[Hệ Thống Thông Tin] Tổng Quan Về Hệ Thống Thông Tin - Tin Học

Trang chủSystem Information [Hệ thống thông tin] Tổng quan về hệ thống thông tin tháng 10 05, 2015

Các tổ chức có thể sử dụng các hệ thống thông tin với nhiều mục đích khác nhau. Trong việc quản trị nội bộ, hệ thống thông tin sẽ giúp đạt được sự thông hiểu nội bộ, thống nhất hành động, duy trì sức mạnh của tổ chức, đạt được lợi thế cạnh tranh. Với bên ngoài, hệ thống thông tin giúp nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng hơn hoặc cải tiến dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, tạo đà cho phát triển.

Các thao tác cơ bản của HTTT Nhập thông tin. Quy trình nhập thông tin từ người dùng, thông tin được lấy từ các dữ liệu được sinh ra trong quá trình hoạt động của hệ thống. Xử lý thông tin. Đây là quá trình chế biến thông tin. Từ những thông tin đầu vào mà hệ thống nhận được và tùy theo yêu cầu cần phải xử lý mà quá trình xử lý thông tin sẽ khác nhau, cho kết quả phù hợp với người dùng. Xuất thông tin. Kết quả của quá trình xử lý ở mỗi bộ phận, chức năng, đối tượng khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau. Ví dụ hệ thống thông tin Các thành phần của HTTT Xem thêm trên Amazon Hệ thống thông tin gồm 5 thành phần chính üPhần cứng üPhần mềm üNguồn nhân lực üNguồn dữ liệu üMạng Nguồn nhân lực là thành phần quyết định của HTTT, vì nếu không có con người thì hầu hết HTTT không hoạt động được, HTTT do con người tạo ra và để phục vụ mục đích của chính con người, và họ là người duy trì hoạt động của HTTT. Phần cứng, phần mềm là các thành phần trung tâm của HTTT. Đây là bộ phận thường xuyên được sử dụng để khai thác, xử lý thông tin, phần cứng như máy tính, thiết bị ngoại vi... Phần cứng: Là thiết bị hữu hình có thể nhìn thấy, cầm nắm được, là công cụ kỹ thuật để xử lý, truyền dẫn thông tin. Một số thiết bị phần cứng như mạch điều khiển, bộ nhớ, thiết bị nhập xuất dữ liệu, truyền thông: dây mạng, card mạng, wifi, tivi box, switch… Phần mềm: Là tập hợp các câu lệnh được viết bằng một hay nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự nhất định nhằm tự động thực hiện một số chức năng hay giải quyết một bài toán nào đó. Phần mềm có thể là những ý tưởng trừu tượng, những thuật toán, những chỉ thị… Phần mềm mà chúng ta đang đề cập là phần mềm ứng dụng. Mạng máy tính: Là tập hợp các máy tính độc lập, được kết nối với nhau thông qua các đường truyền vật lý và tuân theo các quy ước truyền thông nào đó. Máy tính độc lập là máy tính tự khởi động, tự tắt mà không có máy tính nào có thể can thiệp được, cũng như không đình chỉ hoạt động của bất cứ máy tính nào khác hay tham gia kích hoạt tiến trình của máy tính khác. Các quy ước truyền thông là các quy ước, phương thức để các máy tính giao tiếp, “trò chuyện” với nhau. Mạng máy tính cho phép ta chia sẻ tài nguyên, tăng độ tin cậy và an toàn cho hệ thống thôn tin, mặt khác nó tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, hiệu quả hoạt động cho các tổ chức. Mạng