Những Vấn đề Tim Mạch Có Thể Gặp Sau Khi Mắc COVID-19 - Khám ...

Những vấn đề tim mạch có thể gặp sau khi mắc COVID-19 Ngày đăng 06/10/2021 | 11:44 | Lượt xem: 2329

Sau khi mắc COVID-19 có những vấn đề gì xảy ra với tim mạch không, chúng liên quan gì đến nhau ? Đó là vấn đề quan tâm của nhiều người. Bài viết của TS.BS. Phạm Như Hùng, Tổng thư ký Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam sẽ làm rõ vấn đề này.

TIN LIÊN QUAN

Đến nay, nước ta đã có hơn 800.000 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó gần 700.000 người đã khỏi bệnh. Rất nhiều bệnh nhân sau khi khỏi bệnh COVID-19, trong giai đoạn hồi phục có các triệu chứng như đau ngực, khó thở, mệt mỏi khi leo cầu thang, hồi hộp nhịp tim nhanh, choáng váng…. Những triệu chứng này có khả năng là các dấu hiệu của triệu chứng tim mạch.

Khi nào người bệnh nên đến khám tim mạch? Và những ảnh hưởng lâu dài lên tim mạch sau khi mắc COVID-19 sẽ được trình bày trong bài này.

Những vấn đề tim mạch nào có thể gặp sau khi mắc COVID-19 ?

Virus SARS- CoV 2 có thể gây tổn thương trực tiếp lên cơ tim và làm ảnh hưởng lên chức năng bình thường của quả tim. Khi mắc COVID-19, cơ thể chúng ta cũng sinh ra kháng thể. Các kháng thể này chống lại virus và nó tạo ra quá trình viêm. Quá trình này có thể phá hủy các mô lành ở tim. Về lâu dài, sau mắc COVID-19 có thể gây ra suy tim và bệnh cơ tim giãn.

Các virus này cũng có thể tấn công làm ảnh hưởng lên nội mạc mạch máu, gây ra phá hủy các mạch máu và hình thành lên cục máu đông. Do vậy, khi mắc COVID-19 bệnh nhân có thể có tắc mạch nhiều nơi và đặc biệt là nặng nề khi có tắc mạch vành.

Tắc mạch vành sẽ gây nhồi máu cơ tim làm cho điện tim thay đổi và men tim đặc biệt là men Troponin tăng lên. Những tổn thương này hay gặp khi đang bị COVID-19, nhưng sau khi khỏi thì không thấy khả năng nhồi máu tăng cao hơn người bình thường so với những người mắc COVID-19.

Sau khi mắc COVID-19, các triệu chứng rối loạn nhịp là khá thường gặp với các triệu chứng như hồi hộp đánh trống ngực. Đặc biệt là nhịp tim nhanh kéo dài là hay gặp sau khi khỏi COVID-19.

Nguyên nhân nhịp nhanh sau COVID-19 có khá nhiều lý do như: mệt mỏi kéo dài sau khi bị COVID-19, ít hoạt động sau khi mắc COVID-19, do nằm trên giường lâu khi chúng ta bị COVID-19 hoặc nữa là những vấn đề tim mạch mắc phải sau COVID-19.

Mối liên quan giữa COVID-19 và bệnh nhân tim mạch. (Ảnh minh hoạ).

Các tổn thương tim sau COVID-19 có phải là vĩnh viễn?

Các triệu chứng tổn thương tim hồi phục sau COVID-19 phụ thuộc rất nhiều vào mức độ tổn thương tim. Các dữ liệu lâm sàng cho thấy rất hiếm bệnh nhân bị COVID-19 có nhồi máu cơ tim nặng nề. Nhưng vẫn có những tổn thương tế bào cơ tim ở một số bệnh nhân sống sót sau COVID-19.

Những nghiên cứu về hình ảnh học tim sau mắc COVID-19 tại Mỹ cho thấy có những sẹo nhỏ ở cơ tim nhưng những ảnh hưởng sau này của nó như thế nào chúng ta vẫn chưa rõ.

Những bệnh nhân mắc COVID-19 nên đến khám tim mạch, đặc biệt khi chúng ta có triệu chứng để tầm soát lại các tổn thương tim sau này. Tuy nhiên, hiện nay chẩn đoán suy tim sau COVID-19 là khá hiếm, theo các dữ liệu lâm sàng từ Châu Âu và Mỹ.

Nếu chúng ta mắc COVID-19 và hồi phục cảm thấy bình thường, chúng ta có nên lo lắng không? Liệu các vấn đề tim mạch có xảy đến với chúng ta sau này không? Thực tế thì chúng ta chưa có các câu trả lời cho những vấn đề này. Nhưng những bệnh nhân có tổn thương phổi nặng sau này cũng có thể ảnh hưởng lên tim.

SARS-CoV-2 làm tăng biến chứng tim mạch. (Ảnh minh hoạ).

Khi nào chúng ta nên đi khám?

