Những điều Cần Biết Về Bệnh Hẹp Bao Quy đầu Và Phẫu Thuật Cắt ...
Có thể bạn quan tâm
“Thấu hiểu những điều khó nói của bạn”
1. Hẹp bao quy đầu là gì? ‒ Hẹp bao quy đầu hay còn gọi là phimosis là tình trạng bao quy đầu hẹp không thể lộn về phía gốc dương vật để lộ quy đầu ra ngoài được. ‒ Phân biệt với dài bao quy đầu: là tình trạng bao quy đầu lúc nào cũng phủ kín quy đầu nhưng nếu dùng tay kéo về phía sau thì da quy đầu có thể trượt về phía sau để lộ quy đầu.
2. Bệnh hẹp bao quy đầu gây ra những biến chứng gì nếu không được điều trị? 2.1. Ở trẻ em – Hình thành cục cặn (sỏi quy đầu) do các lớp tế bào chết từ quy đầu và da quy đầu kết hợp với các chất cặn bã từ nước tiểu đọng lại. Trong khi bao quy đầu hẹp, không vệ sinh được quy đầu. – Có thể gây viêm mủ quy đầu, viêm tiết niệu, sốt chưa rõ nguyên nhân vì đây là nơi trú ngụ của vi khuẩn.
2.2. Ở người lớn – Dương vật chậm phát triển. – Viêm nhiễm đường sinh dục. – Viêm đường tiết niệu. – Ung thư quy đầu dương vật. – Giảm khả năng hoạt động tình dục. – Dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: HIV, viêm gan B, và Chlamydia.
3. Triệu chứng lâm sàng của hẹp bao quy đầu là gì? – Từ nhỏ không thể lộn được bao da quy đầu, miệng bao quy đầu nhỏ. – Lộn bao quy đầu được một phần quy đầu dương vật. – Khi cương cứng, bao quy đầu không trượt được về phía gốc dương vật và gây đau. – Khi đi tiểu, bao quy đầu phồng to lên, tia nước tiểu phụt mạnh và xa. – Khó nhìn thấy lỗ niệu đạo ngoài.
4. Phương pháp nào điều trị hẹp bao quy đầu? – Phẫu thuật là phương pháp điều trị hẹp bao quy đầu. – Đây là một phẫu thuật đơn giản, tiến hành trong thời gian ngắn và ít gây biến chứng. – Phẫu thuật chỉ được chỉ định với những người bị hẹp bao quy đầu bệnh lý như hẹp hoặc dài bao quy đầu.
5. Phẫu thuật cắt bao quy đầu được áp dụng khi nào? – Hẹp bao quy đầu bệnh lý. – Hẹp bao quy đầu bán phần tái phát. – Viêm quy đầu hoặc viêm quy đầu – bao quy đầu tái phát. – Xơ cứng vật hang. – Các u nhú nhọn, lan rộng và các tổn thương ít gặp khác như u nang lympho của bao quy đầu, phù bạch huyết mạn tính của dương vật.
6. Phẫu thuật cắt bao quy đầu không được áp dụng khi nào? – Trẻ đẻ non và trẻ sơ sinh (dưới 1 tháng tuổi). – Tất cả các rối loạn đông máu, bệnh ưa chảy máu, hoặc có tiền sử gia đình về rối loạn đông máu. – Nếu phần bụng của bao quy đầu ngắn hoặc không có. – Biến dạng gập góc ở lưng dương vật (dương vật bị cong vẹo lên phía trên). – Trẻ bị hypospadias hoặc épispadias. – Có mảng xơ ở mặt bụng hoặc mặt lưng của dương vật, kết hợp với không có hoặc có hypospadias. – Lỗ bao quy đầu to, với một bao quy đầu nguyên vẹn. – Niệu đạo to. – Dương vật nhỏ hoặc hình chân vịt.
7. Các phương pháp phẫu thuật cắt bao quy đầu dược áp dụng hiện nay là gì? 7.1. Cắt bao quy đầu truyền thống (cắt thủ công) Là phương pháp được sử dụng lâu đời nhất, có nhiều kỹ thuật cắt bao quy đầu truyền thống, gồm: – Cắt tròn. – Tạo hình bao quy đầu (tạo hình rộng bao quy đầu). – Xẻ dọc bao quy đầu (hiện nay ít được sử dụng).
7.2. Cắt bao quy đầu bằng máy Stapler – Là phương pháp áp dụng kỹ thuật cao và ít xâm hại với công nghệ cắt khâu tự động bằng máy stapler. – Dụng cụ Stapler cắt bao quy đầu: Là dụng cụ chuyên biệt có khả năng tự định vị vị trí cắt, cắt và khâu hoàn toàn tự động.
