HỆ THỐNG THÔNG TIN TS. ĐỖ QUANG VINH - SlidePlayer

Presentation on theme: "HỆ THỐNG THÔNG TIN TS. ĐỖ QUANG VINH"— Presentation transcript:

1 HỆ THỐNG THÔNG TIN TS. ĐỖ QUANG VINH Hà Nội

2 Tính cấp thiết Công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng rộng rãi vào tất cả các ngành kinh tế xã hội nói chung và ngành quản lý văn hóa nói riêng Môn học HỆ THỐNG THÔNG TIN đối với sinh viên ngành quản lý văn hóa là một yêu cầu cấp thiết Mục đích Khái niệm về Hệ thống thông tin (HTTT), phân loại HTTT, phương pháp phát triển HTTT Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, các thành phần cơ bản và các chức năng chính của HQTCSDL, mô hình dữ liệu quan hệ, mô hình dữ liệu thực thể - quan hệ ER, thiết kế CSDL ĐỖ QUANG VINH - HUC

3 Quản lý trong tổ chức văn hóa nghệ thuật Khái niệm quản lý là quá trình tổ chức các nguồn lực nhằm đạt tới một mục tiêu nào đó của một tổ chức, trong đó bao gồm quá trình lập kế hoạch, điều hành, lãnh đạo và giám sát, với nhiều cấp độ và phạm vi quản lý khác nhau phụ thuộc vào mục tiêu, thời gian, tính phức tạp của các quan hệ kinh tế - xã hội và văn hóa trong quản lý (Nhập môn Quản lý văn hóa nghệ thuật, Dự án nghiên cứu giáo dục nghệ thuật ở Việt nam – Quỹ Ford [50]) ĐỖ QUANG VINH - HUC

4 Quản lý trong tổ chức văn hóa nghệ thuật Cấp độ quản lý: - Cấp độ điều hành - Cấp độ quản trị - Cấp độ chiến lược Cấu trúc của một tổ chức văn hóa nghệ thuật ĐỖ QUANG VINH - HUC

5 Hình 1.1 - Các cấp độ quản lý và cấu trúc của một tổ chức văn hóa nghệ thuật Quản lý cao cấp (Lập kế hoạch chiến lược) Quản lý cấp trung (Các kế hoạch điều hành) Quản lý cấp thấp (Các kế hoạch hàng ngày) Nhà quản lý theo chức năng Dựng cảnh Trang phục Ánh sáng Âm thanh Đạo cụ Nhà quản lý theo công đoạn Bộ phận sân khấu - Làm thanh trượt trên không; - Làm đạo cụ;

6 Định nghĩa 1 (Phan Đình Diệu, Quách Tuấn Ngọc …[24]): Hệ thống là một tập hợp các thành phần có liên hệ với nhau, hoạt động để hướng tới mục đích chung theo cách tiếp nhận các yếu tố vào, sinh ra các yếu tố ra trong một quá trình xử lý có tổ chức Hệ thống có 3 thành phần cơ bản tương tác với nhau: + Yếu tố vào (đầu vào) + Xử lý, chế biến + Yếu tố ra (đầu ra) ĐỖ QUANG VINH - HUC

7 một tổ chức văn hóa nghệ thuậtHình Sơ đồ hệ thống của một tổ chức văn hóa nghệ thuật Ảnh hưởng qua lại một cách liên tục Kinh tế - Sự lên giá - Sự giảm sút trong kinh doanh - Thu nhập sau khi trừ thuế và phí bảo hiểm - Các yếu tố vùng Chính trị - Luật - Năm bầu cử - Các khuynh hướng cởi mở hay bảo thủ - Sự ủng hộ của các nghị sỹ Văn hóa - Sự quan tâm của xã hội - Yếu tố chủng tộc - Hệ thống giáo dục tác động đến giá trị của nghệ thuật Dân số - Cơ cấu dân số theo tuổi, thu nhập, học vấn … - Tác động của yếu tố dân số đến các nhóm khán giả. Công nghệ - Tác động của các công nghệ mới. - Sự ứng dụng tới tổ chức. ĐẦU VÀO Các nguồn lực và nguyên liệu thô TỔ CHỨC Quản lý các nguồn lực ĐẦU RA Sản phẩm Các trình diễn; Dự án ĐỖ QUANG VINH - HUC

8 KHÁI NIỆM DỮ LIỆU –THÔNG TIN – TRI THỨC Dữ liệu (Data) là vật liệu thô để tạo ra thông tin, còn thông tin là dữ liệu đã được thu thập và xử lý chuyển thành dạng có nghĩa. Nói cách khác, dữ liệu là nguồn gốc, là vật mang thông tin, là vật liệu sản xuất ra thông tin. Dữ liệu có thể là: - Tín hiệu vật lý (physical signal): tín hiệu điện, tín hiệu sóng điện từ, tín hiệu ánh sáng, tín hiệu âm thanh, nhiệt độ, áp suất, ... - Các số liệu (number) là dữ liệu bằng số mà ta đã quen với tên gọi số liệu. Đó là các số liệu trong các biểu bảng tính toán, thống kê, tài chính ... - Các ký hiệu (symbol) như các chữ viết (character) và các ký hiệu khắc trên tre, nứa, đá, trên bia, trên vách núi ... của người xưa. ĐỖ QUANG VINH - HUC

9 - Âm thanh(sound): tiếng nói, âm nhạc, tiềng ồn - Văn bản, chữ viết (text, character): sách báo, truyện, thông báo, thông tư, công văn ... - Âm thanh(sound): tiếng nói, âm nhạc, tiềng ồn - Hình ảnh (image): phim ảnh, tivi, camera, tranh vẽ ... - Đồ họa (graphic) ... Thông tin (INFORMATION) là một khái niệm trừu tượng mô tả tất cả những gì đem lại hiểu biết, nhận thức cho con người về đối tượng mình quan tâm - Thông tin tồn tại khách quan. Thông tin có thể tạo ra, phát sinh, truyền đi, lưu trữ, chọn lọc. Thông tin cũng có thể bị méo mó, sai lệch do nhiễu hay do người xuyên tạc Tri thức (Knowledge) bao gồm các sự kiện và luật dẫn, là một dạng đặc biệt của dữ liệu ĐỖ QUANG VINH - HUC

10 - Tri thức về sự vật:(know-what)Phân loại tri thức Khả năng chuyển giao tri thức (transferability of knowledge) Tri thức hiện (explicit knowledge) - Tri thức về sự vật:(know-what) - Tri thức về nguyên nhân hay tri thức giải thích:(know-why) Tri thức ẩn (tacit knowledge) - Tri thức về cách làm(know-how) - Tri thức về người biết (know-who) ĐỖ QUANG VINH - HUC

11 mô tả bằng văn bản, hình vẽ, âm thanh, có thể truyền bá nhanh chóngTri thức hiện mô tả bằng văn bản, hình vẽ, âm thanh, có thể truyền bá nhanh chóng Tri thức ẩn - phong phú, đa dạng; chỉ có thể diễn tả trực tiếp bằng hành động và thao tác của chính người sở hữu nó, ví dụ như các nghệ nhân, các thợ có tay nghề cao v.v. . . - tồn tại trong bộ não của chủ nhân, không thể truyền đi xa được, chỉ có thể truyền cho người đến học bằng kiểu bắt chước hoặc "cầm tay chỉ việc” ĐỖ QUANG VINH - HUC

