Hệ Thống Tài Khoản - 211. Tài Sản Cố định.

Danh mục
  • Trang chủ
  • Tài khoản
    • 1. Tài sản
    • 2. Nợ phải trả
    • 3. Vốn chủ sở hữu
    • 4. Doanh thu
    • 5. Chi phí sản xuất, kinh doanh
    • 6. Thu nhập khác
    • 7. Chi phí khác
    • 8. Xác định kết quả kinh doanh
  • Liên Hệ

Advert

TÀI KHOẢN 211 - TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

(Thông tư 133/2016/TT-BTC)

✵ ✵

Nguyên tắc kế toán

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản

Phương pháp hạch toán kế toán

- Phương pháp kế toán tăng TSCĐ hữu hình

- Phương pháp kế toán giảm TSCĐ hữu hình

- Phương pháp kế toán xử lý TSCĐ hữu hình

về cuối trang

1. NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN:

Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm nguyên giá của toàn bộ tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và TSCĐ thuê tài chính.

1.1. Tài sản cố định là những tư liệu vật lao động được biểu hiện dưới hình thái vật chất hoặc phí vật chất, có đủ tiêu chuẩn TSCĐ theo quy định ( Trừ trường hợp có quy định riêng đối với 1 số tài sản đặc thù).

a) Tài sản cố định là những tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc hoạt động khác phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.

Những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau thành một hệ thống để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định, nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào trong đó thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thỏa mãn đồng thời cả bốn tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy;

- Có thời gian sử dụng 1 năm trở lên;

- Có giá trị theo quy định hiện hành.

Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản và mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thỏa mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định thì được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

Đối với súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, nếu từng con súc vật thỏa mãn đồng thời bốn tiêu tiêu chuẩn của tài sản cố định đều được coi là một tài sản cố định hữu hình.

Đối với vườn cây lâu năm, nếu từng mảnh vườn cây, hoặc cây thỏa mãn đồng thời bốn tiêu chuẩn của tài sản cố định thì cũng được coi là một tài sản cố định hữu hình.

b) TSCĐ vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, do doanh nghiệp nắm giữ sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê và phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.

Khi một tài sản vô hình được thỏa mãn đồng thời 4 tiêu chuẩn quy định tải điểm a nêu trên thì được coi là TSCĐVH.

c) TSCĐ thuê tài chính

- Thuê tài chính: Là hình thức thuê tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê. Quyền sở hữu tài sản có thể chuyển giao vào cuối thời hạn thuê.

- Các trường hợp thường dẫn đến hợp đồng thuê tài chính là:

+ Bên cho thuê chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho bên thuê khi hết thời hạn thuê;

+ Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, bên thuê có quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê với mức giá ước tính thấp hơn giá trị hợp lý vào cuối thời hạn thuê;

+ Thời hạn thuê tài sản tối thiểu phải chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu;

+ Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu chiếm phần lớn (tương đương) giá trị hợp lý của tài sản thuê;

+ Tài sản thuê thuộc loại chuyên dùng mà chỉ có bên thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào.

- Hợp đồng thuê tài sản được coi là hợp đồng thuê tài chính nếu thỏa mãn ít nhất một trong ba (3) điều kiện sau:

+ Nếu bên thuê hủy hợp đồng và đền bù tổn thất phát sinh liên quan đến việc hủy hợp đồng cho bên cho thuê;

+ Thu nhập hoặc tổn thất do sự thay đổi giá trị hợp lý của giá trị còn của tài sản thuê gắn với bên thuê;

+ Bên thuê có khả năng tiếp tục thuê lại tài sản sau khi hết hạn hợp đồng thuê với tiền thuê thấp hơn giá thuê thị trường. Riêng trường hợp thuê tài sản là quyền sử dụng đất thì thường được phân loại là thuê hoạt động.

- TSCĐ thuê tài chính là những TSCĐ chưa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp có nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý quản lý và sử dụng như tài sản của doah nghiệp.

1.2. Giá trị TSCĐ phản ánh trên TK 211 theo nguyên giá. Kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên giá của từng loại và từng TSCĐ. Tùy thuộc vào nguồn hình thành, nguyên giá TSCĐ được xác định như sau:

1.2.1. TSCĐ hữu hình

a) Nguyên giá TSCĐ hữu hình do mua sắm bao gồm: Giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại, giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như chi phí chuẩn bị mặt bằng, chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu, chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử), chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác. Chi phí lãi vay phát sinh khi mua sắm TSCĐ đã hoàn thiện (TSCĐ sử dụng được ngay mà không cần qua quá trình lắp đặt, chạy thử đầu tư xây dựng) không được vốn hóa vào nguyên giá TSCĐ.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm: Là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng các chi phí liên quan trực tiếp tính đến thời điểm đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sửn dụng (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại). Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được phân bổ dần vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo kỳ hạn thanh toán.

Nguyên giá TSCĐ là bật động sản: Khi mua sắm bất động sản, đơn vị phải tách riêng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất theo quy định của pháp luật. Phần giá trị tài sản trên đất được ghi nhận là TSCĐ hữu hình; Giá trị quyền sử dụng đất được hạch toán là TSCĐ vô hình hoặc chi phí trả trước tùy từng trường hợp theo quy định của pháp luật.

b) Nguyên giá TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành

Nguyên giá TSCĐ theo phương thức giao thầu: Là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan trực tiếp và lệ phí trước bạ (nếu có). Đối với tài sản cố định là con súc vật làm việc hoặc cho sản phẩm, vườn cây lâu năm thì nguyên giá là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra cho con súc vật, vườn cây đó từ lúc hình thành cho tới khi đưa vào khai thác, sử dụng và các chi phí khác trực tiếp có liên quan.

TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất:

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng là gí trị quyết toán công trình khi đưa vào sử dụng. Trường hợp TSCĐ đã đưa vào sử dụng nhưng chưa thực hiện quyết toán thì doanh nghiệp căn cứ vào chi đầu tư xây dựng kinh tế để hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ theo giá tạm tính. Sau khi, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản được duyệt, nếu có chênh lệch so với giá trị TSCĐ đã tạm tính thì kế toán điều chỉnh tăng, giảm vào nguyên giá TSCĐ.

Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự sản xuất là giá thành thực tế của TSCĐ hữu hình cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Trong cả hai trường hợp trên, nguyên giá TSCĐ bao gồm cả chi phí lắp đặt, chạy thử trừ giá trị sản phẩm thu hồi trong quá trình chạy thử, sản xuất thử. Doanh nghiệp không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình các khoản lãi nội bộ và các khoản chi phí không hợp lý như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự sản xuất.

c) Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác, được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền bạc hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về cộng các chi phí liên quan trực tiếp đến công việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại).

Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Trong trường hợp này không có bất kỳ khoản lãi hay lổ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi.

d) Nguyên giá TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển đến bao gồm: Giá trị còn lại trên sổ kế toán tài sản cố định ở doanh nghiệp cấp, doanh nghiệp điều chuyển hoặc giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp theo quy định của pháp luật và các chi phí liên quan trực tiếp như vận chuyển, bốc dỡ, chi phí nâng cấp, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có)… mà bên nhận tài sản phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

đ) Nguyên giá tài sản cố định hữu hình nhận góp vốn, nhận lãi vốn góp là giá trị do các thành viên, cổ đông sáng lập đinh giá nhất trí hoặc doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận hoặc do tổ chức chuyên nghiệp định giá theo quy định của pháp luật và được các thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.

e) Trường hợp TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi: Nguyên giá tài sản cố định do phát hiện thừa, được tài trợ, biếu tặng: Là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp; Các chi phí mà bên nhận phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có).

