Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam được phân loại theo nhiều cách khác nhau, cụ thể: Theo loại hình văn bản, thẩm quyền ban hành, nội dung và mục đích ban hành,…
-
Phân loại văn bản pháp luật theo loại hình văn bản
-
Hiến pháp:
Hiến pháp là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành, có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quy định các vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như: hình thức và bản chất nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội; quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
-
Luật:
Luật là văn bản do Quốc hội ban hành nhằm điều chỉnh một một ngành, một lĩnh vực cụ thể (kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân). Phạm vi điều chỉnh các quan hệ xã hội của luật hẹp hơn so với bộ luật, khi cùng điều chỉnh một vấn đề quy định tại Bộ luật sẽ mang tính quy định chung còn Luật sẽ quy định chi tiết hơn, Luật không được trái với quy định tại Bộ luật.
-
Bộ luật:
Bộ luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành có giá trị pháp lí cao (chỉ sau Hiến pháp) nhằm điều chỉnh và tác động rộng rãi đến các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực lớn của xã hội. Hiện tại có 6 bộ luật: BL Dân sự, BL Hình sự, BL Lao động, BL Tố tụng hình sự, BL tố tụng dân sự.
-
Nghị quyết:
Nghị quyết là văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc, thông qua bằng biểu quyết theo đa số, biểu thị ý kiến hay ý định của một cơ quan, tổ chức về một vấn đề nhất định.
-
Nghị quyết liên tịch:
Nghị quyết liên tịch được ban hành bởi 2 chủ thể, một bên là cơ quan nhà nước, một bên là tổ chức chính trị – xã hội để hướng dẫn thi hành những vấn đề khi pháp luật quy định về việc tổ chức chính trị – xã hội đó tham gia quản lý nhà nước.
-
Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội:
Pháp lệnh là văn bản do UBTVQH ban hành, không cần thủ tục trình quốc hội, do đặc thù mang tính tình thế nên loại văn bản luật này ban hành theo thủ tục do UBTVQH tự soạn thảo và ban hành, khi thực hiện xứ mạng lịch sử của nó, có những pháp lệnh sẽ được nâng lên thành Luật theo thủ tục và trình tự ban hành Luật, có pháp lệnh sẽ hết hiệu lực khi xứ mạng lịch sử của nó đã hoàn thành,pháp lệnh không trái hiến pháp và không được trái luật.
-
Lệnh của Chủ tịch nước:
Lệnh của chủ tịch nước nhằm mục đích tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp căn cứ vào nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương trong trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội không thể họp được; Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước.
-
Nghị định:
Nghị định là văn bản do chính phủ ban hành dùng để hướng dẫn luật hoặc quy định những việc phát sinh mà chưa có luật hoặc pháp lệnh nào điều chỉnh. Chính phủ ban hành nghị định để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân theo Hiến pháp và Bộ luật, Luật do Quốc hội ban hành
-
Quyết định:
Quyết định là một loại văn bản do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân ban hành nhằm công bố hay công nhận một vấn đề đối với tổ chức hay cá nhân nào đó có tính thực thi bắt buộc.
-
Thông tư:
Thông tư do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành nhằm giải thích, hướng dẫn thực hiện những văn bản của nhà nước ban hành, thuộc phạm vi quản lí của từng ngành tương ứng với từng cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
-
Thông tư liên tich:
Thông tư liên tịch là văn bản do nhiều cơ quan phối hợp với nhau để thống nhất nhằm giải thích, hướng dẫn thực hiện những văn bản của nhà nước ban hành, thuộc phạm vi quản lý liên quan tới các cơ quan đó.
- Văn bản quy phạm pháp luật do Chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt:
Là văn bản do Chính quyền địa phương ở đặc khu ban hành trong quá trình quản lý đặc khu về cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế.. Giá trị pháp lý theo thẩm quyền ban hành
2. Giá trị pháp lý theo thẩm quyền ban hành
Sơ đồ Bộ máy Nhà nước Việt Nam
– Trên sơ đồ Bộ máy nhà nước, theo chiều dọc từ trên xuống dưới quyền lực nhà nước giảm dần, theo chiều ngang các cơ quan vừa phụ thuộc, vừa kiềm chế, vừa độc lập với nhau.
