Hẹp Niệu đạo ở Nam Và Nữ: Triệu Chứng Nhận Biết Và Cách điều Trị

1. Tổng quan về tình trạng

Niệu đạo là một cơ quan của hệ tiết niệu có nhiệm vụ quan trọng đó là đưa nước tiểu từ trong cơ thể ra ngoài. Niệu đạo là một đường ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Vì thế nếu một đoạn nào đó trong đường ống này bị hẹp sẽ gây ra các triệu chứng như: tiểu thường xuyên, tiểu khó, dòng tiểu nhỏ.

Hẹp niệu đạo có thể xảy ra ở nam và nữ. Ở nam giới ngoài nhiệm vụ đưa nước tiểu ra ngoài cơ thể, niệu đạo còn có đảm nhiệm việc xuất tinh từ đường sinh dục.

Hẹp niệu đạo là căn bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh Hẹp niệu đạo là căn bệnh ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh

Hẹp niệu đạo ở nam:

Ở nam giới, hẹp niệu đạo thường dễ xảy ra hơn ở nữ do đường niệu của nam dài hơn và dễ gặp các vấn đề về viêm nhiễm và tổn thương hơn. Hẹp niệu đạo nam nếu kéo dài có thể dẫn đến các nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt và viêm mào tinh hoàn thậm chí là suy thận. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng đến nhu cầu sinh lý ở nam giới, làm giảm ham muốn, xuất tinh sớm, liệt dương thậm chí có thể vô sinh.

Hẹp niệu đạo ở nữ:

Ở nữ giới, căn bệnh này khá hiếm gặp trong số 3-8% phụ nữ đến khám vì tắc nghẽn đường tiểu thì chỉ có 0,1 - 1% trong số đó thực sự bị hẹp đường niệu. Nguyên nhân của việc hẹp niệu đạo ở nữ giới có thể do việc nong niệu đạo trước đó, đặt thông niệu đạo trong thời gian dài hoặc gặp chấn thương gây xơ hóa. Bên cạnh đó, một số trường hợp hiếm gặp hơn như: lao niệu đạo, xơ hóa lichen, loạn dưỡng âm hộ,…

2. Triệu chứng hẹp niệu đạo

Hẹp niệu đạo có thể nhận biết được thông qua những triệu chứng mà nó thể hiện ở cơ thể của người bệnh. Triệu chứng của hẹp niệu đạo này có thể là những ảnh hưởng từ nhẹ đến nặng hơn, bao gồm:

  • Lưu lượng nước tiểu yếu và nhỏ giọt, bí tiểu.

  • Tiểu khó, tiểu thắt, đau khi tiểu, tiểu không tự chủ.

  • Lực xuất tinh bị giảm đi.

  • Xuất hiện máu trong nước tiểu và tinh dịch

  • Bàng quang bị căng, chướng do tích nhiều nước tiểu.

  • Cảm giác đau ở vùng chậu.

Tình trạng có thể gây đau và một số cảm giác khó chịu cho người mắcTình trạng có thể gây đau và một số cảm giác khó chịu cho người mắc

Khi niệu đạo bị hẹp, người bệnh vẫn cố gắng đi tiểu bằng đường niệu trong một thời gian, dần dần sẽ khiến niệu đạo bị hẹp hoàn toàn. Sau một thời gian chịu đựng các triệu chứng của hẹp niệu đạo, người bệnh sẽ gặp phải một số biến chứng như:

  • Nước tiểu bị ứ đọng ở bàng quang gây ra tình trạng nhiễm khuẩn ngược dòng lên niệu quản, thận.

  • Ứ đọng lâu ngày có thể gây rò rỉ qua tầng sinh môn hoặc da bìu gây nhiễm khuẩn và tạo ổ áp xe, hình thành túi thừa bàng quang để lâu có thể bị suy thận.

  • Xuất tinh sớm, liệt dương, vô sinh.

Niệu đạo hẹp có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm như đã nêu trên. Vì thế, để có thể phòng ngừa và ngăn chặn những nguy cơ đó xảy đến bệnh nhân cần biết được cách điều trị và phòng tránh căn bệnh này.

