Hiện Tượng Tôm Tấp Mé Bờ Và Cách Xử Lý - Tin Cậy
Có thể bạn quan tâm
Hiện Tượng Tôm Tấp Mé Bờ Và Cách Xử Lý
Một buổi sáng tinh mơ, như mọi ngày, Bác Năm – một khách hàng thân thiết của Tin Cậy đi thăm ao tôm: “Ôi sao tôm lại tấp mé bờ nhiều thế kia? Chắc chắn tôm bị gì đây rồi!” Quan sát kỹ thì thấy rất nhiều tôm tấp mé bờ, kéo thành đàn chứ không lẻ tẻ vài con. Chắc chắn lo lắng là tâm lý chung của Bác Năm cũng như những bà con nào mới gặp tình trạng này vì khó hiểu và không biết nguyên nhân tại sao?
Cũng có thể có nhiều bà con mình đã biết nguyên nhân và hiểu rõ vấn đề nhưng cũng có những bà con đặc biệt là mới nuôi nếu gặp tình trạng này sẽ thường hoang mang, không hiểu lý do gì và phải xử lý như thế nào mới tốt, tôm có ảnh hưởng gì không vì vốn liếng cả vụ nuôi đều phụ thuộc vào những con tôm đó. Bà con mình cũng đừng quá lo lắng, hiểu được khó khăn này, Tin Cậy xin mang đến những chia sẻ cho Bác Năm cũng như bà con tất cả vấn đề liên quan đến hiện tượng tôm tấp mé bờ này nhé.
Hiện tượng tôm kéo đàn, tấp mé bờ rất thường xảy ra ở những ao nuôi có vấn đề về chất lượng nước, đặc biệt là môi trường nước của tôm bị biến đổi dẫn đến những hành vi biến đổi bất thường đó của tôm.
Thông thường những con tôm có hiện tượng kéo đàn tấp mé bờ là những con tôm yếu, sức khỏe và sức đề kháng, khả năng chống chịu kém với những biến đổi khắc nghiệt của môi trường nước.
Nguyên nhân làm tôm tấp mé bờ
Nguồn: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Chú Khải, Long An
Nguồn: Internet
Hiện tượng này tuy nghe đơn giản và không quá nguy hiểm, tuy nhiên hậu quả rất khôn lường nếu như bà con mình không phát hiện và giải quyết nhanh chóng tình trạng này.
Để giải quyết dứt điểm hiện tượng kéo đàn, tấp mé bờ ở tôm, bà con nên thường xuyên kiểm tra ao tôm và các hoạt động của tôm hàng ngày, hàng giờ để đánh giá tình trạng trong ao, kết hợp với những nguyên nhân mà Tin Cậy đã nếu ở trên, mình sẽ có những phương pháp xử lý như sau:
1. Đảm bảo chất lượng nước thật tốt trước khi thả nuôi, nên có ao lắng xử lý thật kỹ rồi mới cấp nước vào ao nuôi:
Nguồn: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Chú Khải, Long An
Nguồn: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Chú Khải, Long An
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo Power (Bio-TC4)
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
2. Tôm bị tấp bờ vào ban đêm hoặc sáng sớm chủ yếu do môi trường nước chưa tốt như thiếu oxy.
Để giảm tấp mé cho tôm vào những thời điểm này, bà con cần tăng cường quạt nước và sục khí cho tôm. Nếu hàm lượng oxy hòa tan quá thấp, bà con nên sử dụng thêm NOVA OXYGEN để bổ sung oxy cấp thời trong ao cho tôm đủ oxy để hô hấp tốt.
Nguồn: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Anh Phết, Cà Mau
3. Nên lắp đặt lưới che mát cho tôm, để nhiệt độ không biến động quá nhiều tránh gây sốc nhiệt trong ao
Nguồn: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Anh Phết, Cà Mau
Nguồn: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Anh Phết, Cà Mau
Nguồn: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Anh Phết, Cà Mau
4. Kiểm tra khí độc trong ao tôm nếu có sử dụng Yucca và men vi sinh đã tăng sinh nhằm hấp thụ khí độc
5. Ổn định độ kiềm trong ao nuôi
Nếu ao có độ kiềm thấp, làm ảnh hưởng đến độ pH và các chỉ tiêu chất lượng nước biến đổi theo, tôm sốc, thì bà con có thể sử dụng Sodium Bicarbonat để tăng kiềm với liều 5 – 10kg cho diện tích 1000m2, tùy theo độ tuổi của tôm và độ kiềm hiện tại trong nước.