1.2.2. Tài sản cố định thuê tài chính

a) Nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính được ghi nhận bằng giá trị hợp lý của tài sản thuê hoặc giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu(trường hợp giá hợp lý cao hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu) cộng với các chi phí trực tiếp phát sinh ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính. Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, giá trị hiện đại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu không bao gồm số thuế GTGT phải trả cho bên cho thuê.

Khi tính giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu cho việc thuê tài sản, doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ lệ lãi xuất ngầm định, tỷ lệ lãi suất được ghi trong hợp đồng thuê hoặc tỷ lệ lãi suất biên đi vay của bên thuê.

b) Số thuế GTGT đầu vào của tài sản thuê tài chính không được khấy trừ hạch toán như sau:

Nếu thuế GTGT đầu vào được thanh toán một lần ngay tại thời điểm ghi nhận tài sản thuê thì nguyên giá tài sản thuê bao gồm cả thuế GTGT;

Nếu thuế GTGT đầu vào được thanh toán từng kỳ thì được ghi vào chi phí SXKD trong kỳ phù hợp với khoản mục chi phí khấu hao của tài sản thuê tài chính.

c) Khoản nợ thuê tài chính phản ánh trên TK 3412 không bao gồm thuế GTGT đầu vào.

d) Không phản ánh vào tài khoản này giá trị của TSCĐ thuê hoạt động.

1.2.3. TSCĐ vô hình

Nguyên giá của TSCĐ vô hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự kiến.

a) Nguyên giá của TSCĐ vô hình do mua sắm trả tiền ngày, mua dưới hình thức thanh toán trả chậm, trả góp, mua dưới hình thức trao đổi, TSCĐ vô hình được cho, được biếu, tặng, nhận vốn góp liên doanh, nhận lại vốn góp, do phát hiện thừa…. được xác định như quy định tại điểm 1.2.1 TSCĐ hữu hình.

b) TSCĐ vô hình hình thành từ việc trao đổi, thanh toán bằng chứng từ liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị, thì nguyên giá TSCĐ của nó là giá trị hợp lý của các công cụ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn của đơn vị.

c) Nguyên giá TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất là số tiền đã trả để có quyền sử dụng đất hợp pháp (gồm chi phí đã trả cho tổ chức, cá nhân chuyển nhượng hoặc chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng, lệ phí trước bạ…) hoặc theo thỏa thuận của các bên khi hóp vốn. Việc xác định TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất phải tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

d) Đối với chi phí thực tế phát sinh liên quan đến giai đoạn triển khai TSCĐ vô hình: Trường hợp xét thấy kết quả triển khai thỏa mãn được định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình thì các chi phí giai đoạn triển khai được tập hợp vào TK 241 “Xây dựng cơ bản dở dang” (2412). Khi kết thúc giai đoạn triển khai các chi phí hình thành nguyên giá TSCĐ vô hình trong giai đoạn triển khai phải được chuyển vào bên Nợ tài khoản 2113 “TSCĐ vô hình”, nếu không đủ điều kiện ghi nhận là TSCĐ vô hình thì toàn bộ chi phí thực tế phát sinh được kết chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc phân bổ theo quy định của pháp luật.

đ) Chi phí phát sinh đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp gồm: chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhận viên, chi phí quảng cáo phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp mới thành lập, chi phí chuyển dịch địa điểm được ghi nhận là chi phí SKKD trong kỳ theo quy định hiện hành.

e) Chi phí liên quan đến tài sản vô hình đã được doanh nghiệp ghi nhận là chi phí để xác định kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ trước đó thì không được tái ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ vô hình.

g) Các nhãn hiệu, tên thương mại, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự được hình thành trong nội bộ doanh nghiệp không được ghi nhận là TSCĐ vô hình.

1.3. Trong quá trình sử dụng TSCĐ phải tiến hành trích khấu hao TSCĐ tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo quy định, kể cả TSCĐ đã cho thuê hoạt động. Riêng đối với TSCĐ vô hình là giá trị quyền sử dụng đất thì chỉ tính khấu hao đối với những TSCĐ vô hình là quyền sử dụng có thời hạn.

Đối với TSCĐ thuê tài chính bên thuê có trách nhiệm tính, trích khấu hao của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh theo quy định kỳ trên cơ sở áp dụng chính sách khấu hao nhất quán với chính sách khấu hao của tài sản cùng loại thuộc sở hữu của mình. Nếu không chắc chắn là bên thuê sẽ có quyền sở hữu tài sản thuê khi hết hạn hợp đồng thuê thì tài sản thuê sẽ được khấu hao theo thời hạn thuê nếu thời hạn thuê ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích của tài sản thuê.

1.4. Chi phí liên quan đến TSCĐ vô hình phát triển sau khi ghi nhận ban đầu phải được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau thì được ghi tăng nguyên giá TSCĐ vô hình:

Chi phí phát sinh có khả năng làm cho TSCĐ tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiêu hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu;

Chi phí được xác định một cách chắc chắn và gắn liền với TSCĐ vô hình cụ thể.

Riêng đối với chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, danh sách khách hàng và các khoản mục tương tự về bản chất (kể cả trường hợp mua từ bên ngoài hoặc tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp) luôn được ghi nhận là chi phí sản phẩm, kinh doanh trong kỳ.

1.5. Trường hợp mua TSCĐ gồm có nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì phải xác định tách biệt giá trị nhà cửa, vật kiến trúc để ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (TK 2111) và giá trị quyền sử dụng đất để ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ vô hình (TK 2113)

1.6. Doanh nghiệp chỉ thay đổi nguyên giá TSCĐ theo quy định của cơ chế tài chính hiện hành.

1.7. Mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ đều phải lập biên bản giao nhận, biên bản thanh lý TSCĐ và phải thực hiện các thủ tục quy định.

1.8. TSCĐ phải được theo dõi chi tiết cho từng đối tượng ghi TSCĐ, theo từng loại TSCĐ và địa điểm bảo quản, sử dụng, quản lý TSCĐ trên “Sổ Tài sản cố định”, cụ thể:

TSCĐ hữu hình, gồm: Nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện truyền tải, truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý, cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm, các TSCĐ hữu hình khác.

TSCĐ vô hình, gồm: Quyền phát hành; Bản quyền, bằng sáng chế; Nhãn hiệu hàng hóa; Phần mềm máy tính; Giấy phép và giấy phép nhượng quyền; TSCĐ vô hình khác.

1.9. Tài sản cố định của doanh nghiệp giảm, do nhượng bán, thanh lý, mất mát, phát hiện thiếu khi kiểm kê, điều chuyển cho doanh nghiệp khác, tháo dỡ một hoặc một số bộ phận… Trong mọi trường hợp giảm TSCĐ, kế toán phải làm đầy đủ thủ tục, xác định đúng những khoản thiệt hại và thu nhập (nếu có). Căn cứ các chứng từ liên quan, kế toán ghi sổ theo từng trường hợp cụ thể như sau:

- Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh: TSCĐ nhượng bán thường là những TSCĐ không cần dùng hoặc xét thấy sử dụng không có hiệu quả. Khi nhượng bán TSCĐ phải làm đầy đủ các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật.

- TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những TSCĐ lạc hậu về kỷ thuật hoặc không phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Khi có TSCĐ thanh lý, doanh nghiệp phải ra quyết định thanh lý, thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ. Hội đồng thanh lý TSCĐ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc thanh lý TSCĐ theo đúng trình tự, thủ tục quy định và lập “Biên bản thanh lý TSCĐ”.

Căn cứ vào Biên bản thanh lý và các chứng từ có liên quan đến các khoản thu, chi thanh lý TSCĐ,… kế toán ghi sổ như trường hợp nhượng bán TSCĐ.