Internet: Mạng Internet giúp các thành viên tham gia trong hệ thống trao đổi thông tin với nhau và trao đổi thông tin với tổ chức khác… Cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu là một tập hợp dữ liệu có tổ chức, có liên quan được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ thứ cấp để thỏa mãn nhu cầu khai thác thông tin từ nhiều người sử dụng, nhiều chương trình ứng dụng, với nhiều mục đích khác nhau. Tài nguyên về dữ liệu gồm các cơ sở dữ liệu, các cơ sở dữ liệu phải được tổ chức khoa học theo mô hình xác định để người sử dụng có thể truy cập dữ liệu một cách dễ dàng. Dữ liệu được quản trị bởi các hệ cơ sở dữ liệu, các hệ cơ sở dữ liệu như: Foxpro, Access, MySQL… Con người: Con người là chủ thể điều hành và sử dụng hệ thống thông tin, là thành phần rất quan trọng của HTTT nên tổ chức phải có kế hoạch để đào tạo đội ngũ này. Con người mà ta nhắc đến là con người bảo trì hệ thống, như các kỹ sư phân tích, lập trình và đội ngũ kỹ thuật viên và con người sử dụng hệ thống như lãnh đạo, kế toán, tài vụ… Các phương thức xử lýthông tin. Trên máy tính các thông tin được xử lý theo nhiều phương pháp khác nhau. Một số phương thức xử lý thường gặp như xử lý tương tác (interactive processing), xử lý giao dich (transaction processing), xử lý trực tuyến (on-line processing), xử lý theo lô (batch processing), xử lý phân tán (distribute processing) và xử lý thời gian thực (real-time processing). ØXử lý tương tác: Xử lý tương tác là xử lý thực hiện từng phần, phần xử lý bởi con người và bởi máy tính được thực hiện xen kẽ nhau. Nói cách khác, trong xử lý tương tác, con người dẫn dắt các quá trình xử lý, có thể ngắt và tham gia vào các quá trình xử lý. Trong quá trình xử lý tương tác, máy tính đóng vai trò trợ giúp tích cực. Xử lý tương tác là phương thức được lựa chọn cho các hệ thống phải xử lý nhiều thông tin có mối quan hệ phức tạp với nhau, khó mô tả bằng các công thức, các phương trình toán học. Con người phải thường xuyên vận dụng những kinh nghiệm công tác của mình vào trong quá trình xử lý. ØXử lý giao dịch: Xử lý giao dịch là xử lý một yêu cầu cho đến khi ra kết quả, không có sự can thiệp từ ngoài vào. Một quá trình xử lý như vậy gọi là một giao dịch. Xử lý giao dịch thích hợp với những tiến trình có nhiều khâu độc lập với nhau để kiểm tra và xử lý thông tin. Thủ tục rút tiền từ ngân hàng là một ví dụ về xử lý giao dịch. Khởi đầu là kiểm tra lỗi các thông tin nhập vào, tiếp theo kiểm tra sự tương thích của các thông tin này với các dữ liệu đã có trong hệ thống. trên cơ sở kết quả kiểm tra, hệ thống sẽ đáp ứng yêu cầu của khách hàng. ØXử lý theo lô: Xử lý theo lô hay còn gọi là xử lý trọn gói, hoặc xử lý theo mẻ, là tiến trình tập hợp những thông tin sẵn có hoặc tạo ra thông tin mới theo định kỳ. điều này cũng có nghĩa là những thông tin được sử dụng và được sinh ra bởi những tiến trình xử lý theo lô thường có chu kỳ sống khá ngắn. Ví dụ về xử lý theo lô là lập báo cáo định kỳ hàng tuần, hang