→ Tham khảo chi tiết sản phẩm: Hóa chất Sodium Bicarbonate dạng Feed
6. Ngoài ra bà con nên áp dụng một số phương pháp sau:
Nguồn: Hình ảnh thực tế tại ao nuôi tôm của Anh Phết, Cà Mau
Tham khảo các Chế phẩm sinh học hỗ trợ trong nuôi thủy sản
- Chế phẩm sinh học EM AQUA chuyên xử lý nước
- Men vi sinh xử lý khí độc NO2 (Bio-TC8)
- Men vi sinh xử lý khí độc NH4/NH3 (Bio-TC3)
- Men vi sinh xử lý đáy ao nuôi (Bio-TC7)
- Men vi sinh xử lý phèn (Bio-TC5)
- Chế phẩm xử lý khí độc Rhodo Power (Bio-TC4)
- Chế phẩm sinh học Em Gốc (EM1)
- Men tiêu hóa dạng bột dùng cho thủy sản
- Men tiêu hoá dạng nước dùng cho thuỷ sản
Hy vọng qua bài viết bà con mình đã yên tâm hơn, có cái nhìn tổng quát hơn và đặc biệt có những giải pháp xử lý tốt nhất để tôm của bà con mình luôn khỏe, luôn tốt và luôn chất lượng nhé.
Tin Cậy kính chúc quý bà con có những vụ nuôi thành công!!!
Mọi thắc mắc về “Hiện tượng tôm tấp mé bờ và cách xử lý”, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TIN CẬY
Địa chỉ: Số 4, Đường số 3, KDC Vạn Phúc, P Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 2253 3535 – 0902 650 369 – 0902 885 547 – 0902 671 281 – 0903 908 671
Email: kinhdoanh@tincay.com; tincaygroup@gmail.com, tincay@tincay.com
Website: tincay.com | thuysantincay.com | nongnhan.com
Youtube: Cty Tin Cậy | Nông Nhàn | Thuỷ Sản Tin Cậy
Facebook: Tin Cậy Group | Thủy Sản Tin Cậy
Từ khóa » Tôm Sú Tấp Mé
-
Cách Xử Lý Khi Tôm Nổi đầu, Kéo đàn Và Tấp Mé Trong Ao Nuôi
-
Tôm Sú Tấp Mé - MPU
-
Xử Lý Hiện Tượng Tôm Chạy đàn Sao Cho Hiệu Quả Nhất? - Dr.Tom
-
Thảo Luận Về Tôm Nổi đầu, Tấp Mé Bờ, Kéo đàn, Búng Khỏi Mặt Nước ...
-
Hiện Tượng Tôm Tấp Mé | Tôm Sú | Thiết Bị Thuỷ Sản 2Lúa - YouTube
-
Hiện Tượng Tôm Tấp Mé | Hỏi đáp Thủy Sản - Tép Bạc
-
Hỏi đáp Tôm Sú - Tép Bạc
-
Tại Sao Có Hiện Tượng Tôm Kéo đàn Vào Ban đêm ? - Thủy Sản Thái Mỹ
-
Xử Lý Hiện Tượng Tôm Tấp Mé Bờ - Thuốc Thuỷ Sản - Hải Mã
-
Nguyên Nhân Và Cách Phòng Trị Hiện Tượng Tôm Bám Bờ Vào Buổi Tối
-
HIỆN TƯỢNG TÔM CHẠY ĐÀN-BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HIỆU QUẢ.
-
Phòng Bệnh đỏ Thân Trên Tôm Thẻ Chân Trắng - Thuốc Thủy Sản
-
Tổng Hợp Kinh Nghiệm Chẩn đoán Bệnh Tôm Tại Ao
-
CÁCH PHÒNG TRỊ HIỆU QUẢ BỆNH MỀM VỎ TRÊN TÔM