Hệ Tiết Niệu: 4 Cơ Quan Chính Và 6 Bệnh Thường Gặp Về Hệ Bài Tiết

backup og metahellobacsi logoChuyên mục

Chuyên mục sức khỏe

Tiểu đường

Tiểu đường

Bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch

Bệnh hô hấp

Bệnh hô hấp

Ung thư - Ung bướu

Ung thư - Ung bướu

Bệnh tiêu hóa

Bệnh tiêu hóa

Tâm lý - Tâm thần

Tâm lý - Tâm thần

Xem tất cả chuyên mục

Tâm điểm

Các chủ đề Tâm điểmYêu sức khỏe phụ nữ 2024

Yêu sức khỏe phụ nữ 2024

Bệnh mãn tính: Các số liệu từ thị trường Châu Á

Bệnh mãn tính: Các số liệu từ thị trường Châu Á

Để cổ tử cung lên tiếng

Để cổ tử cung lên tiếng

Chào 2024 - 12 tháng khỏe mạnh cùng Hello Bacsi

Chào 2024 - 12 tháng khỏe mạnh cùng Hello Bacsi

Kiểm tra sức khỏe

Công cụ sức khỏe

5 phút biết ngay bé có đang TIÊU HÓA KHỎE - ĐỀ KHÁNG TỐT!

5 phút biết ngay bé có đang TIÊU HÓA KHỎE - ĐỀ KHÁNG TỐT!

Sàng lọc các nguyên nhân gây chóng mặt

Sàng lọc các nguyên nhân gây chóng mặt

Sàng lọc nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Sàng lọc nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em

Biểu đồ tăng trưởng của trẻ em

Công cụ kiểm tra tiêm phòng vắc-xin HPV

Công cụ kiểm tra tiêm phòng vắc-xin HPV

Công cụ gợi ý tiêm chủng cho người lớn

Công cụ gợi ý tiêm chủng cho người lớn

Xem tất cả công cụ

Công cụ nổi bật

Ứng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Với mỗi trường hợp, công cụ tính cân nặng khi mang thai cho biết cân nặng của mẹ bầu và thai nhi bao nhiêu là an toàn.

Xem thêmỨng dụng đo số cân nặng tiêu chuẩn của các mẹ khi mang thai

Đo chỉ số BMI

Kết quả đo chỉ số BMI giúp bạn biết mình đang thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng để kịp thời điều chỉnh lối sống.

Xem thêmĐo chỉ số BMI

Hình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?

Khi chăm sóc trẻ, cha mẹ thường có xu hướng đánh giá sức khỏe bé thông qua phân. Tuy nhiên, sự đi tiêu của mỗi em bé là không giống nhau, mỗi một loại phân đều có sắc thái riêng và nguyên do kèm theo. Vậy tình trạng phân như thế nào là tốt? Hãy cùng Friso và Hellobacsi khám phá ngay bên dưới.

Xem thêmHình ảnh trực quan phân trẻ sơ sinh như thế nào là bình thường?Cộng đồng

Tìm cộng đồng của bạn

Mang thai

Mang thai

Tiểu đường

Tiểu đường

Nuôi dạy con

Nuôi dạy con

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh truyền nhiễm

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe phụ nữ

Sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần

Xem tất cả cộng đồng

Bài đăng nổi bật

Xem thêmavatarCommunity AdminThể dục thể thao•10 monthsRa mắt ứng dụng “Hello Bacsi” - Công cụ chăm sóc sức khỏe miễn phí! avatarCommunity AdminMang thai•25 daysMỪNG ĐẠI LỄ 30/4 - 1/5: TẢI APP HELLO BACSI - NHẬN NGAY 50KavatarCommunity AdminMang thai•11 days📌 CÁCH ĐẶT CÂU HỎI CHO BÁC SĨ ĐỂ ĐƯỢC TRẢ LỜI NHANH NHẤTCửa hàngĐặt lịch với bác sĩBệnh thận và Đường tiết niệuChuyên mụcHỏi bác sĩLưuCông cụ
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
0 comments

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi

Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.

Đăng ký thành viên Hello BacsireplyĐặt câu hỏi

Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!

Tổng quan

Hệ tiết niệu - Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan nào?

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Võ Duy Tâm · Nam khoa · Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men's Health

Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 24/04/2023

Hệ tiết niệu - Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan nào?

Hệ tiết niệu hay được hiểu đơn giản là hệ bài tiết nước tiểu của con người, gồm có 4 bộ phận chính. Mỗi bộ phận đảm nhận một vai trò khác nhau, và sự khỏe mạnh của chúng giúp phần còn lại của cơ thể bạn hoạt động bình thường. Cấu trúc, kích thước và vị trí của hệ cơ quan ở nam và nữ cũng có đôi chút khác biệt.

Trong bài viết này, Hello Bacsi mời bạn tìm hiểu chức năng chính của hệ bài tiết nước tiểu và 6 căn bệnh thường gặp ở cơ quan này. Từ đó, bạn sẽ chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân.

