Hệ Thần Kinh Thực Vật: Những điều Mà Bạn Chưa Biết - YouMed
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Cấu trúc của hệ thần kinh thực vật
- Hoạt động chức năng của hệ thần kinh thực vật
- Chức năng của hệ thần kinh thực vật
- Rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật
Hệ thần kinh thực vật hay còn gọi là hệ thần kinh tự chủ là một thành phần của hệ thống thần kinh ngoại biên, giúp điều hòa quá trình sinh lý không tự ý bao gồm nhịp tim, huyết áp, hô hấp, tiêu hóa và hưng phấn tình dục.
Cấu trúc của hệ thần kinh thực vật
Hệ thần kinh thực vật gồm hai phần: giao cảm và đối giao cảm. Hệ đối giao cảm giúp thúc đẩy chức năng duy trì và bảo toàn năng lượng. Trong khi đó, hệ giao cảm giúp thúc đẩy cơ thể trong quá trình hoạt động.
Cả hai hệ giao cảm và đối giao cảm đều có thể tác động lên cùng một cơ quan nhưng chúng lại có tác dụng đối ngược nhau. Trong khi một hệ gây kích thích co thắt cơ trơn và tăng tiết một số tuyến, thì hệ kia lại gây dãn cơ trơn và giảm tiết một số tuyến. Thông qua hoạt động đối nghịch này, hai hệ hoạt động cân bằng để giúp cơ thể hoạt động hiệu quả.
Vai trò của hệ đối giao cảm
Hệ đối giao cảm hay còn được gọi là hệ thống “nghỉ ngơi và tiêu hóa” giúp cơ thể sử dụng năng lượng thấp nhất có thể, ngay cả khi điều hòa các hoạt động sinh tồn như tiêu hóa thức ăn và đại tiện, tiểu tiện.
Hoạt động của hệ giao cảm được mô tả tốt nhất ở một người nghỉ ngơi sau bữa ăn và đọc sách thư giãn. Khi đó, huyết áp và nhịp tim được điều hòa ở mức thấp; dạ dày ruột sẽ hoạt động để tiêu hóa thức ăn, đồng tử co nhỏ và thấu kính của mắt sẽ điều tiết để giúp bạn hình rõ hình ảnh ở gần (ví dụ như hình ảnh tạp chí).
Xem thêm: Dây thần kinh thẹn có chức năng như thế nào?
Vai trò của hệ giao cảm
Hoạt động của hệ giao cảm (hay còn được gọi là hệ thống “chiến đấu” hay “bỏ chạy” sẽ thấy rõ khi chúng ta hưng phấn, kích động hoặc trong những tình huống khẩn cấp, nguy hiểm. Để dễ hình dung, bạn hãy thử tưởng tượng mình đang đi trên một con đường tối, vắng vẻ giữa đêm khuya, khi ấy bạn cảm thấy sợ hãi, tim bạn đập nhanh, thình thịch, bạn thở sâu, da lạnh, đỗ mồ hôi, đồng tữ giãn. Thì đây chính là những dấu hiệu của hệ giao cảm.
Hệ giao cảm không những gây kích thích, gia tăng các hoạt động mà còn giảm bớt các hoạt động không cần thiết như tiêu hóa thức ăn. Ví dụ như nếu bạn đang ra sức chạy trốn khỏi tên bắt cóc, thì việc tiêu hóa thức ăn có thể chờ đợi sau. Điều quan trọng tại thời điểm đó là cung cấp cho cơ thể bạn mọi thứ để thoát khỏi nguy hiểm.
Hoạt động chức năng của hệ thần kinh thực vật
Hệ thần kinh thực vật hoạt động bằng cách nhận thông tin từ môi trường và các bộ phận khác của cơ thể. Hệ thống giao cảm và đối giao cảm có xu hướng hoạt động đối lập nhau, trong đó một hệ thống sẽ kích thích và một hệ thống sẽ ức chế.
Phần lớn, kích thích sẽ xảy ra thông qua hệ thống giao cảm và ức chế, thông qua hệ đối giao cảm. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp ngoại lệ đã được tìm thấy.
Ví dụ, hệ thần kinh giao cảm hoạt động sẽ làm tăng huyết áp, trong khi đó hệ đối giao cảm sẽ làm hạ áp. Tuy nhiên, trong hệ thống tiêu hóa, thì hệ giao cảm làm giảm hoạt động tiêu hóa và đối giao cảm làm tăng hoạt động tiêu hóa. Hai hệ thống sẽ phối hợp hoạt động để điều hòa cơ thể tùy theo tình huống và nhu cầu cụ thể.
Chức năng của hệ thần kinh thực vật
Hệ thần kinh thực vật giúp điều hòa nhiều hoạt động trong cơ thể người bao gồm:
- Tiêu hóa.
- Huyết áp.
- Nhịp tim.
- Đại tiện, tiểu tiện.
- Phản xạ đồng tử.
- Nhịp thở.
- Hoạt động tình dục.
- Nhiệt độ cơ thể.
- Chuyển hóa.
- Cân bằng điện giải.
- Sản xuất dịch tiết cơ thể như mồ hôi và nước bọt.
- Đáp ứng cảm xúc.
