Hệ Thống Mono đại Thực Bào/ Hệ Thống Võng Nội Mô

Biên tập viên: Trần Tiến Phong

Đánh giá: Trần Trà My, Trần Phương Phương

Đại thực bào chủ yếu là các tế bào di động có khả năng đi vào các mô. Tuy nhiên, sau khi vào các mô vào trở thành đại thực bào, phần lớn các bạch cầu mono bị gắn vào các mô và vẫn gắn liền trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm, cho đến khi chúng được huy động để thực hiện chức năng bảo vệ cục bộ. Chúng có khả năng giống như đại thực bào di động để thực bào lượng lớn vi khuẩn, virut, mô hoại tử, hoặc các vật lạ khác trong mô. Ngoài ra, khi được kích thích phù hợp, chúng có thể rời khỏi nơi gắn, một lần nữa trở lại thành đại thực bào di động để đáp ứng với sự hóa hướng động và mọt kích thích khác của quá trình viêm. Do đó, cơ thể có một “hệ thống mono-đại thực bào” lan rộng trong gần như tất cả các vùng mô.

Tổ hợp toàn bộ bạch cầu mono, đại thực bào di động, đại thực bào mô cố định, và một vài tế bào nội mô chuyên biệt trong tủy xương, lách, và hạch lympho được gọi là hệ thống võng nội mô. Tuy nhiên, tất cả hoặc hầu hết các tế bào này bắt nguồn từ tế bào gốc dòng mono; do đó, hệ võng nội mô gần như đồng nghĩa với hẹ thống mono-đại thực bào. Bởi vì thuật ngữ hệ thống võng nội mô trong y văn tốt hơn nhiều so với thuật ngữ hệ thống mono-đại thực bào, nó nên được nhớ như một hệ thống thực bào nói chúng ở trong mọi mô, đặc biệt là trong các vùng mô có lượng lớn vật lạ, chất độc và các chất thừa phải bị tiêu hủy.

Đại thực bào mô trong da và mô dưới da (mô bào)

Dù cho da phần lớn là bất khả xâm phạm đối với tác nhân nhiễm khuẩn, nhưng điều này không còn đúng khi da bị tổn thương. Khi nhiễm khuẩn bắt đầu trong mô dưới da và viêm cục bộ xảy ra sau đó, đại thực bào mô địa phương có thể phân chia tại chỗ và hình dạng vẫn giống đa số đại thực bào. Sau đó chúng thực hiện chức năng bình thường là tấn công và tiêu diệt tác nhân nhiễm khuẩn, như đã mô tả ở trên.

Đại thực bào trong hạch lympho

Về cơ bản không có vật chất lạ nào xâm nhập các mô, như vi khuẩn, có thể được hấp thu trực tiếp qua màng mao mạch để vào máu. Thay vào đó, nếu vật lạ không bị tiêu diệt tại chỗ ở trong mô, chúng sẽ đi vào mạch lympho và đến các hạch lympho khu trú trên đường đi của bạch mạch. Các vật lạ sẽ bị bắt giữ trong các hạch này trong một mạng lưới các xoang được lót bởi đại thực bào mô.

Sơ đồ chức năng của một hạch bạch huyết

Hình. Sơ đồ chức năng của một hạch bạch huyết.

bạch mạch đi vào thông qua lớp vỏ hạch bạch huyết bằng bạch mạch đến, rồi chảy qua các nút xoang tủy, và cuối cùng đi ra khỏi rốn hạch vào bạch mạch đi rồi đổ vào mạch máu.

Có một lượng lớn đại thực bào lót trong các xoang lympho, và nếu một vài vật lạ xâm nhập vào các xoang này bằng bạch mạch, chúng sẽ bị các đại thứ bào phá hủy và ngăn cản sự lan rộng trong toàn cơ thể.

Đại thực bào phế nang trong phổi

Một con đường mà các sinh vật thường xuyên xâm nhậ vào cơ thể là thông qua phổi. Một lượng lớn các đại thực bào mô có mặt như một thành phần không thể thiếu của vách phế nang. Chúng có thể thực bào các vật lạ bị giữ lại trong phế nang. Nếu các vật lạ tiêu hóa được, đại thực bào cũng có thể tiêu hóa chúng và tiết ra các sản phẩm tiêu hóa và bạch mạch. Nếu vật lạ không tiêu hóa được, đại thực bào thường biến thành một “tế bào khổng lồ” bao quanh vật lạ cho đến khi vật lạ dần dần tan rã. Những bao như vậy thường được hình thành xung quanh vi khuẩn lao, các hạt bụi silicat và cả các hạt than.

Đại thực bào trong các xoang gan (Kupffer Cells)

Các sinh vật lạ cũng có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Một lượng lớn vi khuẩn từ thức ăn luôn đi qua niêm mạc đường tiêu hóa để vào hệ thống cửa. Trước khi đổ vào tuần hoàn chung, máu tĩnh mạch cửa đi qua các xoang gan, nơi được lót bởi các đại thực bào mô được gọi là tế bào kuffer, như hình. Các tế bào này hình thành như một hệ thống lọc hiệu quả gần như không để cho vi khuẩn từ đường tiêu hóa qua được hệ thống cửa để vào tuần hoàn chung. Thật vậy, hình ảnh hoạt động thực bào của tế bào kuffer đã chứng minh quá trình thực bào một vi khuẩn đơn lẻ trong thời gian dưới 0,01s.

Tế bào Kupffer lót các xoang gan

Hình. Tế bào Kupffer lót các xoang gan, cho thấy sự thực bào của các hạt mực India vào tế bào chất của tế bào Kupffer.

Đại thực bào ở lách và tủy xương

Nếu một sinh vật lạ xâm nhập thành công vào tuần hoàn chung, sẽ có các cơ chế bảo vệ khác của hệ thống đại thực bào mô, đặc biệt là đại thực bào của lách và tủy xương. Ở cả hai mô này, đại thực bào được giữ lại bởi hệ thống võng của hai cơ quan này và khi vật lạ tiếp xúc với đại thực bào, chúng sẽ bị thực bào.

Lách cũng như các hạch lympho, thay vì máu thì bạch huyết chảy qua các vùng mô của lách. Hình 34-5 cho thấy một đoạn ngoại biên của lách. Lưu ý rằng một đoạn mạch nhỏ thâm nhập từ vùng vỏ vào vùng tủy lách và kết thúc trong các mao mạch nhỏ. Các mao mạch có độ xốp cao, cho phép máu toàn phần đi ra khỏi các mao mạch để vào các dây tủy đỏ. Máu sau đó dần bị ép qua mạng lưới dây tủy và cuối cùng trở lại máu tuần hoàn qua vách nội mô của các xoang tĩnh mạch. Các sợi tủy đỏ và các xoang tĩnh mạch được lót bởi một lượng lớn các đại thực bào. Đây là đoạn đặc biệt của máu thông qua các dây tủy đỏ cung cấp một phương tiện đặc biệt để thực bào các mảnh vỡ không mong muốn trong máu, đặc biệt là hồng già và hồng cầu bất thường.

 Cấu trúc chức năng của lá lách

Hình. Cấu trúc chức năng của lá lách.

Từ khóa » Tổ Chức Võng Mô