Hệ Thống Tiết Niệu Và Các Phương Pháp điều Trị

1. Tầm quan trọng của thận và hệ thống tiết niệu

Mỗi ngày hai thận biến đổi 1700 lít máu thành 1 lít dịch đậm đặc và đặc trưng gọi là nước tiểu. Ngoài chức năng này, thận còn phải đảm nhiệm nhiều chức năng cơ bản khác rất cần thiết cho sự sống: loại thải các chất độc sinh ra trong quá trình chuyển hóa của cơ thể, điều chỉnh môi trường trong cơ thể, điều hòa các hormone.

Hệ tiết niệu gồm hai quả thận, các đường tống xuất nước tiểu đã được hình thành bao gồm đài thận, bể thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo.

Thận

Hai thận nằm sau phúc mạc, tạo thành một cơ quan đôi. Ở người trưởng thành, mỗi thận nặng 120 – 150g. Hai thận tiếp nhận khoảng 25% tổng cung lượng tim (lượng máu mà tim tống đi được trong một nhát bóp).

Các đường tống xuất nước tiểu

Các đường dẫn niệu được chia thành hai phần:

Đường dẫn niệu trên

Ở mỗi thận, đường niệu trên gồm các đài thận, một bể thận và một niệu quản. Người trưởng thành có từ 6 – 12 đài thận nhỏ. 2 – 4 đài thận nhỏ tạo thành các đài thận lớn. Các đài thận lớn này sau khi đi qua một chỗ hẹp hình phễu sẽ đổ vào khoang rộng hơn gọi là bể thận có dung tích khoảng 4 – 8ml. Bể thận có hình phễu và tiếp giáp với niệu quản. Hệ cơ của đài thận và bể thận là hệ cơ trơn, sắp xếp theo hướng đặc thù để tạo ra những cơn co bóp riêng, đẩy nước tiểu đi. Ở người lớn, niệu quản dài khoảng 25 – 30cm và phần niêm mạc phần dưới cùng tạo nên cơ chế quan trọng chống nước tiểu trào ngược từ bàng quang lên thận.

Đường dẫn niệu dưới

Gồm bàng quang và niệu đạo. Bàng quang là một khối cơ rỗng có thể chứa từ 300 – 700ml nước tiểu. Niệu đạo là một ống đi từ cổ bàng quàng đến lỗ sáo, ở nam dài khoảng 16cm, ở nữ dài dưới 4cm. Cấu tạo của các cơ quan này là những cơ trơn tạo thành cơ thắt trong giữ vai trò đóng mở thụ động cổ bàng quang trong tác động đi tiểu.

Các bệnh liên quan đến thận và tiết niệu ngày càng được chú trọng. Đặc biệt, thận là cơ quan đích của nhiều bệnh cảnh nội – ngoại khoa; song song với gia tăng bệnh lý tim mạch và tiểu đường, bệnh thận mạn tính trở thành một bệnh “thời sự”. Theo ghi nhận của các chuyên gia Mỹ, bệnh tim mạch và tiểu đường gây ra 10% ca bệnh thận mạn tính.

Viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là bệnh đứng hàng thứ hai của nhiễm trùng mắc phải trong cộng đồng. Mức độ nhiễm khuẩn đường tiết niệu tùy theo tuổi và giới tính.

Ngoại trừ ngay sau sinh, viêm đường tiết niệu thường gặp ở phái nữ và thường biểu hiện cùng lúc với bắt đầu hoạt động tình dục, sau đó mức độ tăng dần nhưng thường tiến triển lành tính.

Còn viêm đường tiết niệu ở nam giới thường xuất hiện song song với sự phát triển của tuyến tiền liệt, hay nhiễm trùng niệu sau các bệnh do bế tắc trong bàng quang.

Ở trẻ em, viêm đường tiết niệu thường kết hợp với dị dạng của hệ tiết niệu.

Phần lớn nguyên nhân gây nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu, bao gồm các vi khuẩn đường ruột, hay một số loại cầu khuẩn, hiếm hơn là lao, virus, nấm.

Sỏi niệu

Sỏi niệu thường đi từ những cơn đau trong giai đoạn cấp tính đến tính chất dễ tái phát. Mức độ hàng năm của một cơn đau bão thận đầu tiên do sỏi là 0,1%, mức độ này tăng dần cho đến khoảng 50 tuổi. Khoảng 50% bệnh nhân bị sỏi sẽ tái phát trong 15 năm sau đó.

Các triệu chứng của sỏi:

- Cơn đau bão thận: biểu hiện lúc đầu là đau một bên, rất dữ dội như bị dao đâm, kéo dài một cách liên tục trong nhiều giờ, không có tư thế nào giúp giảm đau. Nguyên nhân là do căng đột ngột đường tiểu phía trên cho tắc nhằm chống lại bế tác mạn tính và tiến triển có thể gây giãn lớn niệu quản – bể thận.

- Tiểu máu

- Nhiễm trùng tiểu mạn tính

- Nhiễm trùng niệu cấp tính do nước tiểu bị ngược dòng cấp tính, biến chứng của sỏi niệu gây bế tắc, có thể rất nặng và đáp ứng kém với kháng sinh.

- Sỏi thận di chuyển

Dị tật bẩm sinh hệ tiết niệu

- Lỗ đái lệch thấp, lún dương vật…

- Hẹp khúc nối bể thận – niệu quản, trào ngược bàng quang niệu quản…

- Tinh hoàn lạc chỗ, hẹp bao quy đầu…

KHOA NGOẠI THẬN – TIẾT NIỆU BỆNH VIÊN ĐA KHOA ĐỨC GIANG

Với trang thiết bị hiện đại, trung bình hàng năm Khoa tiếp nhận khám và điều trị cho khoảng 1.000 bệnh nhân và thực hiện trên 400 ca phẫu thuật, trong đó 95% là các phẫu thuật nội soi. Mổ mở theo phương pháp thông thường chỉ còn 5%.

2. Danh mục điều trị

Sỏi tiết niệu

- Tán sỏi ngoài cơ thể- Nội soi tán sỏi qua da- Nội soi ngược dòng niệu quản tán sỏi- Phẫu thuật nội soi trong hoặc sau phúc mạc lấy sỏi.- Phẫu thuật kinh điển lấy sỏi.

Bệnh lý tiết niệu sinh dục ở nam

- U phì đại lành tính tuyến tiền liệt

Bệnh lý tiết niệu sinh dục ở phụ nữ

- Són tiểu- Viêm bàng quang tái phát.

Bệnh lý tiết niệu sinh dục ở trẻ em

- Phẫu thuật tạo hình dương vật và niệu đạo (lỗ đái lệch thấp, ngắn dương vật....)- Hội chứng phần nối bể thận-niệu quản, luồng trào ngược bàng quang-niệu quản, giãn niệu quản bẩm sinh...- Thoát vị bẹn, nang thừng tinh, ứ nước màng tinh hoàn, tinh hoàn lạc chỗ, hẹp bao quy đầu…

Nhiễm khuẩn tiết niệu

Ung thư tiết niệu sinh dục

- Tiền liệt tuyến- Bàng quang- Thận

Từ khóa » Sơ đồ Hệ Thống Tiết Niệu