Hệ Thống Di Chuyển Bằng Bánh Lốp - Cầu Trục Thái Long

Hệ thống di chuyển của máy xây dựng đã được đề cập từ bài trước với hệ thống di chuyển bằng xích tiếp đến trong bài này chúng tôi sẽ cho bạn biết thêm một hệ thống khác nữa đó là hệ thống di chuyển bằng bánh lốp.

Đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng loại hệ thống này:

+ Ưu điểm:

– Có độ bền và tuổi thọ máy cao (từ 30000 – 40000km, 2500 – 3000h).

– Có vận tốc di chuyển cao từ 50 đến 50 km/h

– Chuyển động êm với trọng lượng nhỏ.

+ Nhược điểm:

– Áp suất tác dụng lên nền lớn từ 0,15 đến 0,5 Mpa

– Máy dễ bị lún trên đất nền.

– Độ bám nhỏ.

– Máy dễ bị trượt trên nền

– Có khả năng vượt dốc khá kém.

Đối với những loại máy cần độ ổn định cao như cần trục, máy xúc một gàu, máy bánh lốp còn có hệ thống chân tựa để tăng độ ổn định cho máy khi làm việc.

Hệ thống di chuyển bằng bánh lốp

Hình ảnh cần trục di chuyển bằng bánh lốp có chân tựa

+ Hệ thống di chuyển trên ray

Với  lực cản khi di chuyển nhỏ cộng thêm với cấu tạo đơn giản cùng với giá thành lại thấp, độ tin cậy và tuổi thọ cao nên hệ thống ray thường được ưu tiên trong các nhà máy cơ khí.

Nhưng loại hệ thống di chuyển này lại có một nhược điểm đó chính là tính cơ động rất thấp do phải lắp ở một vị trí hay địa điểm nhất đinh, ngoài ra hệ thống này chỉ di chuyển theo một thuyến nhất đinh.

Chi phí bỏ ra để xây dựng hệ thống đường ray và lắp đặt các lại máy cho hệ thống rất đắt đỏ.

Ngoài ra khi chuyển máy đi đến chỗ khác thì càng khó khăn hơn khi phải tháo rời tháo dỡ từng bộ phận đường ray.

>>>Xem thêm: Các loại cầu trục bánh lốp từ 200 tấn đến 800 tấn

Bài tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về hệ thống này và hệ thống di chuyển trên phao, hệ thống di chuyển bước.

Từ khóa » Hệ Thống Bánh Lốp