Hemophilia A: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Bệnh
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1. Hemophilia A là bệnh lý như thế nào?
- 2. Triệu chứng của bệnh Hemophilia A
- 3. Dịch tễ học của bệnh Hemophilia A
- 4. Cơ chế di truyền của bệnh Hemophilia A
- 5. Chẩn đoán bệnh Hemophilia A
- 6. Điều trị bệnh Hemophilia A như thế nào?
Hemophilia A là một trong những bệnh về máu khá phổ biến từ trước đến nay. Mặc dù có nhiều tiến bộ trong vấn đề chẩn đoán và điều trị bệnh nhưng gánh nặng mà bệnh gây ra không hề nhỏ. Chính vì vậy, đối với bệnh lý này, chúng ta không nên chủ quan. Việc nắm được nguyên nhân cũng như hướng điều trị bệnh sẽ giúp mọi người phần nào yên tâm hơn. Qua bài viết sau đây, YouMed xin trình bày chi tiết hơn về bệnh lý này.
1. Hemophilia A là bệnh lý như thế nào?
Bệnh Hemophilia theo thuật ngữ y khoa Việt Nam là bệnh rối loạn đông máu di truyền. Nó còn có tên gọi khác là “bệnh máu khó đông”. Người mắc bệnh Hemophilia sẽ thường bị chảy máu lâu hơn và khó cầm hơn so với những người bình thường.
Bệnh Hemophilia có 3 thể. Đó là Hemophilia A, loại phổ biến nhất. Hemophilia thể A là bệnh lý xảy ra do thiếu yếu tố đông máu số VIII. Bệnh Hemophilia thể B là loại phổ biến đứng thứ hai, do thiếu yếu tố đông máu số IX.
>> Thiếu máu là một trong những tình trạng rất thường gặp, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống, thiếu máu nặng có thể gây suy tuần hoàn và tử vong.
Trong khi thể bệnh Hemophilia C xảy ra là do thiếu yếu tố đông máu số XI. Thể bệnh này nhẹ hơn so với 2 thể A và B. Hemophilia C chỉ xảy ra chảy máu khó cầm sau tai nạn. Hoặc chấn thương, tiểu phẫu và phẫu thuật.
2. Triệu chứng của bệnh Hemophilia A
Bệnh Hemophilia A hay tất cả các thể bệnh Hemophilia có triệu chứng tương tự nhau. Tình trạng xảy ra phổ biến nhất là xuất huyết, thường xuất hiện khi bé bắt đầu tập đứng và dần tập đi. Sau những lúc ngã hoặc va chạm của quá trình tập đi đúng, những vết xuất huyết dưới da sẽ xảy ra. Đôi khi là chảy máu ở môi, lưỡi.
Đối với trẻ từ 2 đến 3 tuổi, tình trạng xuất huyết trong cơ khớp khá thường gặp. Với những biểu hiện như sưng đau, chân tay giảm vận động. Thường dẫn đến di chứng teo cơ khớp vì tình trạng xuất huyết tái diễn nhiều lần. Kèm theo đó là sự xơ hóa. Các khớp dễ chảy máu là khuỷu tay, khớp gối, khớp cổ chân.
Một số triệu chứng ít phổ biến hơn bao gồm:
- Xuất huyết não: Xảy ra sau chấn thương va đập đầu xuống đất, vào vật cứng.
- Chảy máu trong cổ và ngực: Có thể gây chèn ép đường thở.
- Xuất huyết tiêu hóa: Nôn ra máu, đi tiêu ra máu, tiêu phân đen.
- Tiểu ra máu.
3. Dịch tễ học của bệnh Hemophilia A
Nguyễn Thị Mai – Giám đốc Trung tâm Hemophilia thuộc Viện Huyết học Truyền máu Trung ương đã chia sẻ về tình hình dịch tễ của bệnh Hemophilia. Theo Tiến sĩ, Hemophilia là bệnh máu khó đông, còn gọi là bệnh ưa chảy máu. Bệnh xảy ra do sự thiếu hụt các yếu tố đông máu trong chuỗi 12 yếu tố đông máu của cơ thể.
