Hiến Máu Có Những Tác Dụng Phụ Nào? - Hello Bacsi

Hiến máu là một nghĩa cử cứu người cao đẹp và đầy tính nhân văn. Tuy nhiên, đối với số ít người hiến máu, đặc biệt là thanh thiếu niên, có thể gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn sau quá trình hiến tặng này.

Dù rằng hầu hết các tác dụng phụ này chỉ mang ảnh hưởng khá nhỏ, tuy nhiên có ít hơn 1% người hiến máu mắc phải các phản ứng phụ cực kỳ nghiêm trọng và nguy hiểm.

Những phản ứng phụ có thể xảy ra khi hiến máu

Trên thực tế, việc hiến máu mang lại rất nhiều lợi ích không chỉ đối với cá nhân nói riêng mà còn cho cả cộng đồng nói chung. Theo Hội chữ Thập đỏ Hoa Kỳ, chỉ 1 lít máu hiến tặng có thể cứu được mạng sống của nhiều người. Ở Hoa Kỳ, các nhà khoa học ước tính mỗi ngày các bệnh viện cần đến 36.000 lít máu và có khoảng 6,8 triệu người tham gia hiến máu mỗi năm. Tuy nhiên, việc hiến máu vẫn có một số tác dụng phụ nhỏ. Các phản ứng phụ này bao gồm:

  • Bầm tím;
  • Chảy máu không ngừng;
  • Choáng váng, đau đầu nhẹ và buồn nôn;
  • Đau nhức;
  • Cảm giác cơ thể suy yếu, mất sức.

Quá trình hiến máu thường diễn ra rất an toàn và sạch sẽ, tuy nhiên bạn cần biết một số điều trước khi hiến máu. Sau đây là những bất lợi sức khỏe bạn cần cân nhắc trước khi hiến máu.

Bầm tím

Khi bạn hiến máu, bạn sẽ ngồi hoặc nằm trên một chiếc ghế dựa và để tay thẳng trên thành ghế. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt băng đo huyết áp hoặc một miếng garo xung quanh vùng trên cánh tay và ép chặt. Nhờ vậy, các tĩnh mạch sẽ chứa nhiều máu hơn. Sau khi khử trùng vùng da ở khuỷu tay, bác sĩ sẽ dùng một kim tiêm vô trùng (được nối với một ống nhựa mỏng và túi đựng máu) tiêm thẳng vào tĩnh mạch của bạn. Kim sẽ được để yên trong vòng 10 phút hoặc trong suốt thời gian hiến máu.

Khi kim tiêm chọc vào ven máu, bạn sẽ có nguy cơ bị bầm tím vài chỗ xung quanh vùng da nơi kim được tiêm vào. Bầm tím là tình trạng thường gặp ở những người hiến máu. Các vết bầm có màu sắc thay đổi từ vàng đến xanh và cuối cùng là tím đậm. Hãy chườm một túi đá lên vùng da bị bầm trong vòng một ngày sau khi hiến máu.

Nếu kim tiêm không đâm trúng tĩnh mạch mà bị sượt ngang qua, nó có thể gây ra tình trạng xuất huyết cục bộ dưới da tạo thành vết bầm (hay còn gọi là tụ máu). Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng vì khối tụ máu sẽ hồi phục dần dần sau một vài ngày khi máu bầm bắt đầu tan đi.

Chảy máu không ngừng

Khi quá trình hiến máu kết thúc, bác sĩ sẽ rút kim ra khỏi tĩnh mạch và ấn chặt một miếng băng nhỏ lên đó để cầm máu. Sau đó, bác sĩ sẽ dùng gạc băng cánh tay bạn lại. Miếng băng và gạc có tác dụng tạo áp lực giúp máu ngừng chảy. Tiếp đó, y tá sẽ hướng dẫn bạn cách giữ và đè băng gạc trong vòng 4–5 giờ để đảm bảo máu ngừng chảy hoàn toàn.

Tuy nhiên, vẫn có người bị chảy máu sau vài giờ cầm máu. Đối với trường hợp này, người hiến máu cần giữ và đè miếng băng lên ngay vùng tiêm chích và giữ tay giơ cao hơn tim trong vòng 3–5 phút. Nếu tình trạng chảy máu vẫn không dừng lại, bạn cần đến gặp bác sĩ để hỏi xin chỉ dẫn tiếp theo.

Hiến tặng máu là một hành động cao đẹp và nhân đạo. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe của bản thân, bạn hãy tham gia làm kiểm tra và tuân theo chỉ dẫn trước và sau khi hiến máu nhé!

[embed-health-tool-bmi]

Từ khóa » Bầm Tím Sau Khi Hiến Máu