Các con đường thần kinh thực vật kết nối với những cơ quan khác nhau của cơ thể đến thân não hoạc tủy sống. Ngoài ra, cũng có hai chất dẫn truyền thần kinh quan trọng làm nhiệm vụ kết nối trong hệ thống thần kinh thực vật:
- Acetylcholine thường được sử dụng trong hệ phó giao cảm, có tác dụng ức chế.
- Norepinephrine thường hoạt động trong hệ thống giao cảm, có tác dụng kích thích cơ thể.
Rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật
Rối loạn này xảy ra khi các sợi thần kinh của hệ thần kinh thực vật bị tổn thương. Mức độ rối loạn có thể từ nhẹ đến nặng thậm chí đe dọa tính nặng và có thể ảnh hưởng một phần hoặc toàn bộ hệ thần kinh thực vật. Đôi khi những nguyên nhân gây ra rối loạn là tạm thời và có thể hồi phục. Tuy nhiên, có những nguyên nhân khác gây rối loạn mãn tính hoặc kéo dài, và có thể nặng dần theo thời gian.
Đái tháo đường và bệnh Parkinson là hai ví dụ về tình trạng mãn tính có thể dẫn đến rối loạn chức năng của hệ thần kinh thực vật.
Các triệu chứng
Rối loạn có thể ảnh hưởng đến một phần nhỏ hoặc toàn bộ hệ thần kinh thực vật. Một số triệu chứng có thể xuất hiện khi bị rối loạn chức năng hệ thần kinh thực vật gồm:
- Chóng mặt và choáng váng khi thay đổi tư thế hoặc hạ huyết áp tư thế.
- Không có khả năng thay đổi nhịp tim khi tập thể dục hoặc không có khả năng tập thể dục. Bởi vì, bình thường, khi cơ thể chúng ta hoạt động mạnh và nhiều như tập thể dục, tim chúng ta cần phải đập nhanh hơn để bơm đủ máu lên não, cơ và các vùng khác.
- Mồ hôi tiết bất thường, có thể có lúc tiết rất nhiều mồ hôi, có lục lại không tiết đủ mồ hôi.
- Khó tiêu hóa ví dụ như mất cảm giảm ngon miệng, đầy bụng, tiêu chảy, táo bón.
- Các vấn đề về tiết niệu như tiểu khó, tiểu không tự chủ, không thể làm trống bàng quang hoàn toàn.
- Những vấn đề về tình dục ở nam giới như khó xuất tinh hoặc duy trì cương. Còn ở phụ nữ thường gặp khó khăn như khô âm đạo, khó đạt cực khoái.
- Vấn đề về thị lực như nhìn mờ, hoặc không có khả năng phản xạ nhanh với ánh sáng.
Các phương pháp điều trị
Điều trị rối loạn chức năng thần kinh sẽ bằng cách giải quyết các triệu chứng. Nếu có một căn bệnh gây ra rối loạn chức năng thần kinh, thì vấn đề quan trọng nhất là kiểm soát nguyên nhân càng sớm càng tốt.
Thông thường, hạ huyết áp tư thế thường có thể cải thiện bằng cách thay đổi lối sống và điều trị thuốc. Các triệu chứng của hạ huyết áp tư thế có thể đáp ứng với:
- Kê cao đầu.
- Uống đủ nước.
- Thêm muối vào chế độ ăn.
- Mang vớ để giảm tụ máu ở chân.
- Thay đổi tư thế một cách chậm rãi.
Tổn thương dây thần kinh rất khó chữa. Vật lý trị liệu, dụng cụ hỗ trợ đi lại, ống cho ăn và các phương pháp khác có thể cần thiết để giúp điều trị các tổn thương thần kinh nghiêm trọng hơn.
Hệ thần kinh thực vật là một hệ thống rất quan trọng trong cơ thể chúng ta. Nó giúp điều hòa và cân bằng các hoạt động của cơ thể. Nếu như rối loạn chức năng của hệ thần kinh thực vật có thể khiến cho bạn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Do đó, hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào của rối loạn hệ thần kinh thực vật. Chẩn đoán và điều trị sớm bệnh nền có thể giúp làm chậm tiến triển của bệnh và giảm bớt các triệu chứng. Mọi thông tin trên đều mang tính chất tham khảo.
Từ khóa » Thần Kinh Thực Vật Gồm Mấy Hệ
-
Hệ Thần Kinh Thực Vật | Vinmec
-
Hệ Thần Kinh Thực Vật Là Gì? Cấu Tạo Và Chức Năng?
-
Đại Cương Và Phân Loại Hệ Thần Kinh Thực Vật - Health Việt Nam
-
Tổng Quan Về Hệ Thần Kinh Tự Chủ - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Hệ Thần Kinh Tự Chủ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chặn Hệ Lụy Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật Khó Thở - Những điều Cần Lưu Tâm
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật: Tìm Hiểu để Biết Cách điều Trị - Hello Bacsi
-
Giải Phẫu Sinh Lý Hệ Thần Kinh Thực Vật
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật - Tuổi Trẻ Online
-
Trị Dứt điểm Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật được Không? - Báo Tuổi Trẻ
-
Rối Loạn Thần Kinh Thực Vật | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Thần Kinh Thực Vật Là Gì? Chức Năng Và Cấu Tạo Của Hệ Thần Kinh ...