- Trang chủ
- Bệnh và điều trị
- Kinh nghiệm nuôi trồng
- HIỆN TƯỢNG TÔM CHẠY ĐÀN-BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ.
HIỆN TƯỢNG TÔM CHẠY ĐÀN-BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ.
23/02/2019 Trong quá trình nuôi tôm hiện tương tôm chạy đàn hay còn được gọi là tôm kéo đàn không còn xa lạ với bà con. Hiện tượng này không khiến cho tôm chết ngay nhưng đây chính là biểu hiện đầu tiên của việc môi trường ao nuôi bị xấu đi dễ gây mầm mống bệnh cho tôm nuôi.
Khi phát hiện tôm chạy đàn cần xử lí kịp thời nếu để lâu tôm dễ dẫn đến tình trạng nhiễm bệnh, nhiễm độc tố gan làm tôm chết đột ngột và rớt đáy. I. Nguyên nhân dẫn đến tôm chạy đàn. Nguyên nhân gây ra tình trạng trên có thể do thay đổi nhiệt độ môi trường, trong ao thiếu oxy, sự thay đổi đột ngột pH nước và độ trong, trong ao có khí độc hoặc đáy ao bị lạnh. Tôm chạy đàn quanh bờ thường xảy ra ở các ao tôm có mật độ nuôi dày, không lắp đặt hệ thống quạt gió dẫn đến thiếu oxy. Có thể phân loại thành các trường hợp sau: 1. Với những ao có màu nước đậm: độ trong thấp, hàm lượng ô xy hòa tan ở tầng đáy thấp đã tạo ra khu vực yếm khí nên sinh ra nhiều khí độc như NH3, NO2… vì vậy làm cho tôm không thể cư trú ở khu vực này mà phải bơi lên tầng giữa hay tầng mặt để tìm nơi có điều kiện thích nghi hơn để sống tạo ra hiện tượng tôm kéo đàn. 2. Với những ao nước trong: Tôm kéo đàn sẽ xảy ra trong ao có rong đáy hoặc không có rong đáy. + Ao có rong đáy như rong đuôi chồn, rong mềm… do quá trình quang hợp của các loại rong đáy làm tăng pH (> 9). Khi pH cao sẽ gây độc cho tôm do lượng khí NH3 có hàm lượng cao ở đáy ao. Ở những ao này có xử lý chất thải sẽ làm hạn chế lượng khí độc, chính vì thế mà mặc dù pH cao nhưng chưa làm chết tôm mà mới dừng lại ở mức tôm kéo đàn. + Ao không có rong đáy: Những ao này thường nghèo dinh dưỡng, độ kiềm thấp làm mất cân đối các yếu tố môi trường và sự biến động các chỉ tiêu môi trường thường xuyên xảy ra cũng làm cho tôm kéo đàn. 3. Thay đổi nhiệt độ môi trường, ao có khí độc + Khi nhiệt độ trong ao nuôi thấp hoặc trong ao nuôi có khí độc thì tôm sẽ bơi thành đàn đến những nơi không có khí độc hoặc nơi đáy ao không bị lạnh. II. Hướng dẫn cấp cứu ao tôm chạy đàn - Cấp cứu: Dùng thuốc TR 555 và SDK đánh trực tiếp xuống ao cho chạy quạt, liều dùng 2 lít SDK + 2 lít TR 555/1000m3 nước, dùng đúng như trên cho chạy quạt sau 2 giờ tôm sẽ trở lại bình thường không còn phân đàn nữa, có thể dùng bất cứ lúc nào khi tôm gặp sự cố. - Hôm sau nên xử lý độc tố và kim loại nặng trong ao bằng TS B52, liều dùng 1 - 1,5kg/1000m3 nước kết hợp với vôi nóng đánh vào những nơi có nước lạnh. Nên đánh nhiều hơn vào những nơi có khí độc và khí lạnh vì đó là nơi có bọt khí nhỏ li ti hoặc bong bóng hay nổi lên và là nơi mà tôm né tránh không đến. III. Biện pháp khắc phục: + Làm tăng hàm