Hemophilia có 2 thể bệnh chính là Hemophilia A do sự thiếu hụt yếu tố VIII gây nên. Đây là thể bệnh thường gặp nhất, chiếm 80%. Thể bệnh thứ hai là Hemophilia B xảy ra do sự thiếu hụt yếu tố IX.
Phần lớn bệnh nhân Hemophilia là nam giới. Bệnh có thể gặp ở mọi nơi trên thế giới, với tỷ lệ trung bình 1:10.000 bé trai mới sinh. Ở nước ta, có khoảng hơn 6.000 người mắc bệnh Hemophilia. Tuy nhiên, số trường hợp được chẩn đoán, điều trị và quản lý chỉ chiếm khoảng 50%.
Hiện nay, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương có 1.700 bệnh nhân, đa số những bệnh nhân Hemophilia đang được điều trị còn rất trẻ tuổi. Gần 67% bệnh nhân được sinh ra trong những gia đình có tiền sử bệnh này.
4. Cơ chế di truyền của bệnh Hemophilia A
4.1. Cơ chế di truyền gen
Ở bé trai, cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY và ở bé gái là XX. Cặp nhiễm sắc thể này của bé là 1 được nhận từ cha và 1 nhận từ mẹ. Mỗi NST chứa nhiều đơn vị gen có vai trò quy định chức năng của cơ thể. Bên cạnh chức năng quyết định giới tính, nhiễm sắc thể X còn chứa những gen quy định việc sản xuất yếu tố đông máu VIII và IX.
Ở bệnh nhân Hemophilia, những gen này bị sự cố nên sản xuất không đủ lượng yếu tố 8 và 9 cho quá trình đông máu. Mỗi lần mang thai, người mẹ mang gen bệnh có khả năng truyền gen cho con cái với tỷ lệ 50%. Nếu gen bệnh truyền cho con trai thì bé sẽ bị Hemophilia. Còn nếu truyền cho con gái thì bé gái sẽ mang gen bệnh Hemophilia.
Nếu bố là người bệnh Hemophilia và mẹ là người không mang gen bệnh thì tất cả bé gái là con của họ đều mang gen bệnh Hemophilia. Con trai của người này sẽ bình thường, đồng thời cũng không truyền bệnh cho thế hệ sau.
4.2. Người phụ nữ được đánh giá là chắc chắn mang gen bệnh khi
- Có cha bị mắc bệnh Hemophilia.
- Ít nhất hai con trai của họ bị bệnh Hemophilia.
- Có 1 người con trai bị bệnh Hemophilia. Đồng thời có cậu, anh em trai hoặc 1 người nam có quan hệ huyết thống với bé bị bệnh Hemophilia.
4.3. Người phụ nữ được đánh giá là có khả năng mang gen bệnh khi
- Có ít nhất 1 cá nhân bên họ ngoại bị bệnh Hemophilia. Tuy nhiên không có con bị bệnh Hemophilia.
- Có 1 con trai của người đó bị Hemophilia. Đồng thời không có thành viên nào khác trong gia đình mình bị mắc bệnh Hemophilia.
Bệnh Hemophilia A hay Hemophilia nói chung là một bệnh di truyền theo cơ chế gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X. Tuy nhiên, có khoảng 30% số người bệnh không phát hiện được bản chất di truyền.
Những trường hợp này được xem là do đột biến gen. Gen bình thường sẽ bị đột biến thành gen bệnh, và gen bệnh này cũng sẽ di truyền cho những thế hệ sau.
Hiện nay, chúng ta có thể xác định được hầu hết người mang gen bằng phương pháp phân tích trực tiếp gen (xét nghiệm DNA).
5. Chẩn đoán bệnh Hemophilia A
5.1. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng
Chẩn đoán bệnh Hemophilia A hay Hemophilia nói chung đầu tiên dựa vào các triệu chứng bên ngoài. Đó chính là: Chảy máu, tụ máu, bầm tím. Bên cạnh đó, có thể dựa vào tiền sử gia đình đang có người mắc bệnh Hemophilia.
Vị trí chảy máu:
- Thường gặp nhất là tụ máu ở khớp chiếm tỷ lệ 70 – 80%. Trong đó, thường gặp nhất là khớp gối, sau đó đến khuỷu tay, cổ chân và khớp háng.
- Có khối máu tụ trong cơ và dưới da chiếm tỷ lệ 10 – 20%.
- Chảy máu ở những vị trí khác chiếm tỷ lệ 5 – 15%.
- Biến dạng khớp, teo cơ xảy ra do tình trạng chảy máu tái diễn nhiều lần.
5.2. Chẩn đoán xác định dựa vào xét nghiệm
Các xét nghiệm cần thiết nhất bao gồm:
- Số lượng tiểu cầu, thời gian máu chảy vàthời gian Thrombin bình thường.
- Thời gian máu đông, Howell và APTT kéo dài.
- Định lượng yếu tố VIII, IX thấy giảm về số lượng. Thường giảm dưới 30% so với bình thường.
5.3. Chẩn đoán thể bệnh
Bình thường, yếu tố VIII ở người dao động từ 30% đến 200%. Trong trường hợp bị bệnh, lượng yếu tố VIII hoặc IX giảm xuống dưới 30%. Có thể thành các thể bệnh nặng nhẹ như sau:
- Hemophilia A thể nặng: nồng độ yếu tố VIII giảm dưới 1%, chảy máu thường xảy ra khi trẻ mới tập đi. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến hậu quả biến dạng khớp.
- Thể trung bình: nồng độ yếu tố VIII dao động từ 1% đến 5%. Chảy máu xảy ra tự nhiên hoặc sau chấn thương.
- Thể nhẹ: nồng độ yếu tố VIII dao động trên 5% đến dưới 30%. Thường xuất hiện tình trạng chảy máu sau khi phẫu thuật, chấn thương.
5.4. Chẩn đoán phân biệt
Cần chẩn đoán phân biệt bệnh Hemophilia A với những bệnh sau đây:
- Xuất huyết do bệnh Hemophilia B hoặc Hemophilia C.
- Chảy máu do giảm số lượng tiểu cầu, giảm sự kết dính tiểu cầu.
- Xuất huyết do thiếu các yếu tố đông máu khác mà không phải là yếu tố VIII. Chẳng hạn như yếu tố XI, XII, XIII.
- Chảy máu trong bệnh Von Willebrand.
6. Điều trị bệnh Hemophilia A như thế nào?
6.1. Nguyên tắc điều trị
Việc điều trị bệnh Hemophilia A cần tuân theo những nguyên tắc sau:
- Tùy thuộc vào thể bệnh: Hemophilia A, B hay C.
- Mức độ bệnh: nhẹ, trung bình, nặng.
- Tùy theo yêu cầu: bệnh nhân đang chảy máu cấp tính và nặng, cần cầm máu cấp cứu. Hoặc người bệnh cần phải được phẫu thuật.
- Điều trị sớm và điều trị dự phòng đối với thể bệnh nặng, phối hợp chăm sóc chu đáo cho bệnh nhân.
6.2. Điều trị thay thế yếu tố thiếu hụt
Các chế phẩm máu có thể bù yếu tố VIII thiếu hụt ở người bệnh Hemophilia thể A bao gồm:
- Huyết tương tươi đông lạnh. Đây là huyết tương được chiết tách từ máu toàn phần mới lấy trong vòng 6 giờ. Đồng thời để lạnh ở nhiệt độ âm 30°C. Huyết tương tươi đông lạnh có chứa những yếu tốVIII, IX với nồng độ: 0,6 đến 0,8 UI/ml.
- Tủa lạnh yếu tố VIII: Còn gọi là tủa còn lại sau khi đã làm tan đông chậm huyết tương tươi đông lạnh. Tủa gồm có yếu tố VIII với nồng độ từ 2 đến 5 đơn vị /ml. Ngoài ra còn có Fibrinogen và yếu tố V.
- Yếu tố VIII cô đặc, có chứa nồng độ yếu tố VIII với nồng độ cao.
- Yếu tố VIII đã xử lýbằng nhiệt hoặc bằng chất tẩy. Đây chính là yếu tố VIII cô đặc đã bất hoạt virus HIV.
- Yếu tố VIII tái tổ hợp hoặc yếu tố VIII từ lợn đã tinh chế để phù hợp với cơ thể con người.
6.3. Các biện pháp khác
- Desmopressin. Trong một số dạng của bệnh máu khó đông, hormone này có thể kích thích cơ thể bạn giải phóng nhiều yếu tố đông máu. Thuốc này có thể được tiêm tĩnh mạch chậm hoặc dùng dưới dạng xịt mũi.
- Thuốc bảo quản cục máu đông. Những loại thuốc này giúp ngăn ngừa cục máu đông bị phá vỡ.
- Chất bịt kín Fibrin. Những loại thuốc này có thể được sử dụng trực tiếp vào các vị trí vết thương. Mục đích là để thúc đẩy quá trình đông máu và chữa lành. Chất bịt kín Fibrin rất hữu ích trong trị liệu nha khoa.
- Vật lý trị liệu. Nó có thể làm giảm các dấu hiệu cũng như triệu chứng nếu chảy máu trong làm hỏng khớp. Nếu chảy máu trong đã gây ra tổn thương nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phẫu thuật.
- Tiêm phòng. Mặc dù các sản phẩm máu được sàng lọc, những người sống dựa vào truyền máu vẫn có thể mắc một số bệnh. Nếu bạn mắc bệnh máu khó đông, hãy cân nhắc việc chủng ngừa viêm gan A và B.
6.4. Phương pháp mới
Theo nghiên cứu gần đây vào năm 2017, Emicizumab đã được đưa vào điều trị bệnh nhân mắc bệnh Hemophilia A. Đây là một kháng thể đơn dòng được sử dụng đường tiêm dưới da. Nó đã được chứng minh có thể thay thế cho yếu tố VIII đông máu. Tác dụng chính là điều chỉnh chảy máu trên bệnh nhân Hemophilia A có chất ức chế.
6.5. Điều trị bệnh Hemophilia A có chất ức chế
Nếu chất ức chế có nồng độ < 5 BU thì điều trị yếu tố VIII cô đặc liều cao. Trong trường hợp chất ức chế có nồng độ ≥ 5 BU thì điều trị bằng yếu tố đường tắt. Đó là yếu tố VIIa hoặc phức hợp Prothrombin cô đặc APCC.
6.6. Các thuốc điều trị cầm máu hỗ trợ
Một số thuốc điều trị cầm máu hỗ trợ bao gồm:
- Tranexamic acid.
- EACA (epsilon amino caproic acid).
- Desmopressin (còn gọi là DDAVP).
- Corticoid.
Nói tóm lại, bệnh Hemophilia A hiện nay không còn là bệnh nan y như ngày xưa. Những phương pháp điều trị tiên tiến đã giúp kéo dài tuổi thọ của người bệnh. Hy vọng trong một tương lai không xa. Việc điều trị bệnh lý này sẽ ngày càng tiến bộ và giúp người bệnh tiết kiệm chi phí một cách tối ưu nhất.
>> Thiếu máu tán huyết là một trong những dạng bệnh lý thiếu máu thường gặp. Bệnh có nhiều điểm khó khăn khi nhận diện và tìm phương cách để điều trị.
Từ khóa » Hemophilia điều Trị
-
Bệnh Hemophilia Có điều Trị Khỏi được Không? | Vinmec
-
Hemophilia - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN ĐIỀU TRỊ BỆNH HEMOPHILIA
-
[PDF] BỆNH HEMOPHILIA
-
EMICIZUMAB TRONG ĐIỀU TRỊ PHÒNG NGỪA CHẢY MÁU TRÊN ...
-
Những điều Cần Biết Về Hemophilia A - Bệnh Máu Khó đông!
-
Hemophilia B: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Bệnh Hemophilia: Rối Loạn Chảy Máu Khó Cầm
-
Bước đột Phá Trong Trong điều Trị Dự Phòng Chảy Máu Trên Bệnh ...
-
Bệnh Máu Khó đông (Hemophilia) Là Gì Và Cách điều Trị
-
Điều Trị Dự Phòng - Hy Vọng Cho Người Có Hemophilia - Viện Huyết Học
-
Điều Trị Bệnh Máu Khó đông Hemophilia A: Một Kỷ Nguyên Mới đã ...
-
Quyết định 4984/QĐ-BYT Hướng Dẫn Chẩn đoán điều Trị Bệnh ...
-
Điều Trị Dự Phòng Chảy Máu Cho Người Mắc Bệnh Máu Khó đông | Y Tế