Hiểu đúng để Xóa Bỏ Bất Bình đẳng Giới | Hôn Nhân - Gia đình
Có thể bạn quan tâm
Hôn nhân - Gia đình
Để thực hiện hiệu quả Luật Bình đẳng giới, trước hết mỗi người phải hiểu rõ bản chất về giới, BĐG. Để rồi qua đó, nhận diện và phân biệt đúng các hành vi bất BĐG trong các lĩnh vực, điều chỉnh hành vi sai lệch của mình trong thực tiễn khi thực hiện luật. Giới và giới tính là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng lại dễ gây sự nhầm lẫn nhất. Nếu chúng ta không xác định đúng nội hàm ý nghĩa của giới và giới tính thì sẽ khó nhận diện được bản chất của chúng là gì. Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ. Nói cách khác, giới tính chỉ sự khác biệt phổ biến về mặt sinh học giữa nam giới và nữ giới. Ví dụ, phụ nữ tất cả mọi nơi trên thế giới, ở nông thôn hay thành thị đều giống nhau ở chức năng mang thai và sinh con và chỉ có họ mới có chức năng này. Hay, chỉ có nam giới mới có khả năng tạo ra tinh trùng. Giới chỉ đặc điểm, vai trò, vị trí của nam và nữ trong các mối quan hệ xã hội, đề cập đến những khác biệt và mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới. Nói cách khác, giới đề cập đến những quan niệm, thái độ, hành vi, mối quan hệ và tương quan về địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong bối cảnh xã hội cụ thể, do học hỏi mà có, và có thể thay đổi theo thời gian, có nhiều khác biệt giữa các nền văn hóa và khu vực địa lý. Một trong những yếu tố khiến cho bất bình đẳng kéo dài chính là định kiến giới ăn sâu vào nhận thức của mỗi người. Theo Khoản 4, Điều 5 Luật Bình đẳng giới thì định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ. Đó còn là những quan điểm mà mọi người cho rằng nam giới và phụ nữ có khả năng thực hiện. Ví dụ, chúng ta vẫn thường mặc định rằng phụ nữ chăm sóc gia đình tốt hơn còn nam giới có khả năng lãnh đạo giỏi hơn phụ nữ. Chính định kiến giới này đã khiến cho chúng ta áp dụng các quy định vào thực tiễn bị sai lệch. Đơn cử như Luật Bảo hiểm xã hội có quy định cho phép cả nam và nữ được hưởng chế độ nghỉ khi con nhỏ dưới 7 tuổi bị ốm, nhưng trên thực tế vẫn chỉ có lao động nữ được hưởng chính sách này. Vì những người thực hiện cho rằng phụ nữ có nhiệm vụ chính trong việc chăm sóc, nuôi con nên họ mới có quyền được nghỉ. Sự phân biệt đối xử về giới cũng khiến bất BĐG trở nên nghiêm trọng. Khoản 5, Điều 5, Luật Bình đẳng giới quy định phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận hoặc không coi trọng vai trò, vị trí của nam và nữ, gây bất bình đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình. Chúng ta đã có hơn 10 năm thực hiện Luật Bình đẳng giới nhưng kết quả vẫn còn nhiều hạn chế. Không ít người vẫn cho rằng BĐG là hạ thấp vai trò của đàn ông, làm mất đi vị thế, quyền lãnh đạo của đàn ông, từ đó nâng cao vai trò của người phụ nữ hơn đàn ông. Hay, đàn ông và phụ nữ có thể làm thay vai trò của nhau... Vì vậy, trong gia đình khi thực hiện quyền bình đẳng, nhiều người vợ đã cho rằng chồng phải làm thay vai trò của mình (nấu ăn, giặt giũ, chăm con), còn người chồng cũng “đẩy” vợ ra xã hội kiếm tiền thay mình, bấp chất khả năng của mỗi người có đảm đương được việc đó hay không. Đây là nhận thức sai lầm. Bởi BĐG là nam và nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Nó không phải bắt buộc hai giới hoán đổi vai trò của nhau mà là chia sẻ, hỗ trợ, tạo điều kiện để cả hai cùng thực hiện tốt công việc trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Thu Giang
Gia đình hiện đại
Diễn đàn
Thì thầm bên gối
Nếp nhà
Chúng ta đang trong tiến trình thực hiện bình đẳng giới (BĐG) với nhiều chính sách, chiến lược, chương trình hành động. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nhận thức về BĐG của nhiều người vẫn còn sai lầm đã khiến cho nỗ lực thực hiện thành công BĐG bị chậm lại. Các chuyên gia về giới cho rằng, cần hiểu đúng về bản chất BĐG thì mới mong xóa bỏ được sự bất BĐG đang tồn tại.Ảnh minh họa |
Mức độ trải nghiệm của bạn khi đọc Báo PNTĐ như thế nào?