4 cơ quan chính trong hệ tiết niệu

cấu tạo hệ tiết niệu

Thận lọc máu

Thận là 1 trong 4 cơ quan của hệ bài tiết. Thận có hình dạng giống như hạt đậu, nằm ở dưới xương sườn, khoảng ở giữa lưng. Mỗi người có hai quả thận. Trong đó, thận phải nằm thấp hơn thận trái.

Thận lọc máu để tạo ra nước tiểu. Trong nước tiểu sẽ có chứa các chất dư thừa, chất thải chuyển hóa, dịch dư thừa của máu. Nhờ quá trình bài tiết này, cơ thể cân bằng được huyết áp, nước, điện giải và kiềm toan trong cơ thể.

Ngoài ra, thận còn tiết ra hormone tham gia vào quá trình tạo ra hồng cầu.

Niệu quản dẫn nước tiểu từ thận xuống bàng quang

Niệu quản có hình chiếc ống dài, mỏng và trơn. Đường ống này nối liền giữa thận và bàng quang, giúp đưa nước tiểu mới được tạo ra từ thận xuống bàng quang.

Ở người trưởng thành, ống niệu quản có chiều dài khoảng 25–30 cm.

Bàng quang là nơi chứa nước tiểu của hệ tiết niệu

Nước tiểu từ thận, chảy qua niệu quản đi vào bàng quang nhờ vào các nhu động đều đặn của niệu quản. Bàng quang nằm trong khung xương chậu. Ở phụ nữ, bàng quang nằm ở phía trước âm đạo và bên dưới tử cung. Trong khi đó, bàng quang của nam giới nằm ở phía trước trực tràng và phía trên tuyến tiền liệt.

Bàng quang có cấu trúc rỗng như một quả bóng, sẽ mở rộng khi chứa đầy nước tiểu. Nó có thể giữ được 300 đến 500ml nước tiểu, trước khi kích thích tạo cảm giác mắc tiểu. Thậm chí bàng quang có thể có nhiều hơn số lượng nước tiểu trên trong một số trường hợp sinh lý hoặc bệnh lý.

Niệu đạo dẫn nước tiểu ra ngoài

Chức năng chính của niệu đạo trong hệ tiết niệu của cả nam và nữ là dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Ở nữ giới, niệu đạo hẹp và ngắn hơn so với niệu đạo của nam giới.

Với nam giới, niệu đạo dài khoảng 20cm vì kéo dài hết dương vật, trong khi ở nữ giới chỉ dài khoảng 4cm. Không những thế, ở đàn ông, ống niệu đạo còn là đường đi chung của nước tiểu và tinh dịch. Khi đàn ông đi tiểu, đường ống dẫn tinh sẽ đóng lại để chỉ nước tiểu chảy qua. Còn khi đàn ông xuất tinh, vị trí cổ bàng quang gắn liền với niệu đạo sẽ đóng lại một cách tự động, khi đó tinh dịch được tiết ra vào niệu đạo và rồi được tống xuất ra ngoài.

6 bệnh thường xảy ra ở hệ bài tiết nước tiểu

1. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Bệnh này xảy ra khi có nhiễm trùng trong hệ tiết niệu, thường do vi khuẩn. Chúng có thể ảnh hưởng đến bất kì bộ phận nào trong hệ tiết niệu.

Dù vậy, nhiễm trùng đường tiểu phổ biến hơn cả là viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm bể thận.

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xuất hiện ở cả nam và nữ nhưng phổ biến hơn ở nữ giới. Việc điều trị thường bắt đầu bằng cách dùng thuốc kháng sinh vì phần lớn là do nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Liệu trình dài hay ngắn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm khuẩn.

2. Các vấn đề về tiểu tiện

tiểu không tự chủ là bệnh thường gặp ở hệ tiết niệu

Mất kiểm soát bàng quang hoặc tiểu không tự chủ là vấn đề về tiểu tiện thường gặp, khiến nước tiểu rò rỉ.

Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn là nam giới, phổ biến sau khi mang thai hoặc khởi phát ở một thời điểm nào đó trong đời. Bạn dễ són tiểu khi ho, cười, hắt hơi, chạy nhảy…

Bên cạnh đó, bàng quang tăng hoạt (hoạt động quá mức) khiến bạn thường xuyên bị mắc tiểu.

Tuy nhiên thông thường bạn lại tiểu rất ít trong một lần.

Dù vậy, bạn đừng quá lo lắng vì có nhiều cách để điều trị tình trạng này.

3. Viêm bàng quang kẽ

bệnh thường gặp ở hệ tiết niệu

Người bị viêm bàng quang kẽ thường chịu đựng những cơn đau bàng quang mạn tính, do viêm (sưng và kích ứng) trong bàng quang. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ bị đau vùng chậu ở các mức độ khác nhau. Lâu dần, bệnh làm cho bàng quang kém đàn hồi.

Nguyên nhân gây bệnh về hệ bài tiết nước tiểu này vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, phần lớn người bệnh đều có một khiếm khuyết trong lớp niêm mạc bảo vệ của bàng quang.

Thuốc và vật lý trị liệu có thể cải thiện các triệu chứng của viêm bàng quang kẽ.

4. Ung thư bàng quang

Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh thường gặp ở nam giới và người già.

Triệu chứng bệnh thường là tiểu máu dai dẳng hoặc tái đi tái lại, Hầu hết không có biểu hiệu rõ cho tới khi tìm cờ phát hiện hoặc ung thư đã ở giai đoạn tiến xa. đau lưng, đau vùng chậu, khó tiểu, tiểu thường xuyên. Ngoài ra, ung thư bàng quang còn gây các rối loạn khác ở hệ tiết niệu của người bệnh.

5. Bệnh thường gặp ở hệ tiết niệu: sỏi thận

sỏi thận là bệnh thường gặp ở hệ tiết niệu

Sỏi thận là những khối tinh thể rắn xuất hiện ở bất cứ đâu trong thận và có thể di chuyển trong đường tiết niệu, thường là xuống niệu quản.

Bệnh thường gây đau hông lưng dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài, đôi khi có máu trong nước tiểu hoặc bệnh nhân tình cờ phát hiện ra. 

Điều trị thường dùng các liệu pháp xâm lấn tối thiểu tùy theo vị trí, kích thước, độ cứng và độ ứ nước như: tán sỏi bằng sóng xung kích hoặc tán sỏi bằng laser ngược dòng để phá vỡ sỏi thành những mảnh nhỏ, tán sỏi ngoài cơ thể, giúp chúng dễ dàng trôi ra ngoài.

6. Bệnh liên quan đến hệ bài tiết nước tiểu: Suy thận

Suy thận là tình trạng thận mất đi một phần hoặc toàn bộ khả năng lọc máu. Bệnh suy thận có thể xảy ra ở dạng cấp tính hoặc mạn tính.

Tình trạng mạn tính thường do biến chứng của các bệnh lý khác như đái tháo đường, tăng huyết áp khi không được kiểm soát tốt, các bệnh lý cầu thận, các tác động tiêu cực tác động một cách âm thầm đến quả thận.

Trong khi đó, suy thận cấp tính thường là bế tắc sau thận gây ứ nước ngược dòng, do chấn thương, tổn thương trực tiếp tại thận hoặc các tình huống gây ảnh hưởng đến lưu lượng máu đến thận, hoặc phối hợp các cơ chế trên làm cho thận giảm/mất khả năng lọc máu trong thời gian ngắn.

Người bệnh thận có thể cần phải điều trị thay thế thận (lọc máu cấp cứu, lọc máu định kỳ, thẩm phân phúc mạc) hoặc ghép thận.

Ngoài ra, có những vấn đề khác ở hệ tiết niệu mà bạn có thể gặp phải như phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới gây tắc nghẽn đường tiểu, dị tật bẩm sinh ở trẻ gây ra bất thường trong cấu trúc hệ tiết niệu, sa bàng quang ở phụ nữ sau sinh hoặc phụ nữ lớn tuổi.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn biết cơ quan bài tiết nước tiểu có các bộ phận nào, các chức năng chính và những bệnh thường gặp. Nhìn chung, hệ tiết niệu đóng vai trò như một nhà máy sàng lọc và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Bất kỳ vấn đề nào xảy ra ở hệ cơ quan này đều khiến cho chức năng chính của nó bị ảnh hưởng. Kịp thời phát hiện những bất thường xảy ra ở hệ tiết niệu bằng cách thăm khám định kỳ sẽ giúp bạn điều trị bệnh nhanh chóng.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Anatomy of the Urinary System. https://www.hopkinsmedicine.org/health/wellness-and-prevention/anatomy-of-the-urinary-system. Ngày truy cập: 30/9/2021

Urinary tract infection (UTI) https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/urinary-tract-infection/symptoms-causes/syc-20353447 Ngày truy cập: 28/3/2023

Urologic diseases https://www.niddk.nih.gov/health-information/urologic-diseases Ngày truy cập: 28/3/2023

Urinary system https://www.healthdirect.gov.au/urinary-system Ngày truy cập: 28/3/2023

Urinary system https://my.clevelandclinic.org/health/articles/21197-urinary-system Ngày truy cập: 28/3/2023

Lịch sử phiên bản

Phiên bản hiện tại

24/04/2023

Tác giả: Đài Trương

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ Võ Duy Tâm

Cập nhật bởi: Lương Lan

Bài viết liên quan

Tắc nghẽn đường tiết niệu dưới

Người bệnh viêm đường tiết niệu nên ăn gì và kiêng gì?

Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Bác sĩ Võ Duy Tâm

Nam khoa · Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men's Health

Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 24/04/2023

advertisement iconQuảng cáoapp promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáoadvertisement iconQuảng cáoLoading

Từ khóa » Hệ Bài Tiết Bao Gồm