Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam - Bizlawyer

Nhiều ngân hàng tăng mạnh lãi suất huy động Với mong muốn bổ sung thêm nguồn vốn trung, dài hạn để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh cuối năm, đồng thời giảm... Đọc thêm Bùng nổ nhượng quyền thương hiệu vào Việt Nam Hoạt động nhượng quyền đang được giới kinh doanh vận dụng để đưa các thương hiệu nước ngoài vào thị trường Việt Nam. Ngoài lĩnh... Đọc thêm 6 ngành kinh tế phát triển mũi nhọn khu vực miền Trung Có 6 lĩnh vực kinh tế biển, ven biển đang được các tỉnh miền Trung tập trung phát triển và đã đạt được những kết... Đọc thêm 91.9% doanh nghiệp lạc quan về hoạt động sản xuất 6 tháng cuối năm Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có tỷ lệ doanh nghiệp dự báo về khối lượng sản xuất khả... Đọc thêm Việt Nam chuyển dần từ nhập siêu sang xuất siêu với CPTPP Với hầu hết các hiệp định thương mại (FTA) đã ký, Việt Nam thường nhập siêu, thì nay, khi thực hiện CPTTP, trong 7 tháng... Đọc thêm - 01 / 04 / 2018 - Hệ thống pháp luật Việt Nam

1. Khái niệm hệ thống pháp luật Việt Nam.

Pháp luật chính là một hệ thống thể hiện ý chí của Nhà nước, của giai cấp cầm quyền cho nên pháp luật ở mọi quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng không phải được sắp xếp theo một cách ngẫu nhiên, tuỳ tiện mà được sắp xếp theo một trình tự rất chặt chẽ do những yếu tố khách quan quy định. Dưới góc độ đó, hệ thống pháp luật có một số những đặc điểm sau:

– Tính khách quan: Tính khách quan của hệ thống pháp luật liên hệ chặt chẽ với các đặc điểm trên và được thể hiện ở chỗ: sự hình thành các bộ phận cấu thành của nó được tồn tại trong thực tế khách quan. Không thể đặt ra, sắp xếp các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật, ngành luật một cách chủ quan không tính đến hoặc không nghiên cứu đầy đủ cơ cấu và sự phát triển các quan hệ xã hội đang tồn tại trên thực tế khách quan, bởi các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của pháp luật;

– Tính thống nhất và tính hài hoà: Các quy phạm pháp luật không mâu thuẫn với nhau mà tồn tại theo thứ bậc và phối hợp chặt chẽ với nhau. Các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp và không được trái với các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước cấp trên ban hành. Nhiều quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp dưới là sự cụ thể hoá các quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp cao hơn;

– Sự phân chia hệ thống pháp luật thành các bộ phận cấu thành: Với tư cách là một hệ thống pháp luật được chia ra các yếu tố cấu thành là các ngành luật, chế định pháp luật. quy phạm pháp luật. Đặc điểm này là tất yếu bởi vì: tổng thể các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong mỗi lĩnh vực như thế lại có các nhóm quan hệ xã hội có tính độc lập tương đối với nhau. Chính sự hình thành những lĩnh vực và nhóm quan hệ xã hội đã quy định sự phân chia hệ thống pháp luật ra các bộ phận cấu thành./.

Có nhiều quan điểm khác nhau về hệ thống pháp luật Việt Nam nhưng quan điểm được giới Khoa học pháp lý đánh giá cao là: “ Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc, định hướng và mục đích của pháp luật có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau, được phân định thành các ngành luật, các chế định pháp luật và được thể hiện trong các văn bản do cơ quan Nhà nước Việt Nam có thẩm quyền ban hành theo những hình thức, thủ tục nhất định để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam”. Như vậy, hệ thống pháp luật được hiểu là chỉnh thể bao gồm các bộ phận có liên quan mật thiết với nhau, được sắp xếp theo một trình tự logíc, khách quan và khoa học. Theo đó, hệ thống pháp luật là một phạm trù thể hiện cấu trúc bên trong và hình thức biểu hiện bên ngoài của pháp luật. cụ thể:

– Cấu trúc bên trong: Là mối liên hệ bên trong giữa các ngành luật gọi là hệ thống các ngành luật, hệ thống các ngành luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất và phối hợp với nhau, được phân chia thành các ngành luật, chế định pháp luật và các quy phạm pháp luật ở các cấp độ khác nhau;

– Quy phạm pháp luật: Là những quy tắc xử sự trong các trường hợp cụ thể do Nhà nước quy định có tính chất bắt buộc chung. Đây là bộ phận nhỏ nhất của hệ thống, mang tính cụ thể cũng như tính khái quát. Các bộ phận khác của hệ thống pháp luật đều được hình thành do sự kết hợp của các quy phạm pháp luật. Ý chí của Nhà nước thể hiện trong pháp luật và được mô hình hoá bởi các quy phạm pháp luật;

– Chế định pháp luật: Là một nhóm những quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có liên hệ mật thiết với nhau;

– Ngành luật: Bao gồm các chế định pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội có chung một tính chất. Dựa vào tính chất giống nhau, gần gũi mà có thể xếp các nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất thành một ngành luật và trở thành đối tượng điều chỉnh chung của ngành luật. Dựa vào đối tượng điều chỉnh của một ngành luật để tiến hành hệ thống hoá các quy phạm pháp luật thành các hệ thống pháp luật theo từng ngành, thuận tiện cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật;

– Hình thức biểu hiện bên ngoài: Là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện thông qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Mỗi loại văn bản có giá trị pháp lý cao thấp khác nhau nhưng đều thuộc vào những ngành luật nhất định.

2. Những đặc điểm chung của hệ thống pháp luật Việt Nam

Pháp luật chính là một hệ thống thể hiện ý chí của Nhà nước, của giai cấp cầm quyền cho nên pháp luật ở mọi quốc gia nói chung và ở Việt Nam nói riêng không phải được sắp xếp theo một cách ngẫu nhiên, tuỳ tiện mà được sắp xếp theo một trình tự rất chặt chẽ do những yếu tố khách quan quy định. Dưới góc độ đó, hệ thống pháp luật có một số những đặc điểm sau:

  • Tính khách quan: Tính khách quan của hệ thống pháp luật liên hệ chặt chẽ với các đặc điểm trên và được thể hiện ở chỗ: sự hình thành các bộ phận cấu thành của nó được tồn tại trong thực tế khách quan. Không thể đặt ra, sắp xếp các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật, ngành luật một cách chủ quan không tính đến hoặc không nghiên cứu đầy đủ cơ cấu và sự phát triển các quan hệ xã hội đang tồn tại trên thực tế khách quan, bởi các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của pháp luật;

  • Tính thống nhất và tính hài hoà: Các quy phạm pháp luật không mâu thuẫn với nhau mà tồn tại theo thứ bậc và phối hợp chặt chẽ với nhau. Các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp và không được trái với các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước cấp trên ban hành. Nhiều quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp dưới là sự cụ thể hoá các quy phạm pháp luật của cơ quan Nhà nước cấp cao hơn;

  • Sự phân chia hệ thống pháp luật thành các bộ phận cấu thành: Với tư cách là một hệ thống pháp luật được chia ra các yếu tố cấu thành là các ngành luật, chế định pháp luật. quy phạm pháp luật. Đặc điểm này là tất yếu bởi vì: tổng thể các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong mỗi lĩnh vực như thế lại có các nhóm quan hệ xã hội có tính độc lập tương đối với nhau. Chính sự hình thành những lĩnh vực và nhóm quan hệ xã hội đã quy định sự phân chia hệ thống pháp luật ra các bộ phận cấu thành./.

Những quy định mới của Luật Kinh doanh bất động... Tiêu chí hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam

Từ khóa » Hai Hệ Thống Pháp Luật Là Gì