Hiện Tượng Khó Thở Buồn Nôn Có Liên Quan đến Những Bệnh Lý Nào
Có thể bạn quan tâm
1. Hiện tượng khó thở, buồn nôn, liệu có liên quan đến bệnh lý nào không?
Hiện tượng khó thở, buồn nôn có liên quan đến rất nhiều bệnh lý, trong đó, phổ biến nhất gồm:
Lo lắng, căng thẳng trong thời gian dài tạo áp lực tâm lý khiến cho nhiều người bị khó thở, buồn nôn
Thiếu máu
Thiếu máu khiến cho tim không bơm đủ máu để đi nuôi cơ thể nên dẫn đến tức ngực. Trong trường hợp này, nghỉ ngơi một lát sẽ giúp cơn đau tức ngực giảm xuống và nhịp tim được điều hòa trở lại.
Tắc nghẽn mạch máu
Người bị các vấn đề về đường huyết sẽ bị tắc nghẽn mạch máu và gây nên các triệu chứng: rối loạn nhịp tim, đánh trống ngực, mệt mỏi, khó thở, buồn nôn,...
Bệnh tim mạch
- Nhồi máu cơ tim: do mạch máu nuôi tim bị tắc nghẽn đột ngột, cơ tim không được cung cấp máu nên bị hoại tử sinh ra tình trạng buồn nôn, khó thở, đau tức ngực dữ dội.
- Viêm cơ tim: bệnh khiến cho tế bào cơ tim bị viêm và cơ tim bị hoạt tử nên người bệnh sẽ gặp các triệu chứng: đau ngực kéo dài, khó thở ở nhiều mức độ,...
- Động mạch vành: khi các nhánh của động mạch vành bị hẹp hoặc có mảng bám tích tụ bên trong sẽ khiến cho sự lưu thông máu qua động mạch gặp nhiều khó khăn. Hệ lụy sinh ra từ đâu là cơ tim có đủ lượng máu và oxy cần thiết nên bị nhồi máu, đau thắt ngực, buồn nôn, khó thở,...
Bệnh phổi và các vấn đề hô hấp
- Tắc đường hô hấp: khi có dị vật rơi vào đường hô hấp sẽ gây tắc và khiến bệnh nhân ho mạnh, khó thở, tím tái mặt mày. Trong trường hợp này cần phải đẩy dị vật ra bên ngoài để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
- Viêm phổi: bệnh khiến cho tổ chức phổi bị tổn thương nên sinh ra các cơn khó thở, mệt mỏi, buồn nôn,...
Người bị viêm phế quản cũng thường gặp triệu chứng khó thở
- Viêm phế quản: đây là chứng viêm lớp niêm mạc ống phế quản chủ yếu do nhiễm trùng mà ra. Triệu chứng ở người bệnh thường là ho có đờm đặc, khó thở, buồn nôn, tức ngực.
- Viêm phế quản co thắt: do đường ống dẫn khí từ khí quản vào phổi và các cơ phế quản bị viêm, lòng phế quản bị thu hẹp nên sinh ra hiện tượng phù nề gây bó hẹp, co thắt đường thở. Bởi vậy ở trường hợp này bệnh nhân dễ bị buồn nôn, tức ngực, khó thở.
Tiêu hóa và bài tiết
- Bệnh sỏi mật: sự hình thành sỏi ở đường mật hoặc túi mật sẽ khiến người bệnh bị đau ở thượng vị, vùng bụng, khó thở, buồn nôn, tức ngực. Cơn đau thường mạnh nhất về đêm hoặc sau khi ăn.
- Trào ngược acid dạ dày - thực quản: triệu chứng dễ gặp ở người bị bệnh này đó là buồn nôn, khó thở, ợ hơi,...
- Ngộ độc thực phẩm: các triệu chứng cấp tính như khó thở, buồn nôn, tức ngực,... thường xuất hiện sau khi bị ngộ độc thực phẩm từ vài phút đến vài giờ hoặc vài ngày. Ở mức độ nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, suy kiệt về thể chất và tinh thần. Ở mức độ nặng, bệnh có thể gây tử vong.