12 SO SÁNH HAI LOẠI TRI THỨCTRI THỨC HIỆN Tiếp cận lý thuyết Cách giải quyết vấn đề Tài liệu Cơ sở dữ liệu Cơ sở tri thức TRI THỨC ẨN Nhận thức Niềm tin Quan niệm Trực giác Mô hình Kỹ thuật Ngón nghề (craft) Bí quyết (know-how) ĐỖ QUANG VINH - HUC

13 Phần cứng (hardware): Tất cả các vật thể vật chất không phải con ngườiR.R Nelson và P.Romer (1996) Phần cứng (hardware): Tất cả các vật thể vật chất không phải con người Phần mềm (software): Kiến thức được điển chế hoá (codified) và lưu trữ bên ngoài não người. Phần ướt (wetware): Tri thức lưu trữ trong “máy tính ướt” của não người, gồm niềm tin, kỹ năng, tài năng, ý chí ... ĐỖ QUANG VINH - HUC

14 Hình. Sơ đồ phân chia dữ liệudạng số dạng phi số Tri thức Số nguyên Số thực Văn bản Hình ảnh Âm thanh Sự kiện Luật dẫn ĐỖ QUANG VINH - HUC

15 TRI THỨC ĐÃ ĐƯỢC TRẢI NGHIỆM (WISDOM)THÁP THÔNG TIN Mức độ xử lý thông tin TRI THỨC ĐÃ ĐƯỢC TRẢI NGHIỆM (WISDOM) TRI THỨC THÔNG TIN DỮ LIỆU ĐỖ QUANG VINH - HUC

16 Định nghĩa Hệ thống thông tin HTTT Định nghĩa Định nghĩa 2 (Phan Đình Diệu, Quách Tuấn Ngọc, … [24]): HTTT là hệ thống tiếp nhận các nguồn dữ liệu như các yếu tố vào và xử lý chúng thành các sản phẩm thông tin là các yếu tố ra Định nghĩa 3 (Laudon [14]): HTTT là tập hợp các thành phần được tổ chức để thu thập, xử lý, lưu trữ, phân phối và biểu diễn thông tin trợ giúp việc ra quyết định và kiểm soát trong một tổ chức ĐỖ QUANG VINH - HUC

17 Hệ thống thông tin có một ý nghĩa quan trọng trong quá trình phân tích và đánh giá hoạt động của một tổ chức văn hóa nghệ thuật. Không có thông tin, nhà quản lý sẽ không có cơ sở để đánh giá môi trường và đưa ra các giải pháp quản lý (Nhập môn Quản lý văn hóa nghệ thuật, Dự án nghiên cứu giáo dục nghệ thuật ở Việt nam – Quỹ Ford [50]) ĐỖ QUANG VINH - HUC

18 Hình 1.3 - Các thành phần của HTTT(Kroenke D., Hatch R. [12]) Dữ liệu Công cụ Nguồn lực Cầu nối Thành phần sẵn có Thành phần thiết lập Phần cứng Phần mềm Thủ tục Con người ĐỖ QUANG VINH - HUC

19 Trong bất kỳ một tổ chức, xác định 3 hệ thống: Định nghĩa 4 (Keen P.G.W.): Hệ thống thông tin quản lý MIS (Management Information System) là sự phát triển và sử dụng HTTT có hiệu quả trong một tổ chức. Một HTTT được coi là hiệu quả nếu trợ giúp hoàn thành được các mục tiêu của con người và tổ chức sử dụng nó [49] VAI TRÒ CỦA HTTT Trong bất kỳ một tổ chức, xác định 3 hệ thống: Hệ thống điều khiển: có nhiệm vụ ra các quyết định Hệ thống thực hiện: hoạt động nhằm thực hiện các quyết định xác định bởi hệ thống điều khiển Hệ thống thông tin: thực hiện sự liên hệ giữa hệ thống trên, đảm bảo cho tổ chức hoạt động đạt được các mục tiêu đã đặt ra ĐỖ QUANG VINH - HUC

20 - Xử lý thông tin: thực hiện tính toán, cập nhật, lưu trữ dữ liệu Nhiệm vụ của HTTT - Thu thập thông tin: phân tích, chọn lọc và ghi nhận thông tin cần thiết và có ích cho quản lý - Xử lý thông tin: thực hiện tính toán, cập nhật, lưu trữ dữ liệu Truyền thông tin: thực hiện truyền thông thông tin sao cho đảm bảo thời gian và bảo mật Đặc trưng của HTTT: 4 - HTTT phải được thiết kế, tổ chức trong ngữ cảnh chung của kinh tế xã hội. HTTT phục vụ nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, phục vụ nhiệm vụ chung của một tổ chức - HTTT đạt được mục tiêu là ra các quyết định. Việc xây dựng HTTT nhằm mục đích cuối cùng là hỗ trợ ra quyết định. Để quyết định đúng đắn, cần phải cung cấp cho người ra quyết định đủ thông tin cấn thiết ĐỖ QUANG VINH - HUC

21 - HTTT phải dựa trên các kỹ thuật tiên tiến về xử lý thông tin, bao gồm các phần mềm.ứng dụng, các thiết bị CNTT. Một trong những kiến thức cần thiết nhất là tri thức về cơ sở dữ liệu và các hệ quản trị cơ sở dữ liệu DBMS - HTTT có kiến trúc mềm dẻo, có khả năng phát triển được HIỆU QUẢ CỦA HTTT Một HTTT được coi là có hiệu quả nếu góp phần nâng cao chất lượng hoạt động quản lý tổng thể Tính hiệu quả của một HTTT được thể hiện trên các mặt sau đây: - Đạt được các mục tiêu thiết kế đề ra của tổ chức - Chi phí vận hành là chấp nhận được ĐỖ QUANG VINH - HUC

22 - Tin cậy, đáp ứng được các chuẩn mực của một HTTT hiện hành - Sản phẩm có giá trị xác đáng - Dễ học và dễ sử dụng - Mềm dẻo, có thể kiểm tra, mở rộng ứng dụng và phát triển tiếp được PHÂN LOẠI HTTT theo chức năng nghiệp vụ HỆ THỐNG XỬ LÝ GIAO DỊCH TPS (Transaction Processing System) Là một HTTT nghiệp vụ phục vụ cho hoạt động của tổ chức ở mức vận hành Cung cấp nhiều dữ liệu nhất cho các hệ thống khác trong tổ chức ĐỖ QUANG VINH - HUC

23 - Khối lượng công việc giao dịch nhiều Đặc trưng của TPS: - Khối lượng công việc giao dịch nhiều - Các quy trình xử lý giao dịch rõ ràng Chặt chẽ, có thể mô tả chi tiết Ít ngoại lê TPS không linh hoạt, không thể điều tiết được việc xử lý dữ liệu hay nhu cầu thông tin khi chưa được xây dựng trước trong hệ thống ĐỖ QUANG VINH - HUC