1.10. Mọi trường hợp phát hiện thừa hoặc thiếu TSCĐ đều phải truy tìm nguyên nhân. Căn cứ vào “Biên bản kiểm kê TSCĐ” và kết luận của Hội đồng kiểm kê để hạch toán chính xác, kịp thời, theo từng nguyên nhân cụ thể:

a) TSCĐ phát hiện thừa:

Nếu TSCĐ phát hiện thừa được xác định là TSCĐ của doanh nghiệp khác thì phải báo ngay cho daonh nghiệp chủ tài sản đó biết. Trong giời gian chờ xử lý, kế toán phải căn cứ vào tài liệu kiểm kê, tạm thời theo dõi và giữ hộ.

Nếu TSCĐ thừa không xác định được chủ sở hữu thì ghi tăng thu nhập khác theo giá trị hợp lý của tài sản.

b) TSCĐ phát hiện tiếu phải được truy cứu nguyên nhân, xác định người chịu trách nhiệm và xử lý theo quy định.

Căn cứ “Biên bản xử lý TSCĐ thiếu” đã được duyệt và hồ sơ TSCĐ, kế toán phải xác định nguyên giá, giá trị hao mòn của TSCĐ đó làm căn cứ ghi giảm TSCĐ và xử lý vật chất phần giá trị còn lại của TSCĐ. Tùy thuộc vào quyết định xử lý để hạch toán vào các tài khoản có liên quan.

về đầu trang

2. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 211 – TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Bên Nợ:

- Nguyên giá của TSCĐ tăng do mua sắm, do trao đổi TSCĐ, do XDCB hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, do các đơn vị tham gia liên doanh góp vốn, do được tặng biếu, viện trợ…

- Điều chỉnh tăng nguyên giá của TSCĐ do xây lắp, trang bị thêm hoặc do cải tạo nâng cấp, do đánh giá lại.

Bên Có:

- Nguyên giá của TSCĐ giảm do điều chuyển cho đơn vị khác, do đem đi trao đổi để lấy TSCĐ, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn vào đơn vị khác…

- Nguyên giá của TSCĐ giảm do tháo bớt một hoặc một số bộ phận do đánh giá lại giảm nguyên giá.

Số dư bên Nợ:

-Nguyên giá TSCĐ hiện có ở doanh nghiệp.

Tài khoản 211 - Tài sản cố định, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 2111 - TSCĐ hữu hình: Dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ hữu hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp theo nguyên giá.

- Tài khoản 2112 - TSCĐ thuê tài chính : Dùng để phản ánh nguyên giá TSCĐ doanh nghiệp đi thuê dài hạn theo phương thức thuê tài chính.

- Tài khoản 2113 - TSCĐ vô hình: Dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của toàn bộ TSCĐ vô hình thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp theo nguyên giá.

về đầu trang

3. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN MỘT SỐ GIAO DỊCH KINH TẾ CHỦ YẾU

3.1. Kế toán tăng TSCĐ

về đầu trang

a) Trường hợp nhận vốn góp của chủ sở hữu hoặc nhận vốn cấp bằng TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình ghi:

Nợ TK 211- TSCĐ (theo giá thỏa thuận)

Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu.

b) Trường hợp TSCĐ được mua sắm:

- Trường hợp mua sắm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình nếu thuê GTGT đầu vào được khấu trừ, căn cứ các chứng từ có liên quan đến việc mua TSCĐ, kế toán xác định nguyên giá của TSCĐ, lập hồ sơ kế toán, lập Biên bản giao nhận TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211- TSCĐ (giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ(1332)

Có các TK 111, 112, ...

- Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì nguyên giá TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT.

c) Trường hợp mua TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình theo phương thức trả chậm, trả góp:

- Khi mua TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình theo phương thức trả chậm, trả góp và đưa về sử dụng ngay cho SXXD, ghi:

Nợ TK 211- TSCĐ (nguyên giá – ghi theo giá mua trả tiền ngay)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (nếu có)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước [ Phần lãi trả chậm là số chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán trừ giá mua trả tiền ngay và thuế GTGT (nếu có)]

Có các TK 111, 112, 331.

- Định kỳ, thanh toán tiền cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có các TK 111, 112 (số phải trả định kỳ bao gồm cả giá gốc và lãi trả chậm, trả góp phải trả định kỳ).

- Định kỳ, tính vào chi phí theo số lãi trả chậm, trả góp phải trả của từng kỳ, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 242 - Chi phí trả trước

d) Trường hợp doanh nghiệp được tài trợ, biếu, tặng TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình đưa vào sử dụng ngay cho SXKD, ghi:

Nợ TK 211- TSCĐ (2111, 2113)

Có TK 711 - Thu nhập khác.

Các chi phí khác liên quan trực tiếp đến TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình được tài trợ, biếu, tặng tính vào nguyên giá, ghi:

Nợ TK 211- TSCĐ (2111, 2113)

Có các TK 111, 112, 331, ...

đ) Trường hợp TSCĐ hữu hình tự sản xuất:

Khi sử dụng sản phẩm do doanh nghiệp tự sản xuất để chuyển thành TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ

Có TK 155 - Thành phẩm (nếu xuất kho ra sử dụng)

Có TK 154 - Chi phí SXKD dở dang (đưa vào sử dụng ngay).

e) Trường hợp TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi:

- TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ tương tự: Khi nhậnTSCĐ tương tự do trao đổi và đưa vào sử dụng ngay cho SNKD, ghi:

Nợ TK 211- TSCĐ (nguyên giá TSCĐ nhận về ghi theo giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số đã chiết khấu hao của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 211 - TSCĐ (nguyên giá TSCĐ đưa đi trao đổi).

- TSCĐ mua dưới hình thức trao đổi với TSCĐ không tương tự:

+ Khi giao TSCĐ cho bên trao đổ, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị đã khấu hao)

Có TK211 - TSCĐ (nguyên giá).

+ Đồng thời ghi tăng thu nhập do trao đổi TSCĐ:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán)

Có TK 711 - Thu nhập khác (giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (TK 33311) (nếu có).

+ Khi nhận được TSCĐ do trao đổi, ghi:

Nợ TK 211- TSCĐ (giá trị hợp lý của TSCĐ nhận về)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu có)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán).

+ Trường hợp phải thu thêm tiền do giá trị của TSCĐ đưa đi trao đổi lớn hơn có giá trị của TSCĐ nhận được do trao đổi, khi nhận được tiền của bên có TSCĐ trao đổi, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (số tiền đã thu thêm)

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

+ Trường hợp phải trả thêm tiền do giá trị hợp lý của TSCĐ đưa đi trao đổi nhỏ hơn giá trị hợp lý của TSCĐ nhận được do trao đổi, khi trả tiền cho bên có TSCĐ trao đổi, ghi:

Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng

Có các TK 111, 112,...

g) Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, đưa vào sử dụng ngay cho hoạt động SXKD, ghi:

Nợ TK 2111- TSCĐ hữu hình (nguyên giá- chi tiết nhà cửa, vật kiến trúc)

Nợ TK 2113- TSCĐ vô hình (nguyên giá- chi tiết quyền sử dụng đất)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111, 112, 331, ...

h) Trường hợp TSCĐ hữu hình tăng do đầu tư XDCB hoàn thành: Trường hợp công trình hoặc hạng mục công trình XDCB hoàn thanh đã bàn giao đưa vào sử dụng, nhưng chưa được duyệt quyết toán vốn đầu tư, thì doanh nghiệp căn cứ vào chi phí đầu tư XDCB thực tế, tạm tính nguyên giá để hạch toán tăng, giảm TSCĐ (để có cơ sở tính và trích khấu hao TSCĐ đưa vào sử dụng). Sau khi quyết toán vốn đầu tư XDCB được duyệt, nếu có chênh lệch so với giá trị TSCĐ đã tạm tính thì kế toán thực hiện điều chỉnh tăng, giảm số chênh lệch.

- Trường hợp quá trình đầu tư XDCB được hạch toán trên cùng hệ thống sổ kế toán của doanh nghiệp:

+ Khi công tác XDCB hoàn thành nghiệm thu, bàn giao đưa tài sản vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi nhận TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211- TSCĐ (nguyên giá)

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (2412)

+ Nếu tài sản hình thành qua đầu tư không thỏa mãn các tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình, ghi:

Nợ các TK 152, 153(nếu là vật liệu, công cụ, dụng cụ nhập kho)

Có TK 241 - XDCB dở dang (2412).

- Trường hợp sau khi quyết toán, nếu có chênh lệch giữa giá quyết toán và gia hạn tạm tính, kế toán điều chỉnh nguyên giá TSCĐ, ghi:

+ Trường hợp điều chỉnh giảm nguyên giá, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (số phải thu hồi không được quyết toán)

TK 211- TSCĐ.

+ Trường hợp điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211- TSCĐ

Có các TK liên quan.

i) Giá trị TSCĐ vô hình được hình thành từ nội bộ doanh nghiệp trong giai đoạn triển khai:

- Tập hợp chi phí thực tế phát sinh ở giai đoạn triển khai để hình thành nguyên giá TSCĐ vô hình, ghi:

Nợ TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (2412)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ

Có các TK 111, 112, 152, 153, 331,…

- Khi phát sinh chi phí trong giai đoạn triển khai xét thấy kết quả triển khai không thỏa mãn định nghĩa và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình thì tập hợp vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc phân bổ dần, ghi:

Nợ TK 642, 242

Có các TK 111, 112, 152, 153, 331,…

- Khi kết thúc giai đoạn triển khai:

+ Trường hợp kết quả triển khai thỏa mãn định nghĩa và tiêu chuẩn TSCĐ vô hình thì kết chuyển chi phí thực tế phát sinh hình thành nguyên giá TSCĐ vô hình, ghi:

Nợ TK 2113 - TSCĐ vô hình

Có TK 241- Xây dựng cơ bản dở dang (2412).

+ Trường hợp kết quả triển khai không thỏa mãn định nghĩa và tiêu chuẩn TSCĐ vô hình thì chi phí thực tế phát sinh được kết chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ hoặc phân bổ dần, ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý kinh doanh

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước

Có các TK 111, 112, 152, 153, 331,…

k) Trường hợp đầu tư, mua sắm TSCĐ bằng quỹ phúc lợi, khi hoàn thành đưa vào sử dụng cho hoạt động căn hóa, phúc lợi, ghi:

Nợ TK 211- Tài sản cố định (tổng giá thanh toán)

Có các TK 111, 112, 331, 3411...

- Đồng thời, ghi:

Nợ TK 3532 - Quỹ phúc lợi

Có TK 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ.

l) Chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu liên quan đến TSCĐ hữu hình như sửa chữa, cải tạo, nâng cấp:

- Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp TSCĐ hữu hình sau khi ghi nhận abn đầu , ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dở dang (2413)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có các TK 112, 152, 331, 334, ...

- Khi công việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp TSCĐ hoàn thành đưa vào sử dụng:

+ Nếu thỏa mãn các điều kiện được ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình:

Nợ TK 2111 - TSCĐ hữu hình

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang.

+ Nếu không thỏa mãn các điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình:

Nợ các TK 154, 642 (nếu giá trị nhỏ)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước (nếu giá trị lớn phải phân bổ dần)

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dở dang (2413).

m) Khi TSCĐ hình thành từ việc trao đổi thành toán bằng các công cụ liên quan đến quyền sở hữu vốn của các công ty cổ phần, nguyên giá TSCĐ là giá trị hợp lý của các công cụ được phát hành liên quan đến quyền sở hữu vốn, ghi:

Nợ TK 211- TSCĐ

Có TK 411 - Vốn đầu tư củ chủ sở hữu.

n) Khi doanh nghiệp nhận vốn góp bằng quyền sử dụng đất, căn cứ vào hồ sơ giao quyền sử dụng đất, ghi:

Nợ TK 2113 - TSCĐ vô hình

Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sỡ hữu.

o) Khi có quyết định chuyển mục đích sử dụng của BĐSĐT là quyền sử dụng đất sang TSCĐ hữu hình, TSCĐ, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ (2111, 2113)

Có TK 217 - BĐSĐT.

Đồng thời kết chuyển số hao mòn lũy kế của BĐSĐT sang số hao mòn lũy kế của TSCĐ vô hình, ghi:

Nợ TK 2147 - Hao mòn BĐSĐT

Có TK 2142, 2143

về đầu trang

3.2. Kế toán giảm TSCĐ:

3.2.1. Khi nhượng bán TSCĐ:

a) Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào sản xuất, kinh doanh, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131, ...

Có TK 711 - Thu nhập khác (giá bán chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 - Thuế giá trị gia tăng phải nộp (33311).

Nếu không tách ngay được thuế GTGT thì thu nhập khác bao gồm cả thuế GTGT. Định kỳ kế toán ghi giảm thu nhập khác đối với số thuế GTGT phải nộp.

- Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ đã nhượng bán:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2141) (giá trị đã hao mòn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ (nguyên giá).

Các chi phí phát sinh liên quan đến nhượng bán TSCĐ được phản ánh vào bên Nợ TK 811 “Chi phí khac”.

b) Trường hợp nhượng bán TSCĐ dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:

- Căn cứ Biên bản giao nhận TSCĐ để ghi giảm TSCĐ nhượng bán, ghi:

Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3533) (giá trị còn lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị đã hao mòn)

Có TK 211- TSCĐ (nguyên giá).

- Đồng thời phản ánh số thu về nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 111, 112

Có TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3522)

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331) (nếu có).

- Phản ánh số chi tiết nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3532)

Có các TK 111, 112

3.2.2. Khi đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết dưới hình thức góp vốn bằng TSCĐ, căn cứ vào giá đánh giá lại của TSCĐ:

a) Trường hợp giá đánh giá lại xác định là vốn góp nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ đem đi góp vốn, ghi:

Nợ TK 228 - Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (theo giá trị đánh giá lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số khấu hao đã trích)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị còn lại của TSCĐ)

Có TK 211- TSCĐ (nguyên giá).

b) Trường hợp giá đánh giá lại xác định là vốn góp lớn hơn giá trị còn lại của TSCĐ đem đi góp vốn, ghi:

Nợ TK 228 - Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác (theo giá trị đánh giá lại)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (số khấu hao đã trích)

Có TK 211- TSCĐ (nguyên giá)

Có TK 711 - Thu nhập khác (số chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hớn giá trị còn lại của TSCĐ).

3.2.3. Kế toán TSCĐ phát hiện thừa, thiếu: Mọi trường hợp phát hiện thừa hoặc thiếu TSCĐ đều phải truy tìm nguyên nhân. Căn cứ vào “Biên bản kiểm kê TSCĐ” và kết luận của Hội đồng kiểm kê để hạch toán chính xác, kịp thời, theo từng nguyên nhân cụ thể:

a) TSCĐ phát hiện thừa:

- Nếu TSCĐ phát hiện thừa do để ngoài sổ sách (chưa ghi sổ), kế toán phải căn cứ vào hồ sơ TSCĐ để ghi tăng TSCĐ theo từng trường hợp cụ thể, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ

Có các TK 241, 331, 338, 411, …

- Nếu TSCĐ phát hiện thừa được xác định là TSCĐ của doanh nghiệp khác thì phải báo ngay cho doanh nghiệp chủ tài sản đó biết. Trong thời gian chờ xử lý, kế toán phải căn cứ vào tài liệu kiểm kê, tạm thời theo dõi và giữ hộ.

b) TSCĐ phát hiện thiếu:

- Trường hợp có quyết định xử lý ngay: Căn cứ “Biên bản xử lý TSCĐ thiếu” đã được duyệt và hồ sơ TSCĐ, kế toán phải xác định nguyên giá, giá trị hao mòn của TSCĐ đó làm căn cứ ghi giảm TSCĐ và xử lý vật chất phần giá trị còn lại của TSCĐ. Tùy thuộc vào quyết định xử lý, ghi:

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào sản xuất, kinh doanh, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) (nếu người có lỗi phải bồi thường)

Nợ TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (nếu được phép ghi giảm vốn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (nếu doanh nghiệp chịu tổn thất)

Có TK 211 - TSCĐ

Khi thu được tiền hoặc trừ vào lương của người phải bồi thường, ghi:

Nợ các TK 111, 112(nếu thu tiền)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (trừ vào lương của người lao động)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động căn hóa, phúc lợi:

Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ TK 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)

Có TK 211- TSCĐ (nguyên giá).

Đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu phải thu hồi theo quy định xử lý, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (nếu thu tiền)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (trừ vào lương của người lao động)

Có TK 3532 - Quỹ phúc lợi.

- Trường hợp TSCĐ thiếu chưa xác định được nguyên nhân chờ xử lý:

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh:

Phản ánh giảm TSCĐ đối với phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381) (giá trị còn lại)

Có TK 211- TSCĐ (nguyên giá).

Khi có quyết định xử lý giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (tiền bồi thường)

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)(nếu người có lỗi phải bồi thường)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (trừ vào lương của người lao động)

Nợ TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (nếu được phép ghi giảm vốn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (nếu doanh nghiệp chịu tổn thất)

Có TK 138 - Phải thu khác (1381).

+ Đối với TSCĐ thiếu dùng vào hoạt động văn hóa, phúc lợi:

Phản ánh giảm TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ TK 3533 - Quỹ phúc lợi đã hình thành TSCĐ (giá trị còn lại)

Có TK 211- TSCĐ (nguyên giá).

Đổng thời phản ánh phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu vào TK 1381 “Tài sản thiếu chờ xử lý”, ghi:

Nợ TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý

Nợ TK 3532 - Quỹ phúc lợi.

Khi có quyết định xử lý thu bồi thường phần giá trị còn lại của TSCĐ thiếu, ghi:

Nợ các TK 111, 334, ...

Có TK 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý.

3.2.4. Đối với TSCĐ dùng cho sản xuất, kinh doanh , nếu không đủ tiêu chuẩn ghi theo quy định phải chuyển thanh công cụ, dụng cụ ghi:

Nợ các TK 154, 642 (nếu giá trị còn lại nhỏ)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước (nếu giá trị còn lại lớn phải bổ dần)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Có TK 211- TSCĐ (nguyên giá TSCĐ).

3.3. Kế toán TSCĐ thuê tài chính

về đầu trang

3.1.3. Khi phát sinh chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến tài sản thuê tài chính trước khi nhận tài sản thuê như: Chi phí đàm phán, ký kết hợp đồng…, ghi:

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước

Có các TK 111, 112.

3.3.2. Khi chi tiền ứng trước khoản tiền thuê tài chính hoặc ký quỹ đảm bảo viêc thuê tài sản, ghi:

Nợ TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính (3412) (số tiền thuê trả trước)

Nợ TK 1386 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược

Có các TK 111, 112.

3.3.3. Khi nhận TSCĐ thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và các chứng từ có liên quan phản ánh giá trị TSCĐ thuê tài chính theo giá chưa có thuế GTGT đầu vào, ghi:

Nợ TK 2112 - TSCĐ thuê tài chính (giá chưa có thuế GTGT)

Có TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính (3412) (giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu hoặc giá trị hợp lý của tài sản thuê không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại).

Chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến hoạt động thuê tài chính được ghi nhận vào nguyên giá TSCĐ thuê tài chính, ghi:

Nợ TK 2112 - TSCĐ thuê tài chính

Có TK 242 - Chi phí trả trước, hoặc

Có các TK 111, 112(số chi phí trực tiếp liên quan đến hoạt động thuê phát sinh khi nhận tài sản thuê tài chính).

3.3.4. Định kỳ, nhận được hóa đơn thanh toán tiền thuê tài chính:

Khi trả nợ gốc, trả tiền lãi thuê cho bên cho thuê, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (tiền lãi thuê trả kỳ này)

Nợ TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính (3412) (nợ gốc trả kỳ này)

Có các TK 111, 112.

3.3.5. Khi nhận được hóa đơn của bên cho thuê yêu cầu thanh toán khoản thuế GTGT đầu vào:

a) Nếu thuế GTGT được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (nếu trả tiền ngay)

Có TK 338 - Phải trả khác (thuế GTGT đầu vào phải trả bên cho thuê).

b) Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:

Nợ TK 2112- TSCĐ thuê tài chính (nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ và việc thanh toán thuế GTGT được thực hiện một lần ngay tài thời điểm ghi nhận TSCĐ thuê tài chính)

Nợ các TK 154, 642 (nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thanh toán theo định kỳ nhận hóa đơn)

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (nếu trả tiền ngay)

Có TK 338 - Phải trả khác (thuế GTGT đầu vào phải trả bên cho thuê).

3.3.6. Khi trả phí cam kết sử dụng vốn phải trả cho bên thuê tài sản, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có các TK 111, 112.

3.3.7. Khi trả lại TSCĐ thuê tài chính theo quy định của hợp đồng thuê cho bên cho thuê, kế toán ghi giảm giá trị TSCĐ thuê tài chính, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2142)

Có TK 2112- TSCĐ thuê tài chính.

3.3.8. Trường hợp trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê chỉ thuê hết một phần giá trị tài sản, sau đó mua lại thì khi nhận chuyển giao quyền sở hữu tài sản, kế toán ghi giảm TSCĐ thuê tài chính và ghi tăng TSCĐ hữu hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Khi chuyển từ tài sản thuê tài chính sang tài sản thuộc sở hữu của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 2111- TSCĐ hữu hình

Có TK 2112- TSCĐ thuê tài chính (Nguyên giá)

Có các TK 111, 112 (số tiền phải trả thêm).

Đổng thời chuyển giá trị hao mòn, ghi:

Nợ TK 2142 - Hao mòn TSCĐ thuê tài chính

Có TK 2141 - Hao mòn TSCĐ hữu hình.

Ví dụ: Công ty Minh Anh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ngày 20/6/X nhập khẩu một ô tô bốn chỗ hãng Honda của Nhật bản. Theo invoice, giá nhập khẩu 20.000USD chưa thanh toán tiền cho người bán. Tờ khai hải quan và chứng từ nhập khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu 50% thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt 30%, thuế suất thuế GTGT 10%. Lệ phí trước bạ 12%. Các khoản thuế công ty đã trả bằng tiền gửi ngân hàng. Biết rằng giá nhập khẩu đúng bằng giá tính thuế, tỷ giá ngoại tệ tính nộp thuế đúng bằng tỷ giá tại ngày nhận ô tô là 20.000 đồng/USD. Lệ phí đăng ký 30.000.000VND đã được thanh toán bằng tiền mặt.

