Hệ Thống Tài Khoản - Nguyên Tắc Kế Toán Các Khoản Phải Thu
Có thể bạn quan tâm
Advert
NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI THU
(Thông tư 133/2016/TT-BTC)
✵
✵ ✵
▼về cuối trang
Nguyên tắc kế toán
Danh mục các tài khoản áp dụng
NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
1. Các khoản phải thu được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải thu, đối tượng phải thu, loại nguyên tệ phải thu và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của doanh nghiệp.
2. Việc phân loại các khoản phải thu là phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác được thực hiện theo nguyên tắc:
a) Phải thu của khách hàng gồm các khoản phải thu mang tính chất thương mại phát sinh từ giao dịch có tính chất mua – bán, như: Phải thu về bán hàng, cung cấp dịch vụ, thanh lý, nhượng bán tài sản (TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính) giữa doanh nghiệp và người mua (là đơn vị độc lập với người bán, gồm cả các khoản phải thu giữa công ty mẹ và công ty con, liên doanh, liên kết). Khoản phải thu này gồm cả các khoản phải thu về tiền bán hàng xuất khẩu của bên giao ủy thác thông qua bên nhận ủy thác;
b) Phải thu nội bộ gồm các khoản phải thu giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới trực thuộc không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc;
c) Phải thu khác gồm các khoản phải thu không có tính thương mại, không liên quan đến giao dịch mua - bán, như:
- Các khoản phải thu tạo ra doanh thu hoạt động tài chính, như: khoản phải thu về lãi cho vay, tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia;
- Các khoản chi hộ bên thứ ba được quyền nhận lại; Các khoản bên nhận ủy thác xuất khẩu phải thu hộ cho bên giao ủy thác;
- Các khoản phải thu không mang tính thương mại như cho mượn tài sản, phải thu về tiền phạt, bồi thường, tài sản thiếu chờ xử lý…
3. Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán căn cứ kỳ hạn còn lại của các khoản phải thu để phân loại là dài hạn hoặc ngắn hạn. Các chỉ tiêu phải thu của Bảng cân đối kế toán có thể bao gồm cả các khoản được phản ánh ở các tài khoản khác ngoài các tài khoản phải thu, như: Khoản cho vay được phản ánh ở TK 1283; khoản tạm ứng ở TK 141… Việc xác định các khoản cần lập dự phòng phải thu khó đòi được căn cứ vào các khoản mục được phân loại là phải thu ngắn hạn, dài hạn của Bảng cân đối kế toán.
4. Kế toán phải xác định các khoản phải thu thỏa mãn định nghĩa của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (được hướng dẫn chi tiết ở tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái) để đánh giá lại cuối kỳ khi lập Báo cáo tài chính.
Danh mục các tài khoản áp dụng (5 tài khoản):
- Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng
- Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ:
- Tài khoản 136 - Phải thu nội bộ:
- Tài khoản 138 - Phải thu khác:
- Tài khoản 141 - Tạm ứng
▲về đầu trang
Chia sẻ Tweet Tìm kiếm- Trang chủ
- Tài khoản
- 1. Tài sản
- 2. Nợ phải trả
- 3. Vốn chủ sở hữu
- 4. Doanh thu
- 5. Chi phí sản xuất, kinh doanh
- 6. Thu nhập khác
- 7. Chi phí khác
- 8. Xác định kết quả kinh doanh
- Liên Hệ
Từ khóa » Khoản Phải Thu Ngắn Hạn Là Gì
-
Tài Sản Ngắn Hạn Là Gì? Phân Loại Các Nhóm Trong Tài Sản Ngắn Hạn
-
Các Khoản Phải Thu Ngắn Hạn Và Dài Hạn Là Gì? - Luật Sư X
-
Các Khoản Phải Thu Ngắn Hạn Tăng Có ý Nghĩa Gì? - Luật Sư X
-
Phân Biệt Khoản Phải Thu Ngắn Hạn Và Khoản Phải Thu Dài Hạn
-
Hệ Thống Tài Khoản - 138. Phải Thu Khác. - Báo Cáo Tài Chính
-
Khoản Phải Thu (AR) Là Gì? Các Khoản Phải Thu Ngắn Hạn
-
Tài Sản Ngắn Hạn Là Gì? Quy định Cách Tính Tài Sản Ngắn Hạn?
-
Hướng Dẫn Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp
-
Nguyên Tắc Kế Toán Nợ Phải Thu, Các Khoản Phải Thu
-
Nhóm Tài Khoản Phải Thu Ngắn Hạn (TK 131, 133, 136, 138, 141)
-
Cần Nhất Quán Phân Loại Ngắn Hạn Và Dài Hạn Trong Chế độ Kế Toán ...
-
Liệu Các Khoản Phải Thu Thương Mại đang Có Dần Trở Thành Loại Tài ...
-
Bảng Cân đối Kế Toán Là Gì? Hướng Dẫn Lập Bảng Theo Thông Tư 200
-
[PDF] Mẫu Số B 01-DN (Ban Hành Theo Thông Tư Số 200/2014/TT-BTC