– Ưu điểm của phẫu thuật cắt bao quy đầu bằng máy Stapler so với cắt bao quy đầu truyền thống: + Phẫu thuật và ra viện ngay trong ngày. + Đường khâu vết cắt quy đầu đều đẹp. + Ít đau hơn, thời gian thực hiện phẫu thuật ngắn hơn so với cắt thủ công bằng tay.
8. Thời gian thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu? 8.1. Phẫu thuật cắt bao quy đầu truyền thống – Bệnh nhân được phẫu thuật ngay trong ngày, tại phòng mổ. – Thời gian phẫu thuật mất khoảng 30- 60 phút. – Sau phẫu thuật bệnh nhân cần nằm theo dõi thêm 1-2 ngày ổn định và ra viện
8.2. Phẫu thuật cắt bao quy đầu bằng máy Stappler – Bệnh nhân được phẫu thuật và ra viện ngay trong ngày. – Phẫu thuật được thực hiện tại phòng tiểu phẫu hoặc phòng mổ tùy thuộc và tình trạng bệnh nhân. – Thời gian thực hiện mất khoảng 15-30 phút.
9. Những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình phẫu thuật? Đối với phẫu thuật cắt bao quy đầu, một số nguy cơ có thể xảy ra như sau: – Tai biến thuốc gây tê trên hô hấp, tim mạch như: Suy hô hấp, trụy tim mạch. Sẽ xử trí được bằng việc cấp cứu kịp thời tùy từng trường hợp cụ thể. – Tai biến do phẫu thuật: + Chảy máu: Sẽ được theo dõi sát và khâu cầm máu vết mổ nếu cần thiết. + Nhiễm khuẩn bao quy đầu do vệ sinh không tốt. + Hẹp bao quy đầu tái phát (ít gặp). + Viêm hoặc hẹp lỗ ngoài của niệu đạo (ít gặp).
10. Những điều cần biết trước khi phẫu thuật? 10.1. Bệnh nhân cần cung cấp thông tin cho nhân viên y tế – Cung cấp thẻ BHYT/BHCC nếu có để đảm bảo quyền lợi trong điều trị. – Cung cấp tiền sử dị ứng thuốc, thức ăn, nước uống. – Cung cấp tiền sử bệnh đang mắc phải như: Tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, hen suyễn, viêm dạ dày, viêm đường hô hấp (ho, đau họng, chảy mũi). – Cung cấp thông tin thuốc đang sử dụng: Thuốc chống đông, thuốc chống dị ứng, hen suyễn, các thuốc khác nếu có.
10.2. Những điều bệnh nhân cần thực hiện trước phẫu thuật để đảm bảo an toàn – Trong thời gian điều trị, nếu muốn sử dụng các lọai thuốc, thực phẩm chức năng ngoài y lệnh cần phải xin ý kiến của bác sỹ. – Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết như: Công thức máu, chức năng đông máu, chức năng gan, chức năng thận, HIV, viêm gan B, chụp phim phổi, điện tâm đồ, siêu âm tim. – Nhịn ăn uống hoàn toàn (kể cả uống nước, sữa, café, kẹo cao su) ít nhất 6h, để tránh biến chứng trào ngược thức ăn gây sặc, ảnh hưởng đến tính mạng trong quá trình mổ. Nếu đã lỡ ăn uống thì phải báo lại nhân viên y tế. – Cởi bỏ tư trang cá nhân, răng giả (nếu có) giao cho người nhà giữ hoặc nếu không có người nhà có thể ký gửi tại phòng hành chính khoa. – Cạo sạch lông bộ phận sinh dục và tắm toàn thân. – Đi tiểu trước khi chuyển mổ. – Không xóa ký hiệu đánh dấu vị trí vết mổ.
10.3. Những vấn đề nhân viên y tế sẽ thực hiện cho bệnh nhân trước phẫu thuật – Bệnh nhân hoặc người nhà >18 tuổi (ba/mẹ/vợ/chồng) cần ký cam kết trước phẫu thuật. – Truyền dịch nuôi dưỡng giúp bệnh nhân đỡ đói và khát trong thời gian nhịn ăn. – Tiêm kháng sinh dự phòng nhiễm trùng vết mổ. – Đối với phẫu thuật cắt bao quy đầu truyền thống, bệnh nhân sẽ được nhân viên y tế chuyển xuống phòng phẫu thuật bằng xe lăn. – Đối với phẫu thuật cắt bao quy đầu bằng Stapler được thực hiện tại phòng tiểu phẫu của khoa Ngoại tại tầng 9, bệnh viện Gia Đình.