Kế toán ghi sổ:

1. Khi kê hai hồ sơ hải quan và chuyển khoản thanh toán thuế với cơ quan thuế, ghi:

Nợ TK 333: 458.000.000VND (TK 3333: 200.000.000VND, TK 3332: 180.000.000VND, TK 3331: 78.000.000VND)

Có TK 112: 458.000.000VND

2. Khi chuyển thành nộp phí trước bạ, ghi:

Nợ TK 333 : 102.960.000VND (3339)

Có TK 112: 102.960.000VND

3. Khi ghi tăng TSCĐ:

Nợ TK 211: 882.000.000VND (2111)

Có TK 3333: 200.000.000VND

Có TK 3332: 180.000.000VND

Có TK 3339: 102.960.000VND

Có TK 331: 400.000.000VND

4. Ghi nhận thuế GTGT ô tô nhập khẩu:

Nợ TK 133: 78.000.000VND

Có TK 33312: 78.000.000VND

5. Khi đi đăng ký nhận biển xe, ghi:

Nợ TK 211: 30.000.000VND

Có TK 111: 30.000.000VND

Ví dụ: Bán thanh lý TSCĐ

Công ty Đại An đã ra quyết định thanh lý một thiết bị buộc bộ phận sản xuất. Biết nguyên giá của thiết bị là 500.000.000VND, hao mòn lũy kế 400.000.000VND. Bán một số phụ tùng thu bằng tiền gửi ngân hàng là 33.000.000VND và phế liệu nhập kho 20.000.000VND. Chi phí thanh lý bằng tiền mặt 5.000.000VND.

Kế toán ghi sổ:

a. Nợ TK 811: 100.000.000VND

Nợ TK 2141: 400.000.000VND

Có TK 211: 500.000.000 (2111)

b. Nợ TK 112: 33.000.000VND

Nợ TK 152: 20.000.000VND

Có TK 711: 50.000.000VND

Có TK 3331: 3.000.000VND

c. Nợ TK 811: 5.000.000VND

Có TK 111: 5.000.000VND

Ví dụ TSCĐ thuê tài chính

Ví dụ 1: Ngày 01 tháng 1 năm X, Công ty A ký hợp đồng thuê thiết bị của Công ty TNHH B tring 5 năm. Thời gian sử dụng hữu ích của thiết bị là 6 năm. Giá trị hợp lý của thiết bị tại thời điểm thuê là 500 triệu đồng. Tiền thuê sẽ phải trả 10 kỳ mỗi kỳ 44 triệu gồm cả thuế GTGT 10%. Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu là 400 triệu. Công ty A đã nhận thiết bị vào ngày 1 tháng 1 năm X.

Hợp đồng thuê tài sản này được phân loại là thuê tài chính vì:

- Thời hạn thuê tài sản chiếm phần lớn thời gian sử dụng kinh tế của tài sản (83,3%) cho dù không có sự chuyển giao quyền sở hữu.

- Tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản, giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuế tối thiểu chiếm phận lớn (92%) giá trị hợp lý của tài sản thuê.

Ví dụ 2: Giả sử Công ty TNHH A có 1 hợp đồng thuê ô tô trong thời hạn 3 năm, giá trị hợp lý của ô tô là 135.000.000đ (Chưa bao gồm thuế GTGT); Tiền thuê phải trả mỗi năm 1 lần vào cuối năm là 50.000.000đ (Chưa bao gồm thuế GTGT); Lãi xuất biên đi vay giả sử là 10% năm; (Lãi xuất ngầm định là thông tin nội bộ của bên cho thuê bên đi thuê thường khó biết); Giá trị còn lại được đảm bảo là 10.000.000đ.

Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu được tính như sau:

211-1

= 45.454.545 + 41.322.314 + 37.565.740 + 7.513.148 = 131.885.747đ

Vì giá trị hợp lý của tài sản thuê lớn hơn giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu nên trường hợp này giá trị tài sản thuê và nợ phải trả được ghi theo giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu là 131.855.747đ

Ví dụ 3: Ngày 31 tháng 12 năm 2015 Công ty TNHH A ký hợp đồng thuê thiết bị của Công ty cho thuê tài chính B. Đây là hợp đồng không thể hủy ngang có thời hạn là 5 năm. Tiền thuê phải trả hàng năm (ngày 2 tháng 1 hàng năm) là 70 triệu đồng/năm bắt đầu từ năm 2008. Thiết bị này được thiết kế theo yêu cầu của Công ty TNHH A, do đó không có giá trị thị trường. Lãi suất tiền vay ngân hàng kỳ hạn 5 năm của Công ty TNHH A là 12% năm. Thiết bị được khấu hao theo phương pháp đường thẳng theo thời hạn của hợp đồng là 5 năm. Thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản cũng là 5 năm. Giả sử rằng giá trị thu hồi tại thời điểm kết thúc hợp đồng thuê bằng không (=0) và đây là hợp đồng thuê tài sản duy nhất của Công ty TNHH A trong năm 2015.

Kế toán sẽ ghi nhận và trình bày hợp đồng thuê thiết bị này trong năm 2106 như sau:

Hợp đồng thuê thiết bị được phân loại là thuê tài chính vì thiết bị được thiết kế chung dùng cho bên đi thuê mà chỉ có bên đi thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào. Đồng thời, thời hạn thuê tài sản cũng là thời gian sử dụng kinh tế của nó.

Công ty TNHH A gi nhận nguyên giá tài sản thuê tài chính và nợ gốc phải trả về thuê tài chính với cùng một giá trị bằng với giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu vì thiết bị này không có giá trị thị trường.

Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu được xác định như sau:

211-2

Chi phí khấu hao hàng năm được xác định là:

282.614.454/5 năm= 56.522.890 đồng

Chi phí tài chính hàng năm được xác định như sau:

Năm Nợ phải trả đầu năm Tiền thuê đã trả Số dư nợ trong năm Chi phí tài chính Nợ phải trả cuối năm
2016 282.614.454 70.000.000 212.614.454 25.513.735 238.128.189
2017 238.128.128 70.000.000 168.128.189 20.175.383 188.303.571
2018 188.303.571 70.000.000 118.303.571 14.196.429 132.500.000
2019 132.500.000 70.000.000 62.500.000 7.500.000 70.000.000
2020 70.000.000 70.000.000 0 0 0

Tại ngày 2/1/2016 khi nhận thiết kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và chứng từ liên quan để ghi nhận tài sản thuê tài chính như sau:

Có TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính 182.614.454đ

Trong đó:

- Nợ dài hạn 212.614.454đ

- Nợ ngắn hạn 70.000.000đ

Đồng thời tại ngày 2/1/2016, Căn cứ vào hóa đơn yêu cầu thanh toán tiền thuê tài chính và chứng từ chuyển tiền tại ngân hàng, kế toán ghi nhận:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ 7.000.000đ

Nợ TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính 70.000.000đ

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng 77.000.000đ

Hàng tháng kế toán xác định chi phí tài chính phát sinh trong tháng và ghi nhận chi phí tài chính như sau:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính 2.126.145đ

Có TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính 2.126.145đ

(Chi phí tài chính mỗi tháng của năm 2008 tính bình quân là:

25.513.735/12 = 2.126.145)

Hàng tháng kế toán xác định chi phí khấu hao

(56.522.890/12 = 4.710.241) và ghi nhận chi phí khấu hao như sau:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất KDDD 4.710.241đ

Có TK 214 - Hao mòn tài sản cố định 4.710.241đ

Cuối năm 2016, kế toán xác định số nợ đến hạn trả tròng kỳ sau trên sổ chi tiết tài khoản 341

Tại ngày 31/12/2016 hợp đồng thuê thiết bị này sẽ được phản ánh trong các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán như sau:

1. Tài sản cố định thuê tài chính

Nguyên giá 282.614.454

Giá trị hao mòn lũy kế 56.522.891

2. Vay và nợ ngắn hạn

Thuê tài chính đến hạn trả: 70.000.000

3. Vay và nợ dài hạn

Nợ thuê tài chính 168.128.189

Trong báo cao kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015, hợp đồng thuê tài chính này sẽ được phản ánh trong các chỉ tiêu sau:

Chi phí tài chính: 25.513.735

Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2008 sẽ được trình bày như sau:

a) Chứng sách kế toán

Hợp đồng thuê tài sản được phân loại là thuê tài chính nếu bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho Công ty. Tài sản cố định thuê tài chính được phản ánh theo giá thấp hơn giữa giá trị hợp lý của tài sản và giá trị hiện của các khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu tại thời điểm khởi đầu thuê tài sản. Tài sản cố định thuê tài chính được khấu hao the phương pháp đường thẳng trên cơ sở thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Trường hợp không chắc chắn rằng Công ty sẽ có quyền sở hữu tài sản khi hết hạn thuê thì tài sản sẽ được khấu hao theo thời gian ngắn hơn giữa thời hạn thuê và thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.

