Hệ Thống đo Lường Trong Làm Bánh Và Nấu ăn | Candy Can Cook

4.3K PinShareTweet0 Shares

Tớ vừa mượn được cuốn sách rất hay “Baking with Julia”, dựa theo show truyền hình của Julia Child, một nhân vật chắc hẳn không ít người biết tới. Tớ say sưa xem các công thức và các loại bánh và mơ ước mình có thể thực hiện được hehe … Thật ra, nếu có điều kiện được đi học là một điều may mắn, nếu không có điều kiện thì tự học cũng không phải là ý định tồi. Lại nhớ cái thời lần đầu tiên qua Mỹ, lần đầu tiên tự bake miếng bánh ra vừa hồi hộp vừa thấy vui vui. Không ít lần thất bại vì tớ còn không biết và hiểu cách vận hành lò nướng như thế. Khuôn còn không có, mua loại khuôn rẻ tiền nhiều khi cũng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng bánh. Đã vậy, vì tiết kiệm nên muốn làm cái gì cũng phải đọc kĩ, khi mua nguyên liệu gì thì phải nghĩ là dùng được nhiều món, có xứng đáng để đầu tư hay không hehe … Cơ mà khó khăn mấy nhưng tớ tin rằng ai thích và ham mê thì cũng có thể thử và làm được. Mình chưa làm được nhiều loại bánh chuyên nghiệp và khó phức tạp, thì cứ bắt đầu bằng những loại bánh đơn giản và gần gũi như chính bữa cơm hàng ngày của mình là được, phải không mọi người ;) … Đây là một trong những loại bánh được coi là “có vẻ phức tạp” đầu tiên tớ thức hiện được thành công- bánh Su kem ^^

Bánh su kem (Cream puffs hay là Choux à la crème ) mát lạnh :X

Bánh su kem (Cream puffs hay là Choux à la crème ) mát lạnh :X

Và để chia sẻ về quá trình tự học làm bánh của tớ, từ entry này, tớ xin được chia sẻ thêm về những kinh nghiệm, những kiến thức rất cơ bản trong làm bánh. Hầu hết các kiến thức này tớ lượm lặt ở nhiều nơi (các blog làm bánh nổi tiếng, và đặc biệt là cuốn Baking with Julia). Hi vọng với loạt bài viết này, sau khi đọc xong, mọi người sẽ biết thêm kiến thức về các loại nguyên liệu làm bánh, cách đong đo nguyên liệu, các loại khuôn cơ bản trong làm bánh và ti tỉ những thứ nho nhỏ khác. Ai cũng có cùng sở thích và đam mê làm bánh thì hãy cũng tớ “bước chân” vào thế giới mới đầy thú vị này nhé ^^

Trước hết, xin giới thiệu với cả nhà về cách đổi hệ thống đo lường làm bánh. Thông thường người Việt mình khi làm bánh thường dùng hệ thống đo lường là gram, ki-lo-gram, ml hay lít. Tuy nhiên, đa số các công thức làm bánh (nhất là công thức quốc tế) thường dùng hệ thống đo lường là cup, teaspoon, and tablespoon, có khi lại là ounce, pints, quart, gallon (Trao ôi nhức hết cả đầu :D) . Nếu ai theo dõi blog tớ thì ở một số công thức, kể cả công thức dành cho các món ăn thường, tớ cũng dùng cup, teaspoon, tablespoon để đo lường. Đơn giản là vì tớ đang ở Mỹ và có trong tay sẵn các công cụ đo lường này.

Theo tớ, để làm bánh được điều tiên bạn cần chính là các công cụ đo lường cơ bản này. Vì nếu mua các dụng cụ đo lường này bằng nhựa thì giá thành cũng không đắt bằng việc bạn phải mua một cái cân (Tất nhiên cân cũng là một dụng cụ thiết yếu trong làm bánh nhưng bạn có thể mua nó sau cũng được). Đo lường chính xác là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tới thành công của việc làm bánh. Tin tớ đi vì tớ cũng đã không ít lần nhảm nhí làm hỏng bánh vì đo lường sai đâu hehe.

Đây chính là cup và các loại thìa (teaspoon, tablespoon) dùng trong đò lường khi làm bánh.

Cup và thìa dùng trong đo lường khi làm bánh

Cup và thìa dùng trong đo lường khi làm bánh và nấu ăn

Dưới đây là bảng đổi hệ thống đo lường trong nấu ăn nói chung và làm bánh nói riêng của hệ thống đo lường Mỹ ra thể tích (ml hoặc lít)

Bảng đổi hệ thống đo lường của Mỹ ra thể tích (ml)

Bảng đổi hệ thống đo lường của Mỹ ra thể tích (ml)

Còn đây là bảng đổi giữa các đơn vị trong hệ thống đo lường của Mỹ như cup, teaspoon và tablespoon, oz hay quarts etc.

Bảng đổi giữa các đơn vị trong hệ thống đo lường Mỹ

Bảng đổi giữa các đơn vị trong hệ thống đo lường Mỹ

Một điều lưu ý là thể tích của các nguyên liệu có thể giống nhau nhưng khối lượng sẽ là khác nhau. Vì thế, khi chuẩn bị đo lường các nguyên liệu để làm bánh, mọi người nhớ chọn cho mình một cách đo lường  (khối lượng hay thể tích) để có thể đo các nguyên liệu cho thật chính xác. Ví dụ như 1 cup đường trắng (granulated sugar) có khối lượng là 200 grams trong khi 1 cup đường nâu (brown sugar) lại có khối lượng là 210 grams. Dưới đây là bảng đo lường một số nguyên liệu thường gặp trong làm bánh với cả thể tích và khối lượng để mọi người tham khảo.

Bảng đo lường các nguyên liệu cơ bản trong làm bánh

Bảng đo lường các nguyên liệu cơ bản trong làm bánh

Đôi khi có rất nhiều loại bánh rất dễ làm nhưng chỉ vì phần đo lường nguyên liệu của mình thiếu chính xác là có thể dẫn tới những thất bại không đáng có trong việc làm bánh. Với những người bước chân vào thế giới làm bánh, lời khuyên cho bạn là nên ghi ra thật chi tiết các nguyên liệu và các quy đổi đo lường trước khi làm bánh. Tớ thường chỉ làm một nửa công thức các loại bánh vì ăn không hết nên lúc nào cũng phải ghi xuống cẩn thận để tránh những sai lầm đáng tiếc trong khi làm bánh. Hiện giờ tớ có 2 bộ thìa và 2 bộ cups để đong đếm cho tiện: một bộ bằng nhựa (http://amzn.to/1F0yy8w) và một bộ bằng kim loại (http://amzn.to/1LFMtpf )

Hi vọng bài viết này giúp mọi người khỏi “nhức đầu” về các đơn vị đo lường trong làm bánh nhé ^^

(Hình ảnh tham khảo: Google Images)

bakingcách đo lườngcuphệ thống đo lườnglàm bánhnấu ănpintquarttablespoonteaspoon

Từ khóa » Dụng Cụ đo Lường Trong Nhà Bếp