần kinh đối giao cảm được coi là hệ thống “nghỉ ngơi và tiêu hóa”

Trong nhiều trường hợp, 2 hệ thống này hoạt động theo hướng đối lập, trong khi một hệ thống kích hoạt phản ứng sinh lý thì hệ thống kia ức chế nó. Một cách ngắn gọn, cơ chế làm việc của 2 hệ thống này là Kích thích và Ức chế.

Trong một vài trường hợp khác, hệ thống thần kinh giao cảm là “hệ vận động đáp ứng nhanh” còn hệ thần kinh đối giao cảm là “hệ làm giảm chậm”.

Chức năng hệ thần kinh thực vật

Một cách chung nhất, chức năng của hệ thần kinh thực vật là điều hòa quá trình chuyển hóa vật chất, điều hòa hoạt động các cơ quan nội tạng và của chính hệ thần kinh trung ương.

Tùy thuộc vào trạng thái của các cơ quan mà hệ thần kinh thực vật có thể tác động theo hướng phát động hay điều chỉnh giảm nhẹ. Xung động truyền tới từ các dây thần kinh giao cảm làm tăng hoạt động, xung động truyền tới từ dây thần kinh phó giao cảm làm giảm hoạt động. Sự tác động này tạo ra ảnh hưởng điều chỉnh cho cơ quan đó.

Bảng chi tiết tác động của hệ thần kinh thực vật lên các bộ phận cơ thể

Nhận xét: Qua bảng trên ta nhận thấy như sau:

  • Hệ giao cảm kích thích một số cơ quan nhưng lại ức chế một số cơ quan khác. Hệ đối giao cảm cũng như vậy
  • Hệ giao cảm và đối giao cảm làm việc đối lập với nhau. Trong khi hệ này kích thích thì hệ kia ức chế
  • Phần lớn các cơ quan trong cơ thể có một hệ chi phối mạnh hơn so với hệ kia

Trên đây là tóm tắt về hệ thần kinh thực vật là gì? Thành phần và chức năng của hệ thần kinh thực vật một cách cơ bản. Sự rối loạn, mất cân bằng của hệ thần kinh thực vật gây ra chứng Rối loạn thần kinh thực vật làm suy giảm chất lượng cuộc sống của nhiều người. Để tìm hiểu xem rối loạn thần kinh thực vật là gì và cách điều trị thế nào mời bạn xem bài viết này.

Bài viết liên quan

  • Buồn bực chân tay là bị bệnh gì?

  • 14 Cách giải tỏa stress, căng thẳng, lo âu hữu hiệu

  • Trằn trọc khó ngủ phải làm sao?

Từ khóa » Thần Kinh Thực Vật Gồm Mấy Hệ