2. Cẩn trọng với tình trạng khó thở buồn nôn khi mang thai
2.1. Vì sao khi mang thai nhiều người bị khó thở, buồn nôn?
Khó thở, buồn nôn là hiện tượng thường xảy ra với nhiều thai phụ, ở những thời điểm khác nhau do:
Sự thay đổi hormone
Thời kỳ đầu thai nghén, do hormone progesterone hoạt động mạnh nên nhiều thai phụ sẽ bị khó thở. Mặc dù nó không nguy hiểm nhưng sẽ khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu.
Sự lớn dần của tử cung
Càng về sau thai nhi càng phát triển kéo theo đó là sự lớn dần của tử cung nên khiến cho cơ hoành bị chèn ép. Do cơ hoành có sự gắn kết mật thiết với phổi nên khi nó bị chèn ép, tất nhiên phổi cũng sẽ bị chèn ép theo từ đó sinh ra tình trạng khó thở, buồn nôn ở nhiều mẹ bầu. Trong trường hợp nặng hơn, do không khí không kịp vào phổi sinh ra thiếu oxy, thậm chí nhiều mẹ bầu còn bị ngất xỉu.
Thiếu máu
Trong suốt thai kỳ, cơ thể thai phụ cần lượng máu rất lớn để nuôi mẹ và bé. Vì thế, khi nguồn cung cấp không đủ sẽ dẫn đến tình trạng chóng mặt, buồn nôn, khó thở,... ở mẹ bầu.
2.2. Trường hợp cần lưu ý
Hầu hết các trường hợp khó thở, buồn nôn ở thai phụ không nguy hiểm nhưng nếu tình trạng này đi kèm các triệu chứng sau, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, mẹ bầu cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ:
- Ho có đờm màu xanh, vàng; sốt; tức ngực.
- Chân sưng, da chân chuyển sang màu đỏ.
- Có tiền sử huyết áp thấp.
- Mắc bệnh cao huyết áp, hen suyễn.
Để hạn chế tình trạng khó thở, buồn nôn trong thai kỳ mẹ bầu nên:
- Mặc quần áo rộng rãi, không có mùi khó chịu.
- Không hoạt động mạnh hay làm việc nặng tăng áp lực cho cơ thể.
- Kê cao gối trên đầu, lót thêm một chiếc gối nhỏ chèn thân trên để tránh tình trạng thai nhi tạo áp lực chèn lên phổi.
- Kê cao chân giúp máu được lưu thông tốt hơn.
- Chọn các bài yoga nhẹ cho bà bầu.
- Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái và vui vẻ.
- Khi ngồi, chú ý giữ lưng thẳng, vai hơi đẩy về phía trước để cơ hoành giảm được áp lực nhờ đó mà không khí đi vào phổi được nhiều hơn.
Có thể bạn quan tâm: Thóp phồng, đau đầu, buồn nôn sau uống Vitamin A liều cao
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh
facebook.com/BVNTP
youtube.com/bvntp
Từ khóa » Khó Thở Khám Không Ra Bệnh
-
Hỏi đáp: Khó Thở, Mệt Mỏi Nhưng Không Mắc Bệnh Tim, Phải Khám Gì?
-
Khó Thở, Hụt Hơi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Khó Thở Là Bệnh Gì? ⋆ Hồng Ngọc Hospital
-
Khó Thở: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn đoán Và điều Trị - Medlatec
-
Khó Thở Là Biểu Hiện Của Những Bệnh Gì? | Medlatec
-
Khó Thở - Rối Loạn Chức Năng Hô Hấp - Cẩm Nang MSD
-
12 Nguyên Nhân Gây Khó Thở Và Các Biến Chứng đi Kèm
-
Khó Thở - Phổi Việt
-
Khó Thở, Bệnh Gì? - Bvcmay@.vn
-
Bệnh Tim Khó Thở Có Nguy Hiểm Không? | TCI Hospital
-
Biểu Hiện Hô Hấp Hậu COVID - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108
-
Hụt Hơi Và Khó Thở | Columbia Asia Hospital - Vietnam
-
3 Nhóm F0 Khỏi Bệnh Nên đi Khám Hậu COVID-19 - Tin Liên Quan
-
Những Vấn đề Tim Mạch Có Thể Gặp Sau Khi Mắc COVID-19 - Khám ...