tháng. Phường thức xử lý theo lô thích hợp với những tiến trình xử lý thông tin mà trong đó: üViệc truy cập thông tin diễn ra định kỳ. üKhuôn dạng và kiểu dữ liệu hoàn toàn xác định. üThông tin khá ổn định trong khoảng thời gian giữa hai tiến trình xử lý liên tiếp. ØXử lý trực tuyến: Xử lý trực tuyến được sử dụng trong những hệ thống mà tại đó đòi hỏi xử lý từng dòng thông tin, từng mẫu tin ngay tại thời điểm nó mới xuất hiện, một cách trực tiếp trong đối thoại giữa các đối tác. Ví dụ, dịch vụ gửi tiền tại ngân hàng, các xử lý tại phòng bán vé máy bay, tàu hoả, hoặc dịch vụ thông tin tại tổng đài thường là các xử lý trực tuyến. Đặc trưng của các xử lý trực tuyến là: üViệc truy cập thông tin xảy ra hoàn toàn ngẩu nhiên. üKhuôn dạng và kiểu thông tin không hoàn toàn xác định. üThông tin thay đổi liên tục ngay trong khi thực hiện tiến trình xử lý. ØXử lý thời gian thực: Xử lý thời gian thực là các tiến trình máy tính phải , đảm bảo các yêu cầu rât ngặt nghèo của hệ thống vể thời gian. Thông thường các xử lý thời gian thực xuất hiện trong các hệ thống cá liện kết với các hệ thống ngoài như hệ thống điều kiển nhiệt độ lò luyện thép hoặc lò nấu sợi, hệ thống điều khiển đường bay của tên lửa hoặc các hệ thống mô phỏng. Xử lý thời gian thực phải đảm bảo đồng bộ các tiến trình máy tính với các hoạt động diễn ra trong thực tế. ØXử lý phân tán: Các xử lý có thể diễn ra rại các bộ phận ở những vị trí khác nhau, có những yêu cầu khác nhau vào những thời điểm cũng có thể khác nhau. Nói chung, với những hệ thống có xử lý phân tán, dữ liệu thường được bố trí ở những vị trí địa lý khác nhau và được quy đình dùng chung. Trong xử lý phân tán, với một thành phần dữ liệu, có thể cùng một lúc xảy ra nhiều thao tác như cập nhập, sửa chữa hoặc khai thác khác nhau. Vì vậy, một trong những vấn đề cần phải quan tâm đối với các xử lý phân tán là đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống. Các mô hình hệ thống thông tin Một số HTTT thường gặp Các chuyên ngành thông thường bao gồm: ·Phân tích viên hệ thống (systems analyst) ·Tích hợp hệ thống (system integrator) ·Quản trị cơ sở dữ liệu ·Phân tích hệ thống thông tin. ·Quản trị hệ thống thông tin trong tổ chức. ·Lập trình quản lý cơ sở dữ liệu. Hệ thống kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý, các hệ thống thông tin tự động hóa... Quản lý cơ sở dữ liệu, hỗ trợ ra quyết định cho lãnh đạo, quản lý. Ứng dụng của hệ thống thông tin cho công tác xã hội và hoạt động kinh doanh bao gồm: ·Giáo dục điện tử (elearning) ·Thương mại điện tử (e-commerce) ·Chính phủ điện tử (e-government) ·Các hệ thống thông tin địa lý (GIS)... ·Và nhiều lĩnh vực khác... Một số hệ thống thông tin thường gặp ·Hệ thống thông tin quản lý ·Hệ thống thông tin địa lý ·Hệ thống thông tin điều khiển Hệ thống thống tin (Information System): Cất giữ, lấy, biến đổi biểu diễn thông tin cho người sử dụng. Xử lý những khoảng dữ liệu lớn có các quan hệ phức tạp , mà chúng được lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu quan hệ hay hướng đối tượng . - Hệ thống kỹ thuật (Technical System): Xử lý và điều khiển các thiết bị kỹ thuật như viễn thông, hệ thống quân sự, hay các quá trình công nghiệp. Đây là loại thiết bị phải xử lý các giao tiếp đặc biệt , không có phần mềm chuẩn và thường là các hệ thống thời gian thực (real time). - Hệ thống nhúng (Embeded System): Thực hiện trên phần cứng gắn vào các thiết bị như điện thoại di động, điều khiển xe hơi, … Điều này được thực hiện bằng việc lập trình mức thấp với hỗ trợ thời gian thực. Những hệ thống này thường không có các thiết bị như màn hình đĩa cứng, … - Hệ thống phân bố ( Distributed System): Được phân bố trên một số máy cho phép truyền dữ liệu từ nơi này đến nơi khác một cách dễ dàng. Chúng đòi hỏi các cơ chế liên lạc đồng bộ để đảm bảo toàn vẹn dữ liệu và thường được xây dựng trên một số các kỹ thuật đối tượng như CORBA, COM/DCOM, hay Java Beans/RMI. - Hệ thống Giao dịch (Business System): Mô tả mục đích, tài nguyên (con người, máy tính, …), các quy tắc (luật pháp, chiến thuật kinh doanh, cơ chế, …), và công việc hoạt động kinh doanh. - Phần mềm hệ thống (System Software): Định nghĩa cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phần mềm khác sử dụng, chẳng hạn như hệ điều hành, cơ sở dữ liệu, giao diện người sử dụng. Mô hình hóa hệ thống Một mô hình là sự mô tả đơn giản hóa đối tượng của thế giới thực. Mô hình hóa hệ thống tức là khi ta sử dụng các khái niệm để xây dựng nên hệ thống. Phổ biến nhất là mô hình chức năng. Là việc nghiên cứu hệ thống thông qua việc xây dựng các mô hình hoạt động của hệ thống. Đây là phương pháp được áp dụng khá rộng rãi. Khi sử dụng phương pháp này, chúng ta cần phải biết rõ đầu vào, đầu ra của hệ thống và các khâu xử lý trong hệ thống. Trong mô hình thì chúng ta mô tả hệ thống nhờ vào các đặc trưng của nó. Việc mô tả thế giới thực phức tạp buộc chúng ta phải sử dụng nguyên lý chung là trừu tượng hóa các thành phần và các quan hệ trong hệ thống. Có nghĩa là đơn giản hóa những gì có trong hệ thống, mà bỏ qua các thành phần, chi tiết có ảnh hưởng nhỏ hoặc hầu như không ảnh hưởng gì đến cấu trúc và hoạt động của hệ thống. Mô hình của hệ thống có thể là bản mô tả cách thức hoạt động của hệ thống, các công thức toán học, một vài sơ đồ mô tả hoạt động của một vài thành phần có trong hệ thống. Có hai mức mô tả hệ thống, mô tả vật lý và mô tả logic. Ở mức mô tả vật lý, cần phải chỉ ra rằng hệ thống là gì, nó làm gì, làm như thế nào, bao giờ, ở đâu? Ai là người thực hiện. Còn ở mức lôgic thì mô tả vào bản chất và mục tiêu của hệ thống, không quan tâm đến việc hệ thống làm như thế nào? Không cho biết hệ thống thực hiện chức năng của nó như thế nào. Mà mô tả mỗi chức năng cần những thông tin gì để hoạt động, và nó cho ra những thông tin gì? Các bước phát triển để xây dựng mô hình cho hệ thống thông qua các bước ,Nghiên cứu sơ bộ hệ thống, Phân tích hệ thống, Thiết kế hệ thống. Nghiên cứu sơ bộ hệ thống, giai đoạn này tập trung