HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA LÀ GÌ? | Biến Tần - Bien Tan - Vĩnh Thiên
Có thể bạn quan tâm
HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA
Hệ thống đánh lửa là động cơ chế hoà khí như động cơ xăng, động cơ gazozen, động cơ chạy bằng khí đốt… cần có tia lửa điện đốt cháy hỗn hợp trong xilanh động cơ. 2.1. NHIỆM VỤ: Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ đốt cháy hỗn hợp đốt trong xilanh của động cơ chế hoà khí ở một thời điểm nhất định theo một thứ tự nhất định, thay đổi góc đốt sớm tuỳ theo số vòng quay trục cơ, tải trọng của động cơ và chủng loại nhiên liệu. 2.2. YÊU CẦU: 2.2.1. Đặc điểm của tia lửa điện: Các động cơ hiện đại có tỉ số nén cao, số vòng quay cao, nhiều xi lanh, nhiên liệu (xăng là chủ yếu) đa dạng thì tia lửa phải đốt cháy triệt để nhiên liệu để tạo ra hiệu suất cao nhất và tránh ô nhiễm môi trường do đó tia lửa điện phải đạt tới 20.000 tia lửa/ phút; phóng tia lửa qua khe hở điện cực bugi 0,6 1,2 mm thời gian đốt cháy 2 4 ml giây, công sản ra một tia lửa là 20 30 mêgajun. 2.2.2. Thời điểm đánh lửa: Tia lửa bật ra ở bu gi phải đúng thời điểm là piston gần điểm chết trên cuối kỳ nén để khi piston đến điểm chết trên thì hỗn hợp đốt cháy gần hoàn toàn tạo ra áp suất cao nhất dịch chuyển piston sinh công, vì nhiên liệu phải cháy mất một thời gian 2 4 ml giây. Trong thực tế piston còn cách Đ.C.T một khoảng x (nghĩa là khuỷu tay quay trục cơ tạo với trục đứng xi lanh một góc 0) thì tia lửa điện bugi phải bật ra (ở kỳ nén) Ví dụ: Ô tô ầẩở-130 = 90; x= 2,52,8 mm ÃÀầ-53A = 40 ; x= 1,82 mm PD-10 M = 270; x= 5,86 mm Honda-50 = 150; x= 2,83 mm Nếu thời điểm đánh lửa quá sớm (x, lớn quá quy định) thì động cơ hoạt động cứng piston, xilanh, vòng găng, biên, bạc, ắc chịu va đập mạnh, chóng hao mòn, công suất động cơ giảm, có tiếng gõ kim loại trong máy. Nếu thời điểm đánh lửa quá muộn (x, nhỏ hơn quy định) , quá trình cháy xảy ra ở thì sinh công, cháy dọc xi lanh do đó giảm công suất, máy nóng khó khởi động, nhiên liệu cháy không cạn kiệt ô nhiễm môi trường, nhiệt độ động cơ cao có thể sôi nước làm mát. 2.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời điểm đánh lửa: Số vòng quay trục cơ càng cao thì góc đánh lửa càng lớn, tải trọng động cơ càng nhỏ thì góc đánh lửa càng lớn, nhiên liệu (xăng) có tính chống kích nổ tốt (trị số ốc tan lớn) thì góc đánh lửa càng nhỏ.