24 HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ MIS (Management Information System) - Trợ giúp các hoạt động quản lý của tổ chức như lập kế hoạch, kiểm tra thực hiện, tổng hợp và làm báo cáo, ra quyết định quản lý trên cơ sở các quy trình thủ tục cho trước MIS sử dụng dữ liệu từ TPS và tạo ra các báo cáo định kỳ hay theo yêu cầu MIS ít có khả năng phân tích thông tin Đặc trưng của MIS: - Hỗ trợ chức năng xử lý dữ liệu trong giao dịch và lưu trữ ĐỖ QUANG VINH - HUC

25 - Sử dụng CSDL thống nhất, có nhiều chức năng xử lý dữ liệu- Cung cấp đầy đủ thông tin để người quản lý truy cập dữ liệu - Thích ứng được với những thay đổi của quy trình xử lý thông tin - Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu và an toàn dữ liệu So với TPS, MIS mềm dẻo hơn, có nhiều chức năng xử lý dữ liệu hơn ĐỖ QUANG VINH - HUC

26 - Là hệ được sử dụng ở mức quản lý của tổ chứcHỆ TRỢ GIÚP QUYẾT ĐỊNH DSS (Decision Support System) - Là hệ được sử dụng ở mức quản lý của tổ chức - Có nhiệm vụ tổng hợp các dữ liệu và tiến hành phân tích bằng mô hình để trợ giúp cho các nhà quản lý ra quyết định có quy trình rõ ràng (bán cấu trúc) hay hoàn toàn không có quy trình biết trước (không có cấu trúc) Quá trình ra quyết định thường gồm 3 giai đoạn: xác định vấn đề, xây dựng và đánh giá các giải pháp khác nhau và lựa chọn một giải pháp tối ưu, thích hợp ĐỖ QUANG VINH - HUC

27 - DSS thường được xây dựng cho mỗi tổ chức cụ thể mới đạt hiệu quả cao- DSS phải sử dụng nhiều loại dữ liệu khác nhau nên các CSDL phải được tổ chức và liên kết tốt - DSS có nhiều phương pháp xử lý được tổ chức sao cho có thể sử dụng linh hoạt - DSS thường được xây dựng cho mỗi tổ chức cụ thể mới đạt hiệu quả cao ĐỖ QUANG VINH - HUC

28 - Là một hệ trợ giúp quyết định ở mức chuyên sâu HỆ CHUYÊN GIA ES (Expert System) - Là một hệ trợ giúp quyết định ở mức chuyên sâu - Ngoài những kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên gia và các luật suy diễn, ES còn có thể trang bị các thiết bị cảm nhận để thu các thông tin từ những nguồn khác nhau - Có thể xử lý và dựa vào các luật suy diễn để đưa ra các quyết định rất hữu ích và thiết thực Sự khác biệt cơ bản của ES với DSS là ES yêu cầu những thông tin xác định đưa vào để ra quyết định có chất lượng cao trong một lĩnh vực hẹp ĐỖ QUANG VINH - HUC

29 HỆ TRỢ GIÚP ĐIỀU HÀNH ESS (Execution Support System)- ESS được sử dụng ở mức quản lý chiến lược của tổ chức - ESS được thiết kế hướng sự trợ giúp cho các quyết định không cấu trúc bằng việc làm ra các đồ thị phân tích trực quan và các giao dịch rất thuận tiện với môi trường - ESS được thiết kế để cung cấp hay trích lọc các thông tin đa dạng lấy từ môi trường hay các hệ MIS, DSS, … ĐỖ QUANG VINH - HUC

30 - Phục vụ nhu cầu thông tin điều hành Đặc trưng của ESS: - Phục vụ nhu cầu thông tin điều hành - Đảm bảo giao diện NSD thân thiện để tiện cho việc điều hành của người lãnh đạo - Sử dụng các mô hình quyết định điều hành của cá nhân - Đảm bảo theo dõi và điều khiển hiệu quả và theo thời gian - Truy cập thông tin nhanh - Trích lọc thông tin So với các HTTT khác, ESS có phạm vi ứng dụng rộng rãi hơn, không điều hành các vấn đề chi tiết mà tập trung vào các vấn đề quan trọng ESS được sử dụng cho người lãnh đạo của tổ chức ĐỖ QUANG VINH - HUC

31 HỆ THỐNG THÔNG TIN TÍCH HỢP IIS (Integrated Information System) Một HTTT của tổ chức thường gồm vài loại HTTT cùng được khai thác nhằm đáp ứng được mục tiêu của tổ chức Vì vậy, cần phải tích hợp nhiều HTTT khác loại để đảm bảo hoạt động hiệu quả của tổ chức Việc tích hợp nhiều HTTT trong một tổ chức có thể tiến hành theo hai cách: xây dựng một HTTT tích hợp tổng thể hoặc tích hợp các HTTT đã có bằng cách ghép nối chúng nhờ các cầu nối Việc sự dụng IIS tổng thể thường đưa tổ chức đến một hệ thống tập trung, một sự phối hợp và kiểm tra chặt chẽ ĐỖ QUANG VINH - HUC

32 Tuy nhiên, tạo sức ỳ về quản lý và sự quan liêu trong hoạt động và khó thay đổiKhi sự tập trung của một HTTT đã đạt đến bão hòa, nhiều tổ chức bắt đầu cho các bộ phận của mình tiếp tục phát triển những hệ con với các đặc thù riêng ĐỖ QUANG VINH - HUC

33 Hình 1.4 - Mối quan hệ giữa các loại HTTT (Laudon [14])Hệ trợ giúp điều hành ESS Hệ thống thông tin quản lý MIS Hệ trợ giúp quyết định DSS Hệ chuyên gia ES Hệ thống xử lý giao dịch TPS ĐỖ QUANG VINH - HUC

34 Phương pháp phát triển HTTT Lý do tổ chức cần phát triển HTTT Tổ chức gặp phải những vấn đề làm cản trở hoặc hạn chế không cho phép tổ chức thực hiện thành công những mục tiêu của họ Tổ chức cần tạo ra các ưu thế mới năng lực mới để có thể vượt qua những thách thức và nắm được cơ hội trong tương lai Do yêu cầu từ bên ngoài có liên quan đến sự phát triển và hợp tác của tổ chức ĐỖ QUANG VINH - HUC

35 Quá trình phát triển HTTT: 6 bước Lập kế hoạch dự án Phân tích hệ thống Thiết kế hệ thống Lập trình và kiểm thử Cài đặt và chuyển đổi hệ thống Vận hành và bảo trì ĐỖ QUANG VINH - HUC

36 - Quyết định việc có xây dựng HTTT hay không? Bước 1: Lập kế hoạch dự án Ý nghĩa: - Quyết định việc có xây dựng HTTT hay không? - Là một yêu cầu bắt buộc để tiến hành tiếp theo, không có dự án thì cũng không có xây dựng HTTT Mục tiêu: đưa ra dự án xây dựng HTTT khả thi Nội dung: - Xác định mục tiêu; - Xác định các yếu tố quyết định thành công - Phân tích phạm vi, ràng buộc ảnh hưởng đến thời gian và nguồn lực - Xác định các vấn đề có ảnh hưởng đến mục tiêu đạt được - Xác định các nguồn lực: tài chính, nhân lực, vật lực … - Lựa chọn các giải pháp hợp lý để đạt được mục tiêu ĐỖ QUANG VINH - HUC

37 - Làm rõ HTTT trong tương lai đáp ứng nhu cầu gì? Yêu cầu: - Làm rõ HTTT trong tương lai đáp ứng nhu cầu gì? - Các nội dung trên có sức thuyết phục: đúng, đủ, tin cậy, khả thi để người lãnh đạo chấp nhận và thông qua Bước 2: Phân tích hệ thống - Phân tích HTTT là việc sử dụng các phương pháp và công cụ để nhận thức và hiểu biết được hệ thống, tìm các giải pháp giải quyết các vấn đề phức tạp nảy sinh trong hệ thống đang được nghiên cứu Ý nghĩa: là giai đoạn chính, trọng tâm khi xây dựng HTTT, đi sâu vào bản chất của HTTT Mục tiêu: xác định nhu cầu thông tin ĐỖ QUANG VINH - HUC

38 - Nghiên cứu hiện trạng: nắm được tình trạng hoạt động của hệ thống cũ Nội dung: - Nghiên cứu hiện trạng: nắm được tình trạng hoạt động của hệ thống cũ - Xây dựng mô hình hệ thống: dựa vào kết quả điều tra để xây dựng mô hình nghiệp vụ của hệ thống, từ đó làm rõ mô hình thông tin và mô hình tác nghiệp của hệ thống. Đây là công việc quan trọng nhất - Phân tích tính khả thi: có tầm quan trọng đặc biệt, liên quan đến việc lựa chọn giải pháp mà thực chất là tìm ra điểm cân bằng giữa nhu cầu và khả năng giải quyết vấn đề. Phân tích tính khả thi được tiến hành trên 3 mặt + Khả thi về kỹ thuật + Khả thi về kinh tế + Khả thi hoạt động - Lập hồ sơ nhiệm vụ Yêu cầu: xác định rõ và đầy đủ các chức năng của hệ thống, các kiểu dữ liệu, cấu trúc dữ liệu ĐỖ QUANG VINH - HUC

39 Yêu cầu: đảm bảo HTTT thỏa mãn các yêu cầu đã phân tíchBước 3: Thiết kế hệ thống Ý nghĩa: là bước chính và đưa ra một phương án tổng thể hay một mô hình đầy đủ về HTTT trong tương lai Mục đích: đạt được các đặc tả về hình thức và cấu trúc HTTT, môi trường hoạt động của HTTT, nhằm hiện thực hóa kết quả phân tích và đưa ra quyết định cài đặt hệ thống Nội dung: - Thiết kế logic: bao gồm các thành phần của HTTT và liên kết giữa chúng. Kết quả nhận được là các mô hình dữ liệu và xử lý dữ liệu - Thiết kế vật lý: là quá trình chuyển mô hình logic thành thiết kế kỹ thuật của HTTT: hệ thống thiết bị và các chức năng của NSD. Kết quả là tạo ra các đặc tả cụ thể về phần cứng, phần mềm, CSDL, thủ tục xử lý Yêu cầu: đảm bảo HTTT thỏa mãn các yêu cầu đã phân tích ĐỖ QUANG VINH - HUC

40 Bước 4: Lập trình và kiểm thử Ý nghĩa: thể hiện kết quả phân tích và thiết kế. Đây chính là bước thi công Mục tiêu: xây dựng được phần mềm đáp ứng được các yêu cầu đặt ra Nội dung: - Lựa chọn phần mềm hạ tầng cơ sở của HTTT, bao gồm: hệ điều hành, hệ quản trị cơ sở dữ liệu DBMS, ngôn ngữ lập trình - Lựa chọn các phần mềm đóng gói - Chuyển các đặc tả thiết kế thành các phần mềm - Kiểm tra và thử nghiệm các module chức năng, hệ thống con và toàn bộ HTTT Yêu cầu: - Chuyển mọi kết quả phân tích và thiết kế HTTT trên giấy thành phần mềm chạy được trên máy tính - Đưa ra sản phẩm đúng đắn và hợp lệ ĐỖ QUANG VINH - HUC

41 Bước 5: Cài đặt và chuyển đổi hệ thống Ý nghĩa: thay đổi và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Mục tiêu: chuyển đổi toàn bộ hoạt động của tổ chức từ cũ sang mới, nghĩa là đưa HTTT mới vào sử dụng Nội dung: chuyển đổi dữ liệu, đào tạo và sắp xếp đội ngũ cán bộ làm việc trên HTTT mới Yêu cầu: HTTT mới hoạt động tốt và đem lại hiệu quả cao hơn hệ thống cũ ĐỖ QUANG VINH - HUC

42 Bước 6: Vận hành và bảo trì Ý nghĩa: duy trì hoạt động của HTTT Mục tiêu: đáp ứng các mục tiêu đặt ra ban đầu Nội dung: - Đề xuất những sửa đổi, cải tiến, bổ sung - Tiến hành những sửa đổi, bổ sung về phần cứng, phần mềm - Kiểm tra tính đáp ứng được các yêu cầu đã đặt ra - Bảo trì HTTT Yêu cầu: HTTT luôn sẵn sàng hoạt động không ngừng ĐỖ QUANG VINH - HUC

43 Cài đặt và chuyển đổi hệ thốngHình Mô hình thác nước của quá trình phát triển HTTT (Pressman [39]) Lập kế hoạch dự án Phân tích hệ thống Thiết kế Lập trình và kiểm thử Cài đặt và chuyển đổi hệ thống Vận hành và bảo trì ĐỖ QUANG VINH - HUC

44 Vai trò của người tham gia phát triển HTTT Người quản lý HTTT Người phân tích hệ thống Người lập trình Người sử dụng Người quản lý nghiệp vụ Các chuyên viên kỹ thuật ĐỖ QUANG VINH - HUC

45 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu DBMS Định nghĩa cơ sở dữ liệu Định nghĩa 5: Cơ sở dữ liệu CSDL là một bộ sưu tập những dữ liệu tác nghiệp được lưu trữ lại và được các hệ ứng dụng của một “xí nghiệp” cụ thể nào đó sử dụng (C.J.Date [6]) “Xí nghiệp” chỉ là một thuật ngữ chung tiện lợi để chỉ những hoạt động thương mại, khoa học, kỹ thuật hoặc các hoạt động khác có quy mô đủ lớn Ví dụ: trường đại học, công ty, ngân hàng, bệnh viện, cơ quan nhà nước ... ĐỖ QUANG VINH - HUC

46 + Dữ liệu về kế hoạch đào tạo + Dữ liệu về sản phẩm Dữ liệu tác nghiệp là các dữ liệu về hoạt động của xí nghiệp được lưu lại. Dữ liệu tác nghiệp của xí nghiệp có thể bao gồm: + Dữ liệu về sinh viên + Dữ liệu về kế hoạch đào tạo + Dữ liệu về sản phẩm + Dữ liệu về các tài khoản + Dữ liệu về người bệnh ... Đặc trưng: 3 CSDL phải là một tập hợp các thông tin mang tính hệ thống chứ không phải là các thông tin rời rạc, không có mối quan hệ với nhau Thông tin phải có cấu trúc Tập hợp thông tin phải có khả năng đáp ứng các nhu cầu khai thác của nhiều NSD một cách đồng thời ĐỖ QUANG VINH - HUC

47 Đảm bảo dữ liệu có thể được truy xuất theo nhiều cách khác nhau Ưu điểm nổi bật: 3 Giảm sự trùng lặp thông tin xuống mức thấp nhất và do đó bảo đảm được tính nhất quán và toàn vẹn dữ liệu Đảm bảo dữ liệu có thể được truy xuất theo nhiều cách khác nhau Khả năng chia sẻ thông tin cho nhiều NSD và nhiều ứng dụng khác nhau 4 bài toán: Tính chủ quyền của dữ liệu Tính bảo mật và quyền khai thác thông tin của NSD Tranh chấp dữ liệu Đảm bảo dữ liệu khi có sự cố ĐỖ QUANG VINH - HUC

48 Hệ quản trị cơ sở dữ liệu DBMS Ngôn ngữ giao tiếp giữa NSD và CSDL: Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu DDL (Data Definition Language) Ngôn ngữ thao tác dữ liệu DML (Data Manipulation Language) Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc SQL (Structured Query Language) Ngôn ngữ điều khiển dữ liệu DCL (Data Control Language) Từ điển dữ liệu (Data Dictionary) ĐỖ QUANG VINH - HUC

49 - Có biện pháp bảo mật tốt khi có yêu cầu bảo mậtCơ chế giải quyết vấn đề tranh chấp dữ liệu Có cơ chế sao lưu và phục hồi dữ liệu Giao diện tốt, dễ sử dụng, dễ hiểu cho những NSD Bảo đảm tính độc lập giữa dữ liệu và chương trình ĐỖ QUANG VINH - HUC

50 Hình 1.6 - Sơ đồ tổng quát của DBMSChương trình khai báo cấu trúc Chương trình ứng dụng A Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu DDL Ngôn ngữ thao tác dữ liệu DML Từ điển dữ liệu CSDL ĐỖ QUANG VINH - HUC

51 Mô hình dữ liệu quan hệ (Relational Data Model) do E.F.Codd đề xuất. Mô hình dữ liệu là sự trừu tượng hóa môi trường thực, là sự biểu diễn dữ liệu ở mức quan niệm Mô hình dữ liệu quan hệ Mô hình dữ liệu quan hệ (Relational Data Model) do E.F.Codd đề xuất. Nền tảng cơ bản của nó là khái niệm lý thuyết tập hợp trên các quan hệ, tức là tập của các bộ giá trị ĐỖ QUANG VINH - HUC

52 THUỘC TÍNH (ATTRIBUTE) Các khái niệm cơ bản THUỘC TÍNH (ATTRIBUTE) - Là một tính chất riêng biệt của một đối tượng cần được lưu trữ trong CSDL để phục vụ cho việc khai thác dữ liệu về đối tượng - Ví dụ: + Loại thực thể NGHỆ_SỸ có một số thuộc tính Mã_NS, HọTên_NS, Ngày_sinh, Quê + Loại thực thể CD_AM_NHAC có một số thuộc tính Mã_CD, Tên_CD, Ngày_PH, Loại_nhạc … + Loại thực thể SINH_VIÊN có một số thuộc tính Mã_SV, HọTên_SV, Ngày_sinh, Quê, Mã_khoa ĐỖ QUANG VINH - HUC

53 - Đặc trưng bởi một tên gọi, kiểu giá trị và miền giá trị - Mỗi thuộc tính có thể chỉ chọn lấy những giá trị trong một tập hợp con của kiểu dữ liệu. Tập hợp các giá trị mà một thuộc tính A có thể nhận được gọi là miền giá trị (domain) của thuộc tính A và được ký hiệu là DOM(A) - Ví dụ: Sinh viên đang theo học tại trường đại học HUC thì tuổi nhiều nhất là 60 và tuổi ít nhất là 18   ĐỖ QUANG VINH - HUC

54 - Quan hệ còn được gọi bằng thuật ngữ khác là bảng (Table)QUAN HỆ (RELATION) - Một quan hệ R có n ngôi được định nghĩa trên tập các thuộc tính U = {A1, A2, ..., An} (thứ tự của các thuộc tính là không quan trọng) và kèm theo nó là một tân từ, tức là một quy tắc để xác định mối quan hệ giữa các thuộc tính Ai và được ký hiệu là R(A1, A2, ..., An). Tập thuộc tính của quan hệ R đôi khi còn được ký hiệu là R+ - Với Ai là một thuộc tính có miền giá trị là DOM(Ai), như vậy, R(A1, A2, ..., An) là tập con của tích Đề các: DOM(A1) x DOM(A2) x ... x DOM(An) - Quan hệ còn được gọi bằng thuật ngữ khác là bảng (Table) ĐỖ QUANG VINH - HUC

55 SINH_VIÊN(Mã_SV, HọTên_SV, Ngày_sinh, Quê, Mã_lớp) là quan hệ 5 ngôi.- Ví dụ: SINH_VIÊN(Mã_SV, HọTên_SV, Ngày_sinh, Quê, Mã_lớp) là quan hệ 5 ngôi. Tân từ: "Mỗi sinh viên có một họ và tên, ngày sinh, quê quán, ... và được cấp một mã duy nhất để phân biệt với mọi sinh viên khác trong trường, sinh viên được đăng ký vào một lớp học duy nhất trong trường". ĐỖ QUANG VINH - HUC

56 q=(a1, a2, ..., an) (DOM(A1) x (DOM(A2) x... x DOM(An)) BỘ GIÁ TRỊ (TUPLE) - Là các thông tin của một đối tượng thuộc quan hệ. Bộ giá trị thường được gọi là bản ghi (record) hoặc hàng của bảng (row). - Về mặt hình thức, một bộ q là một vectơ gồm n thành phần thuộc tập hợp con của tích Đề các miền giá trị của các thuộc tính và thỏa mãn tân từ đã cho của quan hệ: q=(a1, a2, ..., an) (DOM(A1) x (DOM(A2) x... x DOM(An))  ĐỖ QUANG VINH - HUC

57 4 bộ giá trị dựa trên các thuộc tính của quan hệ SINH_VIÊN: - Ví dụ: 4 bộ giá trị dựa trên các thuộc tính của quan hệ SINH_VIÊN: q1 = (TV38A001, Nguyễn Duy Nghĩa, 27/03/1988, Bắc Kạn, TV38A) q2 = (PHXBP24A005, Vũ Bích Nga, 26/08/1988, Lạng Sơn, PHXBP24A) q3 = (QLVH8B014, Đỗ Xuân Sơn, 30/04/1989, Khánh Hòa, QLVH8B) q4 = (VHDL14B015, Lê Hoài Hà, 23/10/1987, Hà Nam, VHDL14B) ĐỖ QUANG VINH - HUC

58 THỂ HIỆN CỦA QUAN HỆ - Thể hiện TR (hoặc tình trạng) của quan hệ R là tập hợp các bộ giá trị của quan hệ R vào một thời điểm. - Tại những thời điểm khác nhau thì quan hệ sẽ có những thể hiện khác nhau. Thể hiện của các lược đồ quan hệ con TRi gọi là tình trạng của lược đồ CSDL C ĐỖ QUANG VINH - HUC

59 Thể hiện của quan hệ MÔN_HỌC - Ví dụ: Thể hiện của quan hệ MÔN_HỌC  Mã_môn_học Tên_môn_học Số_ĐVHT CNTT Công nghệ thông tin HTTTQL Hệ thống thông tin quản lý KHQL Khoa học quản lý QLVH Nhập môn Quản lý văn hóa 3 THQL Tin học quản lý TOAN Toán cao cấp UDCNTT Ứng dụng CNTT trong QLVH 3 ĐỖ QUANG VINH - HUC