Nếu để lâu hẹp niệu đạo có thể gây nhiễm khuẩn ngược lên các cơ quan khác trong hệ niệu đạo

Nếu để lâu hẹp niệu đạo có thể gây nhiễm khuẩn ngược lên các cơ quan khác trong hệ niệu đạo

3. Cách điều trị

Để điều trị được căn bệnh này, bệnh nhân cần thực hiện các bước kiểm tra để các bác sĩ có thể xác định được tình trạng bệnh và đưa ra biện pháp điều trị hợp lý. Một số phương pháp được sử dụng để thăm khám hẹp niệu đạo là khám lâm sàng, chụp X-quang niệu đạo, soi niệu đạo,… Sau khi xác định được vấn đề các bác sĩ sẽ thực hiện điều trị hẹp niệu đạo bằng các phương pháp như: nong niệu đạo, xẻ niệu đạo, đặt stent hoặc phẫu thuật để cắt nối,…

Nong niệu đạo:

Nong niệu đạo là sử dụng các vật dụng như que nong hoặc bóng trên ống thông với kích thước to dần để điều mở rộng phần hẹp niệu đạo. Thủ thuật này thường được sử dụng ở phòng khám để tránh nhiễm trùng. Nhược điểm của phương pháp này là không giải quyết triệt để được bệnh nên phải thực hiện nhiều lần.

Xẻ niệu đạo:

Phương pháp này sử dụng ống soi có gắn vật dụng để trực tiếp cắt đi phần hẹp của niệu đạo, một ống soi có gắn lưỡi dao hoặc laser sẽ đi vào niệu đạo để tìm ra phần hẹp. Sau đó sử dụng dao hoặc laser để cắt đi và đặt vào đó một ống thông để thải nước tiểu cho đến khi vết thương lành lại. Sau khi vết thương lành thì ống thông sẽ được lấy ra, thời gian hồi phục của vết thương phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.

Đặt stent niệu đạo:

Đây là phương pháp ít xâm lấn nhất trong những cách điều trị bệnh hẹp niệu đạo, sử dụng ống soi để đặt một stent kim loại vào niệu đạo. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với số ít người bệnh.

Phẫu thuật tạo hình niệu đạo:

Phương pháp này phụ thuộc vào đặc điểm của đoạn hẹp, nếu đoạn hẹp niệu đạo ngắn thì có thể phẫu thuật cắt nối hai đầu. Nếu đoạn hẹp dài thì phải sử dụng một tổ chức mô (da, mảnh ghép) để mở rộng đoạn hẹp. Phương pháp này đòi hỏi các bác sĩ thực hiện phải có kinh nghiệm thì mới có thể thực hiện được.

Một số trường hợp không thể điều trị hẹp niệu đạo theo cách thông thường có thể cần đến sự can thiệp của phẫu thuật

Một số trường hợp không thể điều trị hẹp niệu đạo theo cách thông thường có thể cần đến sự can thiệp của phẫu thuật

Ngoại trừ nong niệu đạo thì các phương pháp khác đều có nguy cơ gây đau, chảy máu và nhiễm trùng đường niệu đạo. Vì thế, bệnh nhân cần lựa chọn kỹ các cơ sở y tế thực hiện chữa trị hẹp niệu đạo để chữa trị dứt điểm và đảm bảo an toàn cho bản thân mình.

Nếu bạn vẫn đang phân vân trong việc lựa chọn cơ sở để thăm khám và chữa trị niệu đạo bị hẹp thì hãy liên hệ ngay với MEDLATEC. Tại đây, đội ngũ y bác sĩ nhiệt tình, giàu kinh nghiệm và luôn tận tâm, hết lòng với bệnh nhân. Không chỉ thế, tại MEDLATEC còn sở hữu hệ thống trang thiết bị máy móc đạt chuẩn Quốc tế, hiện đại, an toàn, cho kết quả chính xác và chi tiết nhất như: máy chụp X-quang, máy siêu âm, máy chụp MRI, chụp CT,...

Liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 1900 56 56 56 để nhận được những lời tư vấn hữu ích nhất và đặt lịch khám tiện lợi hơn.

Từ khóa » Xơ Hẹp Niệu Quản