2.3. PHÂN LOẠI 2.3.1. Hệ thống đánh lửa ắc quy thông thường Hệ thống đánh lửa ắc quy thông thường được sản xuất đến thập kỷ 80 về trước, nó được áp dụng trên các loại xe G.M.C, giải phóng, hon đa 250, S90 a. Sơ đồ và nguyên lý làm việc: Những bộ phận chính của Hệ thống đánh lửa gồm có: ắc quy, ampe kế A, khoá điện; điện trở phụ, công tắc khởi động, bô bin (có cuộn dây sơ cấp W1 cuộn dây thứ cấp W2), bộ chia điện (có tụ điện C, cam, các tiếp điểm KK, bộ phận phân phối điện cao áp ), Bugi , các dây cao áp v.v. * Khi tiếp điểm KK đóng: Có dòng điện sơ cấp chạy qua cuộn dây W1; dòng điện sơ cấp tăng từ trị số 0 đến giá trị ổn định, trong quá trình ấy từ thông trong lõi thép biến thiên sẽ cảm ứng Sđđ sơ cấp 200300 V, còn Sđđ thứ cấp W2 là 15002000 V không đủ khả năng đánh lửa qua chân chấu bugi. Dòng điện sơ cấp đi như sau: ắc quy – ampe kế – cầu chì – khoá điện IG2 – Điện trở phụ – W1 – KK đóng ra mát- về âm ắc quy. * Khi tiếp điểm KK mở: Dòng điện sơ cấp bị cắt đột ngột, từ thông trong lõi thép biến thiên nhanh chóng do đó trong cả hai cuộn dây sơ cấp đều xuất hiện sđđ tự cảm vì hai cuộn dây mắc nối tiếp, nên trị số tới 15.00020.000 V đánh lửa ra bugi (theo một thứ tự nhất định). Dòng điện thứ cấp đi như sau: cuộn dây thứ cấp W2- con quay- bộ chia điện – dây cao áp- bugi- ra mát- về mát ắc quy – ampe kế- cầu chì – khoá điện – điện trở phụ – W2. * Tụ điện C mắc song song với tiếp điểm KK: Có tác dụng bảo vệ cặp tiếp điểm KK ít bị cháy rỗ thúc đẩy quá trình biến thiên dòng sơ cấp trong lõi thép nhanh hơnđể có SĐĐ tự cảm lớn hơn. * Điện trở phụ: – Ổn định dòng điện mạch sơ cấp. – Khi khởi động động cơ bằng máy đề thì năng lượng điện hầu như cung cấp cho máy đề (500 1000A); muốn nâng cao dòng điện sơ cấp của hệ thống đốt cháy thì phải nối tắt điện trở phụ bằng công tắc ST2 *Nhận xét: Tia lửa điện bật ra ở bugi mạnh hay yếu tuỳ thuộc vào số xi lanh của động cơ, số vòng quay trục cơ và khả năng phục hồi trị số lớn nhất của dòng sơ cấp.
Mọi thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ:
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP VĨNH THIÊN
Địa chỉ: Số 83, Đường Số 3, P.Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TPHCM
Điện thoại: (028) 3817.0473 – 3817.0474
Fax: (028) 38170475
Email: info@vinhthien.com
Website: www.vinhthien.com
Từ khóa » Bộ Phận đánh Lửa Là Gì
-
Hệ Thống đánh Lửa: Nhiệm Vụ, Cấu Tạo, Phân Loại Và Sự Cố Thường Gặp
-
Hệ Thống đánh Lửa điện Tử: Cấu Tạo, Phân Loại, Nguyên Lý Hoạt động
-
Bô Bin đánh Lửa Là Gì? Nhận Biết Dấu Hiệu Hư Hỏng Và Cách Kiểm Tra
-
Hệ Thống đánh Lửa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Hệ Thống Đánh Lửa Trên Ô Tô – Kiến Thức Cơ Bản Cần Biết
-
Bô Bin đánh Lửa: Dấu Hiệu Hư Hỏng Và Cách Kiểm Tra - Xe ô Tô
-
Hệ Thống đánh Lửa Là Gì? Một Số Loại Hệ Thống đánh ...
-
Tìm Hiểu Và Phân Loại Hệ Thống đánh Lửa Trên Bếp Gas
-
Khám Phá Cấu Tạo Của Mobin đánh Lửa Trên | DRPO Việt Nam
-
TỔNG QUAN CHUNG VỀ HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRÊN Ô TÔ
-
Hệ Thống đánh Lửa Có ở Loại động Cơ Nào? Nhiệm Vụ Và Nguyên Lý
-
Cấu Tạo Hệ Thống đánh Lửa, Mobin đánh Lửa, Bộ Chia điện Trên ô Tô
-
Tìm Hiểu Về Hệ Thống Đánh Lửa Điện Tử Trên Xe Ô Tô
-
Tìm Hiểu Hệ Thống đánh Lửa điện Tử Trên ô Tô - Totachi Hà Nội