– Các cơ quan có Thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 ban hành các văn bản theo đúng thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
3. Phân loại theo nội dung, mục đích văn bản
(1) Văn bản quy phạm pháp luật
Là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật ban hành VBQPPL và được Nhà nước bảo đảm thực hiện
(2) Văn bản áp dụng pháp luật
Là văn bản được ban hành dựa trên các quy phạm pháp luật cụ thể để giải quyết một vấn đề pháp lý cụ thể. Được dùng để cá biệt hóa các quy phạm pháp luật vào những trường hợp cụ thể đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể. Quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các chủ thể pháp luật hoặc những biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với người vi phạm được ấn định. Văn bản quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, hoặc xác định biện pháp cưỡng chế đối với các hành vi vi phạp pháp luật như bị phạt cảnh cáo, phạt tiền (trong xử phạt hành chính), bị xử lý kỉ luật với các biện pháp như khiển trách, cảnh cáo, hạ mức lương, sa thải . . .
Ngoài ra văn bản áp dụng pháp luật còn quy định chủ thể thực hiện các tránh nhiệp pháp lý như bồi thường thiệt hại, khắc phục các hậu quả do hành vi vi phạm pháp luật gây ra. Áp dụng một lần đối với các cá nhân, tổ chức cụ thể trong những trường hợp xác định.
Văn bản pháp luật trích dẫn: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Bo-may-hanh-chinh/Luat-ban-hanh-van-ban-quy-pham-phap-luat-2015-282382.aspx
Xem thêm các bài viết về lĩnh vực pháp luật dân sự, pháp luật hình sự, pháp luật lao động, pháp luật đất đai tại đây:
https://law.tueanhgroup.vn/hinh-su/
https://law.tueanhgroup.vn/dan-su/
https://law.tueanhgroup.vn/lao-dong/
https://law.tueanhgroup.vn/dat-dai/
FacebookTwitterEmailPinterestBài viết liên quan
- Quyết định 10/2007/QĐ-TTg Tra cứu ngành nghề kinh doanh
- Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân
- Thông tư 78/2014/TT-BTC Ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2014
Bình Luận & Trả lời câu hỏi
Luật Sư Tranh TụngTư Vấn Đầu Tư (FDI)Tư Vấn Luật Đất ĐaiTư Vấn Giấy Phép- Trang Chủ
- Giới Thiệu
- Giới thiệu
- Thành Viên
- Tuyển Dụng
- Tin Tức
- Tranh Tụng
- Đầu Tư
- Doanh Nghiệp
- Giấy Phép
- Giấy Phép Lao Động
- Giấy phép Giáo Dục
- Dịch Vụ Khác
- Thuế – Kế Toán
- Đất Đai, Bất Động Sản
- Sở Hữu Trí Tuệ
- Góc Pháp Lý
- Hình Sự
- Dân Sự
- Đầu Tư
- Đất Đai
- Bảo Hiểm Xã Hội
- Sở Hữu Trí Tuệ
- Doanh Nghiệp
- Hôn Nhân & Gia Đình
- Thuế – Kế Toán
- Lao Động
- Tiếng Việt
- Tiếng Việt
Từ khóa » Số đồ Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật Việt Nam
-
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VIỆT NAM
-
Sơ đồ Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam Bao Gồm?
-
Sơ đồ Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật Việt Nam - Luat Su Bao Ho
-
Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật Việt Nam Hiện Nay
-
Hệ Thống Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Hiện Hành
-
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT _ Tra Cứu, Nắm Bắt Pháp Luật Việt Nam
-
Hệ Thống Pháp Luật Là Gì? Sơ đồ Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam - JES
-
Hệ Thống Pháp Luật Là Gì? Sơ Đồ Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật ...
-
Thứ Tự Sắp Xếp Hệ Thống Văn Bản Pháp Luật
-
Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật - Chính Phủ
-
Sơ Đồ Văn Bản 'Nghị định 34/2016/NĐ-CP'
-
Infographic: Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam Qua Những Con Số
-
Văn Bản Pháp Quy - Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường