Hẹp Bao Quy đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán ... - Medlatec

Hẹp bao quy đầu - Phimosis là gì?

Bao quy đầu là phần da bảo vệ và bao bọc quanh quy đầu dương vật, vùng da này dễ nhạy cảm với các kích thích từ bên ngoài. Bao quy đầu bình thường dễ lộn bộc lộ quy đầu dương vật giúp dễ dàng thực hiện chức năng khi quan hệ tình dục. Khả năng che phủ quy đầu ở nam giới là khác nhau giữa các độ tuổi và giữa những người nam giới với nhau cũng khác nhau, nó cũng thay đổi khi ở trạng thái bình thường và khi ở trạng thái dương vật cương cứng.

Vậy hẹp bao quy đầu (Phimosis) là tình trạng bao quy đầu không tự lộn được xuống phía gốc dương vật để lộ ra quy đầu dương vật. Cần phân biệt giữa hẹp bao quy đầu và dài da bao quy đầu, dài da bao quy đầu là tình trạng da bao quy đầu luôn phủ kín quy đầu dương vật, tuy nhiên khi lộn bao quy đầu thì bao quy đầu lộn được dễ dàng về phía gốc dương vật.

Đa số trẻ nam mới sinh ra đều có hẹp bao quy đầu, đây là hiện tượng sinh lý. Tình trạng này sẽ cải thiện dần theo độ tuổi, theo thống kê thì sau 2 tuổi tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ em nam chỉ còn khoảng 10% và nó chỉ còn lại khoảng 1 - 2% ở trẻ nam sau tuổi trưởng thành. Do đó những trẻ này cần phải có sự can thiệp để điều trị sớm tránh những biến chứng ảnh hưởng sau này.

Hẹp bao quy đầu

Hẹp bao quy đầu

Phân loại hẹp bao quy đầu

Dựa vào khả năng co hồi của da bao quy đầu thì có thể phân loại thành 5 kiểu như sau:

- Kiểu I là khi da bao quy đầu hẹp toàn bộ, không thể lộn xuống bộc lộ miệng sáo ra được. Kiểu này đa phần là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm nhiễm và tiểu khó ở nam giới.

- Kiểu II là khi lộn bao quy đầu xuống phía gốc dương vật chỉ bộc lộ được miệng sáo.

- Kiểu III là khi lộn bao quy đầu xuống phía gốc dương vật bộc lộ được một nửa quy đầu dương vật.

- Kiểu IV là gần như bao quy đầu đầu được lộn gần hết về phía gốc dương vật tuy nhiên vẫn dính một phần ở rãnh quy đầu dương vật.

- Kiểu V là bao quy đầu bình thường, có thể dễ dàng lộn xuống hoàn toàn về phía gốc dương vật và lộn ngược lại về vị trí ban đầu.

Ngoài ra hẹp bao quy đầu có thể chia làm 2 loại:

- Bẩm sinh.

- Mắc phải.

Hẹp bao quy đầu bẩm sinh hay sinh lý đa phần gặp ở 90% trẻ sơ sinh và kéo dài tới 2 - 3 tuổi thì tỷ lệ này giảm còn 10% và sau đó chỉ có khoảng 1% trẻ cần phải can thiệp điều trị. Trong 1 số trường hợp việc chăm sóc vệ sinh không tốt ở trẻ sơ sinh có thể phải can thiệp sớm như viêm tấy, mưng mủ nhiều lần hoặc nhưng can thiệp thô bạo không đúng kỹ thuật ở giai đoạn này của trẻ có thể dẫn tới tình trạng viêm xơ sẹo sau này tại bao quy đầu của trẻ.

Hẹp bao quy đầu mắc phải chiếm tỷ lệ khoảng 1% thường gặp ở thanh thiếu niên và người lớn sau tuổi dậy thì. Đa số đi khám với lý do ảnh hưởng khi quan hệ tình dục như gây đau, giảm ham muốn, giảm độ khoái cảm. Ngoài ra nếu bao quy đầu bị chít hẹp hoàn toàn có thể gây tình trạng tiểu khó, gây khó khăn trong quá trình vệ sinh dẫn đến viêm bao quy đầu. Tình trạng này kéo dài dẫn đến sự viêm dính giữa mặt trong của bao quy đầu tạo vòng xơ, gây nên tình trạng hẹp nghiêm trọng miệng bao quy đầu.

Từ khóa » Chẩn đoán Hẹp Bao Quy đầu