11. Những điều cần biết sau khi ra viện? 11.1. Theo dõi điều trị và chăm sóc vết thương – Uống thuốc đúng hướng dẫn theo toa ra viện. – Nếu trong quá trình uống thuốc có những triệu chứng bất thường như: Ngứa, buồn nôn, chóng mặt, tức ngực, khó thở,… cần tới bệnh viện để được khám và xử trí. – Cách chăm sóc vết thương: + Mỗi lần sau khi đi vệ sinh bệnh nhân cần rửa bao quy đầu bằng nước muối sau đó thấm khô vết mổ bằng gạc khô (không cần băng vết thương lại). + Lưu ý phải giữ vết mổ sạch và khô. + Vết mổ sẽ không cần cắt chỉ. + Đối với vết mổ bằng máy stapler các ghim ở dương vật sẽ tự động rụng dần sau 10 ngày. Sau khi tắm, bệnh nhân nên chủ động nậy dần những ghim dễ bong. Có một số trường hợp ít gặp sau 1 tháng ghim không tự bong được. Vì vậy sau khi 5 ngày kể từ ngày ra viện bệnh nhân cần tái khám để bác sỹ cắt vòng silicon chủ động giúp ghim bong dễ dàng hơn.
11.2. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và tập luyện
– Chế độ dinh dưỡng: + Ăn uống như bình thường, tránh các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, café,… vì các thực phẩm này làm chậm lành vết thương. + Ăn nhiều rau, củ, quả (rau mồng tơi, rau đay, rau lang, khoai lang, chuối,…) để tránh tình trạng táo bón. – Chế độ sinh hoạt và tập luyện: + Mặc quần rộng, thoáng, vải cotton mềm mại để tránh cọ xát vào vết mổ. + Khi tắm cần mang bao cao su để tránh ướt vết mổ. + Tăng cường tập luyện thể dục sau mổ 1 tháng để tăng cường sức khỏe. + Chú ý kiên quan hệ tình dục 1 tháng hoặc lâu hơn nếu còn đau vết mổ. + Không đọc các nội dung sách báo hoặc xem video có nội dung kích thích tình dục để hạn chế việc cương cứng dương vật gây đau vết mổ.
11.3. Tái khám – Tái khám sau 5 ngày để cắt vòng silicon (nếu cắt bằng máy Stapler), kiểm tra tình trạng bệnh. – Hoặc phải khám ngay khi có các triệu chứng bất thường như: đau vết mổ nhiều, vết mổ sưng, đỏ, có dịch mủ chảy ra, sốt,…
Là một trong những chuyên khoa trọng yếu của bệnh viện Gia Đình, Khoa Ngoại thực hiện điều trị ngoại khoa cho mọi lứa tuổi, tập chung chẩn đoán, xử lý, phẫu thuật,… tất cả những tổn thương và bệnh lý ảnh hưởng tới cơ thể. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được hỗ trợ, đừng ngần ngại kết nối với Bác sỹ Khoa Ngoại Family.
Từ khóa » Chẩn đoán Hẹp Bao Quy đầu
-
Hẹp Bao Quy đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Hẹp Bao Quy đầu: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Chữa Trị
-
Hẹp Bao Quy đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán ... - Medlatec
-
HẸP BAO QUY ĐẦU - BV Xanh Pôn
-
Hẹp Bao Quy đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Hẹp Bao Quy Đầu: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn Đoán & Điều Trị
-
Hẹp Bao Quy đầu ở Trẻ Em, Khi Nào Cần Can Thiệp?
-
[PDF] HẸP BAO QUI ĐẦU - Bệnh Viện Thanh Vũ
-
Ảnh Hưởng Không Nhỏ Của Hẹp Bao Quy đầu
-
Hẹp Bao Quy đầu: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán, Lưu Ý
-
[ Giải Đáp ] Hẹp Bao Quy đầu Có Phải Là Bệnh Bẩm Sinh Hay Không ?
-
Bệnh Viện Nhi Trung ương - HẸP BAO QUY ĐẦU Ở TRẺ NHỎ Các ...
-
Hẹp Bao Quy đầu ở Người Lớn Và Trẻ Nhỏ Gây Những Biến Chứng ...
-
Hẹp Bao Quy đầu Là Tình Trạng Lớp Da ở Phần đầu