vào việc thu thập thông tin, tài liệu liên quan đến cấu trúc của hệ thống và hoạt động của hệ thống. Mô hình này thường ở dạng mô hình vật lý. Mục tiêu là mô tả cách thức thực hiện công việc trong hệ thống. Phân tích hệ thống, giai đoạn này đi vào phân tích chi tiết bản chất của hệ thống, các mô hình tập chung trả lời cho câu hỏi: Hệ thống là gì, làm những gì. Sản phẩm của giai đoạn này là mô hình về chức năng và mô hình về dữ liệu. Chú ý mô hình về chức năng và mô hình về dữ liệu phải được xây dựng độc lập nhau, tránh chồng chéo. Thiết kế hệ thống: Chọn giải pháp cài đặt nhằm thực hiện các kết quả phân tích, đây là sự cài đặt các mô hình có được sau khi phân tích trên cơ sở điều tiết, dung hòa các yêu cầu, ràng buộc, các điều kiện trên thực tế. Chất lượng của hệ thống phụ thuộc vào chất lượng của mô hình. Vì vậy khâu xây dựng mô hình hệ thống là rất quan trọng. Để tiến hành một phương pháp mô hình hóa, thường có 3 khâu chính: thứ nhất phải tập hợp được các khái niệm và các mô hình, thứ hai phải có một quy trình thực hiện, thứ 3 phải có công cụ hỗ trợ. Các phương pháp mô hình hóa như, phương pháp cấu trúc, phương pháp hướng dữ liệu, phương pháp hướng đối tượng, phương pháp Merise. Khi xây dựng hệ thống với UML, người ta không chỉ xây dựng duy nhất một mô hình. Sẽ có nhiều mô hình khác nhau trong những giai đoạn phát triển khác nhau, nhắm đến các mục đích khác nhau. Trong giai đoạn phân tích, mục đích của mô hình là nắm bắt tất cả các yêu cầu đối với hệ thống và mô hình hóa nền tảng bao gồm các lớp và các cộng tác "đời thực". Trong giai đoạn thiết kế, mục đích của mô hình là mở rộng mô hình phân tích, tạo thành một giải pháp kỹ thuật khả thi, có chú ý đến môi trường của công việc xây dựng (viết code). Trong giai đoạn xây dựng code, mô hình chính là những dòng code nguồn thật sự, được viết nên và được dịch thành các chương trình. Và cuối cùng, trong giai đoạn triển khai, một lời miêu tả sẽ giải thích hệ thống cần được triển khai ra sao trong kiến trúc vật lý. Khả năng theo dõi xuyên suốt nhiều giai đoạn và nhiều mô hình khác nhau được đảm bảo qua các thuộc tính hoặc các mối quan hệ nâng cao (refinement). Mặc dù đó là các mô hình khác nhau, nhưng chúng đều được xây dựng nên để mở rộng nội dung của các mô hình ở giai đoạn trước. Chính vì thế, tất cả các mô hình đều cần phải được gìn giữ tốt để người ta có thể dễ dàng đi ngược lại, mở rộng ra hay tái thiết lập mô hình phân tích khởi đầu và rồi dần dần từng bước đưa các sự thay đổi vào mô hình thiết kế cũng như các mô hình xây dựng. Bản thân ngôn ngữ UML không phụ thuộc vào giai đoạn, có nghĩa là cũng những nguyên tắc ngôn ngữ đó và cũng những biểu đồ đó được sử dụng để mô hình hóa những sự việc khác nhau trong những giai đoạn khác nhau. Nhà thiết kế nắm quyền quyết định xem một mô hình sẽ phải thay đổi nhằm đạt được những mục đích nào và bao trùm những phạm vi nào. Ngôn ngữ mô hình hóa chỉ cung cấp khả năng để tạo ra các mô hình trong một phong cách mở rộng và nhất