60 Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa khóa: Định nghĩa 6: KHÓA (KEY) Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa khóa:  Định nghĩa 6: Khóa của lược đồ quan hệ R định nghĩa trên tập các thuộc tính U={A1, A2, ..., An} là một tập con K  U thỏa mãn các tính chất sau: với  bộ giá trị q1, q2 của R đều  một thuộc tính A  K sao cho q1.A  q2.A. !  2 bộ có giá trị bằng nhau trên  thuộc tính của K: q1.K  q2.K Như vậy, mỗi giá trị của khóa K phải là xác định duy nhất trên quan hệ R.  Theo định nghĩa trên, nếu K'  K  U là khóa của lược đồ quan hệ R thì K cũng là khóa của R bởi vì q1.K'  q2.K' thì có q1.K  q2.K ĐỖ QUANG VINH - HUC

61 Định nghĩa 6 là chưa chặt chẽ Định nghĩa 7: Như vậy, trong lược đồ quan hệ có thể có rất nhiều khóa. Việc xác định tất cả các khóa của một lược đồ quan hệ là rất khó khăn  Định nghĩa 6 là chưa chặt chẽ Định nghĩa 7: Quan hệ R định nghĩa trên tập các thuộc tính U={A1, A2, ..., An} K  U là khóa của quan hệ R nếu thỏa 2 điều kiện sau đây: (i) K xác định được giá trị của Aj với  j = 1, 2, ..., n (ii) !  K'  K mà K' có thể xác định được giá trị của Aj với  j = 1,2, ..., n K là tập con nhỏ nhất mà giá trị của nó có thể xác định duy nhất một bộ giá trị của quan hệ ĐỖ QUANG VINH - HUC

62 K là siêu khóa của quan hệ R nếu K'  K là một khóa của quan hệ Khóa của quan hệ theo định nghĩa 7 được gọi là khóa dự bị (candidate) và là khóa nội của quan hệ K là siêu khóa của quan hệ R nếu K'  K là một khóa của quan hệ Một lược đồ quan hệ Q của quan hệ R luôn có ít nhất một siêu khóa và có thể có nhiều siêu khóa Ý nghĩa thực tế của khóa là dùng để nhận diện một bộ trong một quan hệ Khi cần truy tìm một bộ q chỉ cần biết giá trị của thành phần khóa của q là đủ để dò tìm và hoàn toàn xác định được nó trong quan hệ  ĐỖ QUANG VINH - HUC

63 Các khóa còn lại gọi là các khóa tương đương Trong trường hợp lược đồ quan hệ Q có nhiều khóa chỉ định, khi cài đặt trên một DBMS, NSD có thể chọn một trong số các khóa dự bị để tạo chỉ mục (index) chi phối việc truy cập đến các bộ. Khóa dự bị này được gọi là khóa chính (primary key) Các khóa còn lại gọi là các khóa tương đương Khóa chính chỉ thật sự có ý nghĩa trong quá trình khai thác CSDL và về lý thuyết, khóa chính hoàn toàn không có vai trò gì khác so với các khóa dự bị còn lại Một số DBMS như Microsoft Access, ORACLE, DB2 ... có cài đặt cơ chế tự động kiểm tra tính duy nhất trên khóa chính. Nghĩa là, nếu thêm một bộ mới q2 có giá trị khóa chính trùng với giá trị khóa chính của một bộ q1 nào đó đã có trong quan hệ thì hệ thống sẽ báo lỗi và yêu cầu nhập lại một giá trị khác ĐỖ QUANG VINH - HUC

64 + KHOA (Mã_khoa, Tên_khoa)  Qui ước: - Trong một bộ của một quan hệ các thuộc tính khóa không chứa giá trị rỗng. - Không được phép sửa đổi giá trị của thuộc tính khóa. Nếu muốn sửa đổi giá trị thuộc tính khóa của một bộ q, NSD phải hủy bỏ bộ q và sau đó, thêm mới một bộ q' với giá trị khóa đã được sửa đổi.  - Các thuộc tính có tham gia vào một khóa được gọi là thuộc tính khóa. Ngược lại, các thuộc tính không tham gia vào một khóa nào gọi là thuộc tính không khóa - Ví dụ:  + KHOA (Mã_khoa, Tên_khoa) + MÔN_HỌC (Mã_môn_học, Tên_môn_học, Số_ĐVHT) + SINH_VIÊN (Mã_SV, HọTên_SV, Ngày_sinh, Quê, Mã_khoa) + KẾT_QUẢ_THI (Mã_SV, Mã_môn_học, Lần_thi, Ngày_thi, Điểm_thi, Ghi_chú) ĐỖ QUANG VINH - HUC

65 Khóa ngoại (Foreign Key) Giả sử có hai quan hệ R và S. Một tập thuộc tính K của quan hệ R được gọi là khóa ngoại của quan hệ R nếu K là khóa nội của quan hệ S - Ví dụ: Mã_khoa trong quan hệ SINH_VIÊN là khóa ngoại vì nó là khóa nội của quan hệ KHOA ĐỖ QUANG VINH - HUC

66 PHỤ THUỘC HÀM (FUNCTIONAL DEPENDENCY) Quan hệ R được định nghĩa trên tập thuộc tính U = { A1, A2, ..., An} X, Y  U là 2 tập con của tập thuộc tính U. Nếu tồn tại một ánh xạ f : X  Y thì ta nói rằng X xác định hàm Y, hay Y phụ thuộc hàm vào X và ký hiệu là X  Y RÀNG BUỘC TOÀN VẸN (INTEGRITY CONSTRAINT / RULE) - Là một quy tắc định nghĩa trên một hay nhiều quan hệ do môi trường ứng dụng quy định  quy tắc để đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu trong CSDL. - Mỗi RBTV được định nghĩa bằng một thuật toán trong CSDL ĐỖ QUANG VINH - HUC

67 SINH_VIÊN (MA_SV, HọTên_SV, Ngày_sinh, Quê, Mã_lớp) - Ví dụ:   SINH_VIÊN (MA_SV, HọTên_SV, Ngày_sinh, Quê, Mã_lớp) Quy tắc: Ngày_sinh của sinh viên phải ≥{01/01/1948} và ≤{31/12/1990}  Thuật toán: sv SINH_VIÊN thì sv.Ngày_sinh≥{01/01/1948} & sv.Ngày_sinh≤{31/12/1990} ĐỖ QUANG VINH - HUC

68 Các thao tác cơ bản trên các quan hệ: 3PHÉP CHÈN THÊM MỘT BỘ MỚI VÀO QUAN HỆ Việc chèn thêm một bộ giá trị mới t vào quan hệ R (A1, A2, ..., An) làm cho thể hiện TR của nó tăng thêm một phần tử mới: TR = TR  t Dạng hình thức: INSERT (R; Ai1=v1, Ai2 =v2, ..., Aim= vm) trong đó: Ai1, Ai2, ..., Aim là các thuộc tính v1, v2, ..., vm là các giá trị thuộc DOM(Ai1), DOM(Ai2) , ..., DOM(Aim) tương ứng ĐỖ QUANG VINH - HUC