Khoản thanh toán tiền thuê tài sản được chia thành chi phí tài chính vào khoản phải trả nợ gốc. Chi phí tài chính được tính theo từng kỳ kế toán trong thời hạn thuê theo tỷ lệ lãi xuất định kỳ cố định trên số dư nợ còn lại cho mỗi kỳ kế toán.

b) Tăng, giảm tài sản cố định thuê tài chính

Tài sản cố định thuê tài chính là thiết bị được thuê theo hợp đồng thuê tài chính không hủy ngang có thời hạn là 5 năm. Nghĩa vụ thuê tài sản được đảm bảo bằng chính tài sản được thuê. Tình hình tăng giảm tài sản cố định thuê tài chính trong năm như sau:

Khoản mục Máy móc thiết bị
-Nguyên giá
Tại ngày 01/01/2016 -
Thuê tài chính trong năm 282.614.545
Tại ngày 31/12/2016 282.614.545
-Giá trị hao mòn lũy kế
Tại ngày 01/01/2016 -
Khấu hao trong năm 56.522.891
Tại ngày 31/12/2016 56.522.891
-Giá trị còn lại
Tại ngày 01/01/2016
Tại ngày 31/12/2016 226.091.563

Không có tiền thuê phát sinh thêm trong năm và không có các điều khoản thay đổi hợp đồng thuê phát sinh trong năm.

c) Các khoản nợ thuê tài chính

Các khoản nợ thuê tài chính được thanh toán như sau:

Năm nay Năm trước
Thời hạn thuê Tổng khoản thanh toán tiền Trả lãi tiền thuê Trả tiền thuê gốc Tổng khoản thanh toán tiền thuê Trả lãi tiền thuê Trả tiền thuê gốc
-Dưới 1 năm 70.000.000 25.513.735 44.486.265 - - -
-Từ 1 năm đến 3 năm 210.000.000 41.871.811 168.128.189 - - -
-Trên 3 năm - - - - - -
280.000.000 67.385.546 212.614.454 - - -

Sang năm 2017, kế toán sẽ ghi nhận và trình bày hợp đồng thuê tài sản này như sau:

Hàng tháng kế toán xác định chi phí tài chính phát sinh trong tháng và ghi nhận chi phí tài chính hàng tháng:

Nợ TK 635- Chi phí tài chính 1.681.282 Có TK 341- Vay và nợ thuê tài chính 1.681.282

(Chi phí tài chính mỗi tháng của năm 2016 tính bình quân là: 20.175.383/12 = 1.681.282).

Hàng tháng kế toán xác định chi phí khấu hao và ghi nhận chi phí khấu hao hàng tháng như sau:

Nợ TK 154- Chi phí sản xuất KDDD 4.710.241 Có TK 214- Hao mòn tài sản cố định 4.710.241

Cuối năm 2017, kế toán xác định số nợ đến hạn trả trong kỳ sau để trình bày trên BCTC

Tại ngày 31/12/2017 hợp đồng thuê thiết bị này sẽ được phản ánh trong các chi tiêu của Bảng cân đối kế toán như sau:

1. Tài sản cố định thuê tài chính:

Nguyên giá 282.614.454

Giá trị hao mòn lũy kế 113.045.782

2. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 70.000.000

3. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn 118.303.571

Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016, hợp đồng thuê tài chính này sẽ được phản ánh trong các chỉ tiêu sau:

Chi phí tài chính: 20.175.383

Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2016 sẽ được trình bày như sau:

a) Chính sách kế toán:

Hợp đồng thuê tài sản được phân loại là thuê tài chính nếu bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho Công ty. Tài sản cố định thuê tài chính được phản ánh theo giá thấp hơn giữa giá trị hợp lý của tài sản và giá trị hiện của các khoản thanh toán tiền thuê tài chính được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trên cơ sở thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Trường hợp không chắc chắn rằng Công ty sẽ có quyền sở hữu tài sản khi hết hạn thuê thì tài sản sẽ được khấu hao theo thời gian ngắn hơn giữa thời hạn thuê và thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.

Khoản thanh toán tiền thuê tài sản được chia thành chi phí tài chính và khoản nợ trả gốc. Chi phí tài chính được tính theo từng ký kế toán trong thời hạn thuê theo tỷ lệ lãi suất định kỳ cố định trên số dư nợ còn lại cho mỗi kỳ kế toán.

b) Tăng, giảm tài sản cố định thuê tài chính:

Tài sản cố định thuê tài chính là thiết bị được thuê theo hợp đồng thuê tài chính không hủy ngang có thời hạn là 5 năm. Nghĩa vụ thuê tài sản được đảm bảo rằng chính tài sản được thuê. Tình hình tăng, giảm tài sản cố định thuê tài chính trong năm như sau:

Khoản mục Máy móc thiết bị
-Nguyên giá
Tại ngày 01/01/2017 282.614.454
Thuê tài chính tăng trong năm -
Tại ngày 31/12/2017 282.614.454
-Giá trị hao mòn lũy kế
Tại ngày 01/01/2017 56.522.891
Khấu hao trong năm 56.522.891
Tại ngày 31/12/2017 113.045.782
-Giá trị còn lại
Tại ngày 01/01/2017 226.091.563
Tại ngày 31/12/2017 169.568.673

Không có tiền thuê phát sinh thêm trong năm và không có các điều khoản thay đổi hợp đồng phát sinh trong năm.

c) Các khoản nợ thuê tài chính

Các khoản nợ thuê tài chính sẽ được thanh toán như sau:

Năm nay Năm trước
Thời hạn thuê Tổng khoản thanh toán tiền thuê Trả lãi tiền thuê Trả tiền thuê gốc Tổng khoản thanh toán tiền thuê Trả lãi tiền thuê

Trả tiền thuê gốc

-Dưới 1 năm 70.000.000 20.175.383 49.824.617 70.000.000 25.513.735 44.486.265
-Từ 1 đến 5 năm 140.000.000 21.696.429 118.303.571 210.000.000 41.871.811 168.128.189
41.871.811 168.128.189 67.385.546 212.614.454
1 9 - 6 4

Ví dụ 4: Số liệu theo ví dụ 3 trên nhưng giả sử rằng tiền thuê được trả vào ngày 31 tháng 12 hàng năm bắt đầu tư năm 2015.

Kế toán sẽ ghi nhận và trình bày hợp đồng thuê thiết bị này trong 2008 như sau:

Tương tự như ví dụ 3, Hợp đồng thuê thiết bị này được phân loại là thuê tài chính vì thiết bị được thiết kế chuyên dùng cho bên đi thuê mà chỉ có bên đi thuê có khả năng sử dụng không cần có sự thay đổi, sửa chữa lớn nào. Đồng thời thời hạn thuê tài sản cũng là thời gian sử dụng kinh tế của tài sản.

Công ty TNHH A ghi nhận nguyên giá tài sản thuê tài chính và nợ gốc phải trả về thuê tài chính với cùng một giá trị bằng với giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu vì thí bị này không có giá trị thị trường.