lượng ôxy hòa tan khu vực đáy ao. Không để khu vực đáy bị yếm khí thông qua các biện pháp như xy phông đáy ao, quạt nước, đảo nước hoặc trộn nước bằng các máy đuôi tôm. + Tăng cường chạy quạt giảm sự phân tầng nhiệt độ trong môi trường ao nuôi khi thời tiết thay đổi đột ngột. + Khi nhiệt độ trong môi trường ao nuôi thấp cần bón vôi nóng để ổn định lại nhiệt độ môi trường tránh hiện tượng chạy đàn. + Với những ao có rong đáy khi tôm hơn một tháng tuổi thì dùng các biện pháp như nhổ rong đuôi chồn, với rong mềm, rong nhớt thì dùng lưới kéo sát đáy ao, lấy vợt vớt đi các rong nổi trên mặt nước và tấp phía cuối gió. Những hoạt động này tiến hành nhiều ngày. Khi làm xong công việc cần bón phân gây màu nước và tạt bổ sung 5-10 kg/1.000 m2 một trong các loại như Zeolite… + Định kì 5-7 ngày sử dụng sản phẩm TS B52 liều dùng 1.5-2kg/1000 m3 để xử lí kim loại nặng, độc tố trong môi trường ao nuôi. + Quản lý tốt lượng thức ăn, khẩu phần ăn của tôm: - Kiểm tra thường xuyên tình hình tôm ăn nhiều hay ít, từ đó điều chỉnh cho phù hợp không làm dư thừa thức ăn tích tụ đáy ao. - Trộn thêm Vitamin C vào khẩu phần ăn của tôm nhằm tăng cường đề kháng, giúp tôm chống chọi tốt với biến động của môi trường và bệnh hại. * Một số chỉ tiêu chất lượng nước cần được đảm bảo để tôm không kéo đàn: + Độ trong: Thích hợp từ 20-30 cm, nếu nước có màu đậm thì cần thay nước. Nước có độ trong sâu hơn thì cần bón vôi, bón phân Trường Sinh NPK gây màu nước. + pH: Thích hợp là từ 7,5-8,5. Trong trường hợp thấp hơn cần bón vôi để tăng pH, cao hơn thì cần thay nước. + Nhiệt độ ao nuôi thích hợp để tôm phát triển tốt: Tôm sú 28-30 0C, tôm thẻ 25-30 0C. + Độ kiềm: Trên 80 mg/lít (không nên quá 200 mg/lít). Để đạt độ kiềm thích hợp cho tôm bằng cách thay nước, tạt khoáng.. + Quản lý khí độc: Cần chú ý nhiều ở những ao giàu đạm, ở giai đoạn một tháng tuổi vì giai đoạn này tôm chưa khuấy động nước nền đáy ao, khí độc không thể thoát ra ngoài. Khắc phục bằng cách xáo trộn nước, phun chế phẩm sinh học. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ tổng đài 1900565681 để được hỗ trợ kịp thời! Chúc bà con có những vụ nuôi thành công! Tags:
Các bài viết khác
Chất độc trong ao nuôi, mối nguy tiềm ẩn đe dọa sức khỏe tôm
Bệnh Gan – Mối Lo Của Người Nuôi Tôm và Giải Pháp Từ Thảo Dược Trường Sinh
Giải Pháp Thảo Dược Trường Sinh- Hướng Đi Bền Vững
Nuôi nước trước, nuôi tôm sau: Bí quyết giúp tăng hiệu quả trong nuôi tôm
Tăng Cường Quản Lý Tác Nhân EHP-Và Giải Pháp Trên Tôm Nuôi Nước Lợ
Khí độc tăng cao sau mưa và cách xử lý hiệu quả?
Tin tức sự kiện
- Tin tức sự kiện
- Tuyển dụng
- Tin thủy sản
- Kinh nghiệm nuôi trồng
Tin nổi bật
GIỮA CAO NGUYÊN ĐẠI NGÀN- TRƯỜNG SINH CHỌN NGÀNH THỦY SẢN ĐỂ NGHIÊN CỨU VÀ SẢN XUẤT SẢN PHẨM SINH HỌC?
Hành Trình Đi Tìm Tinh Hoa Đất Việt-Khám Phá Vườn Sâm Ngọc Linh Cùng Trường Sinh Group