69 SINH_VIÊN(Mã_SV, HọTên_SV, Ngày_sinh, Quê, Mã_lớp) - Ví dụ: Quan hệ SINH_VIÊN(Mã_SV, HọTên_SV, Ngày_sinh, Quê, Mã_lớp) Chèn thêm bộ q5=(TV38B002, Hoàng Thu Trang, 17/05/1987, Hà Nội, TV38B) vào quan hệ SINH_VIÊN bởi phép thêm như sau: INSERT(SINH_VIÊN; [Mã_SV] = Hoàng Thu Trang, [Ngày_sinh]=17/05/1987, [Quê]=Hà Nội, [Mã_lớp]= TV38B).  Thể hiện TSINH_VIÊN : q1 = (TV38A001, Nguyễn Duy Nghĩa, 27/03/1988, Bắc Kạn, TV38A) q5 = (TV38B002, Hoàng Thu Trang, 17/05/1987, Hà Nội, TV38B) q2 = (PHXBP24A005, Vũ Bích Nga, 26/08/1988, Lạng Sơn, PHXBP24A) q3 = (QLVH8B014, Đỗ Xuân Sơn, 30/04/1989, Khánh Hòa, QLVH8B) q4 = (VHDL14B015, Lê Hoài Hà, 23/10/1987, Hà Nam, VHDL14B) ĐỖ QUANG VINH - HUC

70 DELETE (R; Ai1= v1, Ai2 = v2, ... Aim = vm) trong đó: PHÉP XOÁ BỘ KHỎI QUAN HỆ Phép xoá một bộ t của quan hệ sẽ lấy đi bộ t khỏi thể hiện của quan hệ: TR = TR\ t Dạng hình thức: DELETE (R; Ai1= v1, Ai2 = v2, ... Aim = vm) trong đó: Aij=vj (j = 1, 2, ..., m) là những điều kiện thỏa một số thuộc tính của bộ t để xoá một bộ ra khỏi quan hệ  ĐỖ QUANG VINH - HUC

71 Quan hệ SINH_VIÊN(Mã_SV, HọTên_SV, Ngày_sinh, Quê, Mã_lớp) - Ví dụ: Quan hệ SINH_VIÊN(Mã_SV, HọTên_SV, Ngày_sinh, Quê, Mã_lớp) Với phép xoá như sau:         DELETE (SINH_VIÊN; [Quê] = Bắc Kạn) Thì bộ q1 = (TV38A001, Nguyễn Duy Nghĩa, 27/03/1988, Bắc Kạn, TV38A) sẽ bị xoá ra khỏi quan hệ SINH_VIÊN bởi vì có Quê là Bắc Kạn. Khi đó, thể hiện TSINH_VIêN :  q2 = (PHXBP24A005, Vũ Bích Nga, 26/08/1988, Lạng Sơn, PHXBP24A) q3 = (QLVH8B014, Đỗ Xuân Sơn, 30/04/1989, Khánh Hòa, QLVH8B) q4 = (VHDL14B015, Lê Hoài Hà, 23/10/1987, Hà Nam, VHDL14B) q5 = (TV38B002, Hoàng Thu Trang, 17/05/1987, Hà Nội, TV38B) ĐỖ QUANG VINH - HUC

72 PHÉP CẬP NHẬT GIÁ TRỊ CỦA CÁC THUỘC TÍNHDữ liệu của CSDL đôi khi cũng cần phải được đổi mới theo thời gian hoặc sửa lại cho đảm bảo tính chính xác hoặc nhất quán của dữ liệu. Do đó, thao tác cập nhật dữ liệu là rất cần thiết. Một số DBMS đưa ra nhiều câu lệnh khác nhau để cập nhật dữ liệu Dạng hình thức:  UPDATE (R; Ai1= c1, Ai2 = c2, ..., Aim= cm; Ai1= v1, Ai2 = v2, ..., Aim= vm)  trong đó: R là quan hệ cần thực hiện cập nhật, Aij = cj (j = 1, 2, ..., m) là điều kiện tìm kiếm bộ giá trị để cập nhật và Aij= vj (j = 1, 2, ..., m) là giá trị mới của bộ ĐỖ QUANG VINH - HUC

73 Quan hệ SINH_VIÊN(Mã_SV, HọTên_SV, Ngày_sinh, Quê, Mã_lớp)- Ví dụ: Quan hệ SINH_VIÊN(Mã_SV, HọTên_SV, Ngày_sinh, Quê, Mã_lớp) Với phép cập nhật giá trị như sau: UPDATE (SINH_VIÊN;[Mã_SV]=VHDL14B015, [Quê]=Nam Định) thì giá trị của bộ q4 được cập nhật thành: q4 = (VHDL14B015, Lê Hoài Hà, 23/10/1987, Nam Định, VHDL14B) ĐỖ QUANG VINH - HUC

74 Mô hình thực thể - quan hệ ER - ER (Entity Relationship Model) do P.P.Chen đề xuất - Các khái niệm chủ yếu được sử dụng trong mô hình:  Loại thực thể (Entity Type): là một loại đối tượng cần quản lý trong CSDL, chẳng hạn, KHOA, LỚP_HỌC, MÔN_HỌC, GIẢNG_VIÊN, SINH_VIÊN Thực thể (Entity): là một thể hiện hoặc một đối tượng của một loại thực thể Thuộc tính của loại thực thể (Entity Attribute): là các đặc tính riêng biệt cơ bản của loại thực thể, tương tự khái niệm thuộc tính (Attribute) trong mô hình dữ liệu quan hệ ĐỖ QUANG VINH - HUC

75 Khóa của loại thực thể (Entity Key) Loại mối quan hệ (Entity Relationship) Số ngôi của mối quan hệ (Relationship Degree) Thuộc tính của mối quan hệ (Relationship Attribute) Bản số của mỗi nhánh của mối quan hệ (Relationship Cardinal) ĐỖ QUANG VINH - HUC

76 Hình 1.7 - Mô hình thực thể - quan hệ của CSDL quản lý đào tạo tại trường đại học HUC KHOA GIẢNG_VIÊN LỚP_ HỌC MÔN_ HỌC SINH_VIÊN ĐIỂM_THI KHOALỚP_ HỌC GIẢNG_DẠY KẾT_QUẢ_THI SINH_VIÊNLỚP_ HỌC (1,n) (1,1) Thực thể Mối quan hệ ĐỖ QUANG VINH - HUC

77 Thíết kế cơ sở dữ liệu: 8 bước Phân tích toàn bộ yêu cầu Xác định thực thể Xác định mối tương quan giữa các thực thể Xác định trường khoá chính Xác định trường khoá ngoại Thêm các trường không phải trường khoá vào bảng dữ liệu Xây dựng mạng dữ liệu Khai báo phạm vi của mỗi trường ĐỖ QUANG VINH - HUC

78 XÂY DỰNG HTTT TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNHNGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÂY DỰNG HTTT TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH Mục tiêu và nguyên tắc xây dựng HTTT Mục tiêu tổng quát Nâng cao chất lượng các hoạt động quản lý nhà nước của UBND Góp phần tích cực vào việc cải cách nền hành chính Mục tiêu cụ thể - Xây dựng một HTTT thống nhất trong UBND - Xây dựng các CSDL trên nhiều lĩnh vực Chức năng của HTTT - Quản lý chặt chẽ và có hiệu quả các hồ sơ văn bản, các quá trình triển khai, xử lý, theo dõi việc thực hiện ĐỖ QUANG VINH - HUC