quán. Quy trình mô hình hóa hệ thống Khi mô hình hóa bằng ngôn ngữ UML, toàn bộ công việc cần phải được thực hiện theo một phương pháp hay một qui trình, xác định rõ những bước công việc nào phải được tiến hành và chúng phải được thực thi ra sao. Một qui trình như vậy thường sẽ chia công việc ra thành các vòng lặp kế tiếp, mỗi vòng lặp bao gồm các công việc: phân tích yêu cầu/ phân tích/ thiết kế/ thực hiện/ triển khai. Mặc dù vậy, cũng có một quy trình nhỏ hơn đề cập tới nội dung của việc mô hình hóa. Bình thường ra, khi sản xuất một mô hình hoặc sản xuất chỉ một biểu đồ duy nhất, công việc sẽ bắt đầu bằng việc thu thập một nhóm thích hợp các cá nhân khác nhau, trình bày vấn đề và mục tiêu; họ cộng tác cho một giai đoạn hội thảo khoa học và phác thảo, trao đổi những sáng kiến và ý tưởng về mô hình có thể. Công cụ được sử dụng trong giai đoạn này là hết sức khác biệt và mang tính ngẫu hứng - thường là giấy dán post it hay bảng trắng. Công việc được quyết định chừng nào những người tham gia có cảm giác họ đã có được một nền tảng thực tiễn cho một mô hình (giống như một tiêu đề). Kết quả sau đó sẽ được đưa vào một công cụ, mô hình tiêu đề được tổ chức, và sau đó một biểu đồ thực sự sẽ được tạo dựng nên, phù hợp với những quy định của ngôn ngữ mô hình hóa. Sau đó, mô hình được chi tiết hóa qua những công việc mang tính vòng lặp, càng ngày càng có nhiều chi tiết về giải pháp được phát hiện, được dữ liệu hóa và được bổ sung. Khi đã có nhiều thông tin hơn được thu thập về vấn đề cũng như giải pháp của nó, tiêu đề ban đầu dần dần trở thành một lời chuẩn đoán cho một mô hình có khả năng sử dụng. Khi mô hình đã gần hoàn thiện, một sự tích hợp và thẩm định sẽ được thực hiện, dẫn tới việc mô hình hoặc biểu đồ sẽ được tích hợp với những mô hình và biểu đồ khác trong cùng dự án để đảm bảo sự nhất quán. Mô hình sau đó cũng được kiểm tra lại để chắc chắn nó đang giải quyết đúng vấn đề cần giải quyết . Cuối cùng, mô hình sẽ được thực thi và triển khai thành một loạt các nguyên mẫu (prototype), nguyên mẫu này sẽ được kiểm tra để tìm khiếm khuyết. Các khiếm khuyết bao gồm kể cả các chức năng còn thiếu, sự thực hiện tồi tệ hay phí sản xuất và phát triển quá cao. Những khiếm khuyết thường sẽ ép nhà phát triển rà đi rà lại công việc của mình để khắc phục chúng. Nếu vấn đề là quá lớn, nhà phát triển có thể sẽ đi ngược lại tất cả các bước công việc của mình cho tới tận giai đoạn sơ phác đầu tiên. Nếu các vấn đề này không lớn, nhà phát triển có lẽ chỉ cần thay đổi một vài thành phần trong tổ chức hoặc đặc tả của mô hình. Xin nhớ rằng bước tạo nguyên mẫu không thể được thực hiện ngay lập tức sau khi hoàn tất biểu đồ; nó chỉ nên được thực hiện khi đã có một số lượng lớn các biểu đồ liên quan. Nguyên mẫu sau này có thể được vứt đi, có thể được tạo dựng nên chỉ để nhằm mục đích kiểm tra, hoặc là nếu bước tạo nguyên mẫu này thành công, nó sẽ trở thành một vòng lặp trong quy trình phát triển thật sự. Tags System Information Mới hơn Cũ hơn