Giá trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu được xác định như sau:

211-3

Chi phí khấu hao hàng năm được xác định là:

252.334.334/5 năm= 50.466.867đồng

Chi phí chính hàng năm được xác định như sau:

Năm Nợ phải trả đầu năm Chi phí tài chính Tiền thuê đã trả Nợ phải trả cuối năm
2016 252.334.334 30.280.120 70.000.000 212.614.454
2017 212.614.454 25.513.735 70.000.000 168.128.189
2018 168.128.189 20.175.383 70.000.000 118.303.571
2019 118.303.571 14.196.429 70.000.000 62.500.000
2020 62.500.000 7.500.000 70.000.000 0

Tại ngày 2/1/2016, khi nhận thiết bị kế toán căn cứ vào hợp đồng thuê tài sản và chứng từ liên quan để ghi nhận tài sản thuê tài chính như sau:

Có TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính 252.334.334

Đồng thời theo dõi chi tiết:

- Nợ thuê tài chính dài hạn 212.614.454

- Nợ thuê tài chính ngắn hạn 39.719.880

Hàng tháng kế toán xác định chi phí tài chính phát sinh trong tháng và ghi nhận chi phí tài chính như sau:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính 2.523.343

Có TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính 2.523.343

Chi phí tài chính mổi tháng của năm 2015 tính bình quân là:

30.280.120/12 = 2.523.343

Hàng tháng kế toán xác định chi phí khấu hao (50.466.867/12) và ghi nhận chi phí khấu hao như sau:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất KDDD 4.205.572

Có TK 214 - Hao mòn tài sản cố định 4.205.572

Đồng thời tại ngày 31/12/2016, căn cứ vào hóa đơn yêu cầu thanh toán tiền thuê tài chính và chứng từ chuyển tiền tại ngân hàng, kế toán ghi nhận:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ 7.000.000

Nợ TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính 70.000.000

Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng 77.000.000

Cuối năm 2016, kế toán xác định số nợ đến hạn trả trong kỳ trên sổ chi tiết tài khoản 341: 44.486.265

Tại ngày 31/12/2016, hợp đồng thuê thiết bị này sẽ được phản ánh trong các chỉ tiêu của Bảng cân đối kế toán như sau:

1. Tài sản cố định thuê tài chính:

Nguyên giá 252.334.334

Giá trị hao mòn lũy kế 50.466.867

2. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn: 44.486.265

(Thuê tài chính đến hạn trả: 44.486.265)

3. Vay và nợ thuê tài chính dài hạn:

Nợ thuê tài chính 168.128.189

Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015, hợp đồng thuê tài chính này sẽ được phản ánh trong các chỉ tiêu sau:

Chi phí tài chính: 30.280.120

Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2016 sẽ được trình bày như sau:

a) Chính sách kế toán: (Xem nội dung trình bày ở ví dụ 2)

b) Tăng giảm tài sản cố định thuê tài chính:

Tài sản cố định thuê tài chính là thiết bị được thuê theo hợp đồng thuê tài chính không hủy ngang có thời hạn là 5 năm. Nghĩa vụ thuê tài sản được đảm bảo rằng chính tài sản được thuê. Tình hình tăng giảm tài sản cố định thuê tài chính trong năm như sau:

Khoản mục Máy móc thiết bị
-Nguyên giá
Tại ngày 01/01/2016 -
-Thuê tài chính tăng trong năm 252.334.334
Tại ngày 31/12/2016 252.334.334
-Giá trị hao mòn lũy kế
Tại ngày 01/01/2016 -
-Khấu hao trong năm 50.466.867
Tại ngày 31/12/2016 50.466.867
-Giá trị còn lại
Tại ngày 01/01/2016 -
Tại ngày 31/12/2016 201.867.467

Không có tiền thuế phát sinh trong năm và không có các điều khoản thay đổi hợp đồng thuê phát sinh trong năm.

c) Các khoản nợ thuê tài chính:

Các khoản nợ thuê tài chính được thanh toán như sau:

Năm nay Năm trước
Thời hạn thuế Tổng khoản thanh toán tiền thuê Trả lãi tiền thuê Trả tiền thuê gốc Tổng khoản thanh toán tiền thuê Trả lãi tiền thuê Trả tiền thuê gốc
-Dưới 1 năm 70.000.000 25.513.735 44.486.265 - - -
-Từ 1 đến 5 năm 210.000.000 41.871.811 168.128.189 - - -
67.385.546 212.614.454 - - -

Sang năm 2017, kế toán sẽ ghi nhận và trình bày hợp đồng thuê tài sản này như sau:

Hàng tháng, kế toán xác định chi phí tài chính phát sinh trong tháng và ghi nhận như sau:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính 2.126.145

Có TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính 2.126.145

(Chi phí tài chính mỗi tháng của năm 2016 = 25.513.735 /12)

Hàng tháng kế toán xác định chi phí khấu hao và ghi nhận chi phí khấu hao hàng tháng như sau:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất KDDD 4.205.572

Có TK 214 - Hao mòn tài sản cố định 4.205.572

Cuối năm 2017, kế toán xác định số nợ đến hạn trả trong kỳ sau và ghi nhận trên sổ ch tiết tài khoản 341: 49.824.617

Định kỳ trả tiền thuê:

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ 7.000.000

Nợ TK 341 - Vay và nợ thuê tài chính 70.000.000

Có TK 111 - Tiền mặt 77.000.000

Tại ngày 31/12/2017 hợp đồng thuê thiết bị này sẽ được phản ánh trong các chỉ tiêu của bảng cân đối kế toán như sau:

1. Tài sản cố định thuê tài chính:

- Nguyên giá 252.334.334

- Giá trị hao mòn lũy kế 100.933.734

2. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn : 49.824.617

3. Vay và trả nợ thuê tài chính dài hạn: 118.303.571

Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016, hợp đồng thuê tài chính này sẽ được phản ánh trong các chỉ tiêu sau:

Chi phí tài chính: 25.513.735

Thuyết minh báo cáo tài chính năm 2016 sẽ được trình bày như sau:

(Xem phần trình bày ví dụ 2)

a) Tăng giảm tài sản cố định thuê tài chính:

Tài sản cố định thuê tài chính là thiết bị được thuê theo hợp đồng thuê tài chính không hủy ngang có thời hạn là 5 năm. Nghĩa vụ thuê tài sản được đảm bảo bằng chính tài sản được thuê. Tình hình tăng giảm tài sản cố định thuê tài chính trong năm như sau:

Khoản mục Máy móc thiết bị
-Nguyên giá
Tại ngày 01/01/2017 252.334.334
Thuê tài chính trong năm -
Tại ngày 31/12/2017 252.334.334
-Giá trị hao mòn lũy kế
Tại ngày 01/01/2017 50.466.867
Khấu hao trong năm 50.466.867
Tại ngày 31/12/2017 100.933.734
-Giá trị còn lại
Tại ngày 01/01/2017
201.867.467
Tại ngày 31/12/2017 151.400.600

Không có tiền thuê phát sinh thêm trong năm và không có các điều khoản thay đổi hợp đồng thuê phát sinh trong năm.

b) Các khoản nợ thuê tài chính:

Các khoản nợ thuê tài chính được thanh toán như sau:

Năm nay Năm trước
Thời hạn thuê Tổng khoản thanh toán tiền thuê Trả lãi tiền thuê Trả tiền thuê gốc Tổng khoản thanh toán tiền thuê Trả lãi tiền thuê Trả tiền thuê gốc
-Dưới 1 năm 70.000.000 20.175.383 49.824.617 70.000.000 25.513.735 44.486.265
-Từ 1 đến 5 năm 140.000.000 21.696.429 118.303.571 210.000.000 41.871.811 168.128.189
41.871.812 168.128.188 67.385.546 212.128.189

về đầu trang

Chia sẻ Tweet Tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Tài khoản
    • 1. Tài sản
    • 2. Nợ phải trả
    • 3. Vốn chủ sở hữu
    • 4. Doanh thu
    • 5. Chi phí sản xuất, kinh doanh
    • 6. Thu nhập khác
    • 7. Chi phí khác
    • 8. Xác định kết quả kinh doanh
  • Liên Hệ

Từ khóa » Sổ Cái Tk 211