79 - Đảm bảo tính mở, dễ phát triển - Đảm bảo tính hiệu quả - Xử lý và tổng hợp một cách khoa học, có hệ thống, nhanh chóng các báo cáo định kỳ - Lưu trữ các thông tin phục vụ tra cứu theo yêu cầu và phân cấp quản lý và điều hành - Trao đổi thông tin và khai thác các dịch vụ trên hệ thống mạng LAN và WAN Các yêu cầu đối với HTTT - Đảm bảo tính hiện đại - Đảm bảo tính mở, dễ phát triển - Đảm bảo tính hiệu quả - Đảm bảo tính an toàn, bảo mật - Đảm bảo tính nghiệp vụ - Đảm bảo tính dễ sử dụng ĐỖ QUANG VINH - HUC

80 Hệ thống điều hành tác nghiệp Các thành phần của HTTT Hệ thống điều hành tác nghiệp Nhằm tạo dựng môi trường trao đổi thông tin trong nội bộ Văn phòng UBND và giữa Văn phòng với bên ngoài trên mạng máy tính. Thông qua môi trường này hệ thống trợ giúp và quản lý các công việc thường ngày của Văn phòng, bao gồm theo dõi các công văn, tài liệu, văn bản, hồ sơ đi và đến, xử lý và theo dõi quá trình xử lý các công việc, trao đổi, lưu giữ và cung cấp thông tin phục vụ điều hành và quản lý của các cấp lãnh đạo, các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của các chuyên viên ĐỖ QUANG VINH - HUC

81 - Đóng vai trò lõi thông tin cho toàn bộ hệ thốngHệ thống cơ sở dữ liệu - Nhằm mục tiêu thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin phục vụ điều hành và trợ giúp việc ra các quyết định quản lý của lãnh đạo, và nghiên cứu của các chuyên viên của UBND - Đóng vai trò lõi thông tin cho toàn bộ hệ thống Hệ thống quản lý nội bộ - Nhằm trợ giúp quản lý các công việc nội bộ của văn phòng UBND - Phục vụ trực tiếp cho nhu cầu quản lý hàng ngày, đồng thời là nguồn thông tin đầu vào chủ yếu cho hệ thống CSDL ĐỖ QUANG VINH - HUC

82 Hình 1.9 – MÔ HÌNH HTTT ĐIỀU HÀNH VÀ QUẢN LÝ TẠI UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNHCác HTTT bên ngoài Hệ thống điều hành tác nghiệp Các chức năng chính: - Thu thập thông tin - Xử lý và tạo thông tin - Kết xuất, tổng hợp thông tin - Lưu trữ và cung cấp thông tin - Khai thác thông tin - Trao đối thông tin Các nhóm NSD Lãnh đạo UBND Lãnh đạo VP UBND Hành chính Văn thư Chuyên viên Tổng hợp Chuyên ngành Bộ phận Lưu trữ Bộ phận quản lý thông tin DỮ LIỆU KẾT XUẤT KẾT XUẤT DỮ LIỆU THEO CHỦ ĐỀ VÀ THEO YÊU CẦU CỦA NSD KHO LỰA CHỌN, TRÍCH LỌC DỮ LIỆU, ĐÁNH DẤU THỜI ĐIỂM CỦA DỮ LIỆU TỔ CHỨC DỮ LIỆU, LƯU TRỮ ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU PHÂN TÍCH NGUỒN HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU Dữ liệu đã được kết xuất, tổng hợp ở mức độ cao Dữ liệu gốc đã được lựa chọn có giá trị theo thời gian Nguồn dữ liệu nội bộ Nguồn dữ liệu bên ngoài Dữ liệu có tính kế thừa ĐỖ QUANG VINH - HUC

83 Hình 1.10 – Mô hình xử lý thông tinNguồn tin Trích lọc Phân loại Tra cứu Tổng hợp NSD ĐỖ QUANG VINH - HUC

84 Một số vấn đề chung về xây dựng HTTT Mô hình HTTT Hạ tầng cơ sở Chuẩn hoá thông tin và chuẩn hoá qui trình thu thập thông tin Bảo mật thông tin ĐỖ QUANG VINH - HUC

85 Hình 1.11 – Hệ thống thông tintrên mạng kiến trúc khách/phục vụ HỆ THỐNG PHỤC VỤ Quản trị hệ thống CSDL thông tin tác nghiệp CSDL thông tin quản lý Lãnh đạo UBND Hành chính Văn thư Chuyên viên Tổng hợp Bộ phận lưu trữ Lãnh đạo VP UBND Chuyên viên Chuyên ngành ĐỖ QUANG VINH - HUC

86 Trình bày khái niệm HTTT quản lý MIS và các thành phần của nó. CÂU HỎI Trình bày khái niệm hệ thống thông tin? Vai trò của HTTT? Các đặc trưng của HTTT? Trình bày khái niệm HTTT quản lý MIS và các thành phần của nó. Phân biệt hệ thống thông tin quản lý MIS với hệ thống xử lý giao dịch TPS, hệ trợ giúp ra quyết định DSS và hệ chuyên gia ES. Khi nào một tổ chức cần phát triển HTTT? Tại sao? Trình bày các bước phát triển HTTT. Trình bày định nghĩa cơ sở dữ liệu? Hệ quản trị cơ sở dữ liệu DBMS và các thành phần của nó? Trình bày mô hình dữ liệu quan hệ. Trình bày mô hình thực thể - quan hệ ER. Trình bày các bước thiết kế cơ sở dữ liệu. Trình bày về xây dựng HTTT phục vụ điều hành và quản lý tại UBND Tỉnh/ Thành phố ĐỖ QUANG VINH - HUC

87 TÀI LIỆU THAM KHẢO Date C.J. (1995), An Introduction to Database Systems, 6th Edition, Addison-Wesley, Massachusetts. Hawryszkiewycz I. (1998), Introduction to Systems Analysis and Design, 4th Edition, Prentice Hall, New Jersey. Hoffer J.A., Gorge J.F., Valacich J.S. (1999), Modern Systems Analysis and Design, 2nd Edition, Addison Wesley, Massachusetts. Laudon K.C., Laudon J.P. (2004), Management Information Systems, 8th Edition, Prentice Hall, New Jersey. Phan Đình Diệu, Quách Tuấn Ngọc, Nguyễn Thúc Hải, Đỗ Trung Tuấn, Đặng Hữu Đạo (1997), Công nghệ Thông tin – Tổng quan và một số vấn đề cơ bản, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội. Phạm Thị Thanh Hồng, Phạm Minh Tuấn (2007), Hệ thống thông tin quản lý, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. Đỗ Quang Vinh (chủ biên) (2009), Ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý văn hóa, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. Đỗ Quang Vinh (chủ biên) (2010), Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Microsoft Visual FoxPro và ứng dụng, xuất bản lần thứ 2, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

88 TRÂN TRỌNG CÁM ƠN ! ĐỖ QUANG VINH - HUC

Từ khóa » Slide Hệ Thống Xử Lý Giao Dịch