Popular Posts

[Thuật toán] Thuật toán tìm kiếm tuần tự

tháng 3 04, 2016 2

[Tự học lập trình C/C++] Viết hàm tính giá trị trung bình cộng của các phần tử có trong mảng.

tháng 5 06, 2016 3

[Tự học lập trình C/C++] Các lỗi thường gặp trong lập trình

tháng 5 17, 2016 4

[Hệ thống thông tin] Tổng quan về hệ thống thông tin

tháng 10 05, 2015

Đăng ký

Nhận thông báo qua email

Categories

  • Algorithm (27)
  • Chuyen nganh (64)
  • Cong nghe XML (1)
  • Cơ sở dữ liệu (3)
  • Cơ sở lập trình (2)
  • Design Pattern (2)
  • Download mẫu văn bản (1)
  • download winrar (1)
  • Downloads (4)
  • Đồ họa máy tính (6)
  • Giáo dục điện tử (3)
  • Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (21)
  • Hệ quản trị cơ sở dữ liệu. (8)
  • Học Power point (2)
  • Hồ sơ xin việc (1)
  • Image processing (3)
  • Kiến trúc Web (1)
  • Lap trinh assembly (4)
  • Lap trinh C va C plus (65)
  • Lap trinh C va C++ (3)
  • Lap trinh C/C++ (2)
  • Lap trinh C# (6)
  • lap trinh co so du lieu (2)
  • Lap trinh he thong (9)
  • lap trinh hop ngu (7)
  • Lap trinh huong doi tuong voi Java (12)
  • lap trinh windows (3)
  • lập trình C (3)
  • lập trình với C# (2)
  • Lập trình windows (7)
  • Mẫu CV (1)
  • Nâng cao chất lượng ảnh (1)
  • News (8)
  • Ngẫm nghĩ (2)
  • Phan tich thiet ke he thong (1)
  • Phat trien he thong (42)
  • quangcaotructuyen (1)
  • Sách (9)
  • sách bán chạy (4)
  • Sách công nghệ thông tin (5)
  • sách kỹ năng (1)
  • SQL cơ bản và nâng cao (1)
  • su dung accsess (3)
  • sudungExcel (28)
  • sudungword (10)
  • System Information (19)
  • thiet bi tin hoc (2)
  • Thu nhan anh (1)
  • Thuật ngữ (1)
  • Thuongmaidientu (4)
  • Tin hoc dai cuong (1)
  • Tin hoc van phong (23)
  • trac nghiem (1)
  • trituenhantao (5)
  • Tư duy thiết kế (2)
  • Windows 7 USB Download Tool (1)
  • xulyanh (5)
  • xử lý ảnh (4)

Main Tags

  • Algorithm
  • Chuyen nganh
  • Cong nghe XML
  • Cơ sở dữ liệu
  • Cơ sở lập trình
  • Design Pattern
  • Download mẫu văn bản
  • download winrar
  • Downloads
  • Đồ họa máy tính
  • Giáo dục điện tử
  • Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
  • Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
  • Học Power point
  • Hồ sơ xin việc
  • Image processing
  • Kiến trúc Web
  • Lap trinh assembly
  • Lap trinh C va C plus
  • Lap trinh C va C++
  • Lap trinh C/C++
  • Lap trinh C#
  • lap trinh co so du lieu
  • Lap trinh he thong
  • lap trinh hop ngu
  • Lap trinh huong doi tuong voi Java
  • lap trinh windows
  • lập trình C
  • lập trình với C#
  • Lập trình windows
  • Mẫu CV
  • Nâng cao chất lượng ảnh
  • News
  • Ngẫm nghĩ
  • Phan tich thiet ke he thong
  • Phat trien he thong
  • quangcaotructuyen
  • Sách
  • sách bán chạy
  • Sách công nghệ thông tin
  • sách kỹ năng
  • SQL cơ bản và nâng cao
  • su dung accsess
  • sudungExcel
  • sudungword
  • System Information
  • thiet bi tin hoc
  • Thu nhan anh
  • Thuật ngữ
  • Thuongmaidientu
  • Tin hoc dai cuong
  • Tin hoc van phong
  • trac nghiem
  • trituenhantao
  • Tư duy thiết kế
  • Windows 7 USB Download Tool
  • xulyanh
  • xử lý ảnh

Bài đăng phổ biến

Tập lệnh assembly của Intel 8086/8088 (Phần 3)

tháng 3 06, 2017 2

Tập lệnh assembly của Intel 8086/8088 (Phần 1)

tháng 3 06, 2017 3

[Tự học lập trình C] Chương trình con và hàm

tháng 3 08, 2016 Tin học cơ bản Copyright 2021 Tinhoccoban.net

Bài viết mới nhất

Tin học cơ bản - Nền tảng của mọi kỹ năng

Mọi thông tin trên blog đều được giữ bản quyền bởi Tin học cơ bản. Các bạn nếu muốn lấy thông tin từ blog vui lòng ghi rõ nguồn Tinhoccoban.net

TIN HỌC CƠ BẢN

Chia sẻ với ứng dụng khác Sao chép Liên kết bài đăng Sao chép

Biểu mẫu liên hệ

Từ khóa » Trình Bày Khái Niệm Hệ Thống Tin Học