Các triệu chứng thường gặp mà chúng ta nên đi khám đó là khó thở, đau ngực và nhịp tim nhanh hoặc không đều.

- Khó thở: Các triệu chứng khó thở mà chúng ta nên đi khám đấy là chúng ta cảm thấy khó thở khi gắng sức, hoặc khi nằm lại thấy khó thở hơn, và đặc biệt các triệu chứng này đi kèm với mệt mỏi hoặc có phù ở chân.

- Đau ngực: Đau ngực có thể là không nhiều lắm nhưng dai dẳng. Ngày càng đau nhiều hơn. Hoặc chúng ta thấy nhiều các cơn đau ngực mỗi cơn kéo dài trong 10-15 phút. Hoặc khi chúng ta thấy cơn đau ngực khi gắng sức lên nhưng lại hết khi chúng ta nghỉ ngơi.

Đau ngực có thể không nghiêm trọng nhưng nếu đau ngực nhiều đặc biệt có kèm theo khó thở, buồn nôn nó có thể là triệu chứng của nhồi máu cơ tim. Nếu đột ngột đau ngực rất nhiều nó cũng có thể là huyết khối mạch máu phổi.

- Hồi hộp đánh trống ngực hoặc nhịp tim không đều: Những triệu chứng này khá thường gặp nhưng thường ít nguy hiểm. Nếu các triệu chứng này xuất hiện gây khó chịu nhiều thì bạn nên đến khám để bác sĩ có thể cho thuốc làm giảm các triệu chứng này.

Các xét nghiệm nào làm để sàng lọc bệnh lý tim mạch sau khi mắc COVID-19 ?

Nói chung bệnh nhân sau mắc COVID-19 nên đến khám tim mạch 6 tháng một lần sau khi mắc. Các xét nghiệm thường được làm để đánh giá bao gồm:

Điện tâm đồ để xem có giãn các buồng tim hay không và xem các dấu hiệu của bệnh lý mạch vành đặc biệt khi có đau ngực. Nó cũng giúp chẩn đoán các vấn đề về rối loạn nhịp.

Siêu âm tim để theo dõi và đánh giá kích thước và cấu trúc tim. Kiểm tra sự thay đổi của van tim, của buồng tim, thành tim.

Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ tim. Chụp cắt lớp vi tính có thể giúp chẩn đoán tổn thương động mạch vành tim. Chụp cộng hưởng từ tim có thể giúp xác định các tổn thương sẹo tại cơ tim sau khi mắc COVID-19.

https://suckhoedoisong.vn/nhung-van-de-tim-mach-co-the-gap-sau-khi-mac-covid-19-169211005110353961.htm

Đỗ Hương (Theo Sức khỏe & Đời sống)

Đỗ Thị Hương

Các tin khác
  • Sàng lọc trước sinh và các xét nghiệm sàng lọc trước sinh
  • 7 sai lầm thường gặp khi điều trị tay chân miệng cho trẻ
  • Thụ tinh trong ống nghiệm cho phụ nữ bị buồng trứng đa nang không cần kích trứng
  • Trẻ em mắc đái tháo đường do đâu?
  • Cách xử trí hạ đường huyết khi dùng insulin trị đái tháo đường
  • 4 món cháo từ sơn dược trợ tiêu hoá, kiện tỳ ích vị

  • Hướng dẫn về việc bổ sung về việc đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương năm 2024
  • Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
  • Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở kinh doanh thuốc trong dịp Tết Nguyên đán 2022
  • Đảm bảo cung ứng thuốc phòng chống dịch bệnh và nhu cầu sử dụng thuốc trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
  • 4289/QĐ-SYT Quyết định về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 cho các đơn vị thuộc Sở Y tế Hà Nội
  • 10722/BYT-DP Về việc tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều cơ bản và nhắc lại
  • Công văn 10696/BYT-MT về việc cách ly y tế cho trường hợp F1 đã tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19
  • Công văn 10688/BYT-MT của Bộ Y tế về phòng, chống dịch Covid-19 đối với người nhập cảnh
  • Sử dụng kết quả xét nghiệm để phát hiện người mắc Covid-19 và cho người bệnh ra viện
  • Quyết định 696/QĐ-SYT của Bộ Y tế ban hành Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc

Dịch vụ công trực tuyến

Phần mềm Quản lý văn bản

Phần mềm QLHS Một cửa

Phần mềm Một cửa (Mới)

Tiếp nhận ý kiến công dân

Danh mục TTHC công

Tra cứu hồ sơ Một cửa

Thư điện tử TP Hà Nội

Thông tin người phát ngôn

Chọn liên kết Đang online: 233 Lượt truy cập trong tuần: 15586 Lượt truy cập trong tháng: 15586 Lượt truy cập trong năm: 2888700 Tổng số lượt truy cập: 46956088 Về đầu trang

Từ khóa » Khó Thở Khám Không Ra Bệnh