Rất hài lòng Bình thường Không hài lòngKỳ 2: Đạo hiếu trước biến động của xã hội hiện đại
(PNTĐ) - Ở không ít gia đình hiện nay, nhiều người con từ chối, lẩn trốn trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ. Thậm chí, có người vì tranh giành tài sản, sẵn sàng mang cha mẹ của mình làm “công cụ” để lợi dụng. Cuốn theo vòng xoáy tiền bạc, tài sản, họ quên mất rằng, những tranh chấp như thế chỉ làm “nồi da xáo thịt”, thiên hạ chê cười, khiến cha mẹ đau lòng ở tuổi xế chiều… Hôn nhân - Gia đình 18/12/2024Khủng hoảng tâm lý tuổi “nghỉ hưu”: Hiểu để phòng tránh
(PNTĐ) - Buồn bã, cô đơn, tự thu mình, lo ngại mình không còn có ích cho cộng đồng xã hội... Đó là tâm trạng của không ít người, trong đó có phụ nữ cao tuổi khi về hưu. Gia đình đóng vai trò như thế nào để giúp người thân của mình có đời sống tinh thần khỏe mạnh ở tuổi xế chiều... Trao đổi của Báo Phụ nữ Thủ đô với Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng Nguyễn Hải Vân (ảnh bên) tại Trung tâm Tâm lý Mindcare. Hôn nhân - Gia đình 11/12/2024Kỳ 1: Những tấm gương hiếu hạnh giữa đời thường
(PNTĐ) - Từ xa xưa, người Việt luôn coi trọng đức tính hiếu thảo trong gia đình. Lòng hiếu thảo là bài học đầu tiên để làm người, là nền tảng đạo đức của xã hội. Song, ngày nay, đạo hiếu đang đứng trước những nguy cơ, thách thức chưa từng có đến từ những thay đổi cơ bản của xã hội và lối sống của con người trong xã hội hiện đại, đòi hỏi phải có sự quan tâm, gìn giữ. Hôn nhân - Gia đình 11/12/2024Lợi ích của việc học ngôn ngữ thứ hai
(PNTĐ) - Việc học ngôn ngữ thứ 2 không chỉ giúp trẻ giao tiếp tốt hơn mà còn kích thích sự phát triển toàn diện của não bộ và các kỹ năng quan trọng khác. Dưới đây là cách mà não bộ và cơ thể phản ứng khi trẻ học thêm một ngoại ngữ, cùng với những lợi ích phát triển. Hôn nhân - Gia đình 04/12/2024Ở cữ... cùng vợ!
(PNTĐ) - Quỳnh Trang (26 tuổi, kinh doanh online tại Hà Nội) hào hứng cho biết: “Dân gian cứ bảo kiêng này kiêng kia nhưng với chồng mình, anh xin nghỉ làm hẳn 1 tháng để ở nhà chăm vợ đẻ. Sinh xong cuộc sống của mình trở nên stress, dễ cáu gắt, dễ nóng giận. Nhưng may mắn, mình luôn có anh bên cạnh động viên, an ủi”. Hôn nhân - Gia đình 04/12/2024Từ khóa » Xóa Bỏ Bất Bình đẳng Giới Trong Gia đình
-
Xóa Bỏ Bất Bình đẳng, định Kiến Về Giới Vì Hạnh Phúc Mỗi Gia đình
-
Xoá Bỏ định Kiến Giới để Xây Dựng Bình đẳng Giới Thực Chất
-
Xóa Bỏ Bất Bình đẳng Giới - Báo Bình Phước
-
Xóa Bỏ Bất Bình đẳng Giới: Cần Những Hành động Cụ Thể
-
Tăng Cường Tuyên Truyền Tại Trường Học Về Xoá Bỏ Bất Bình đẳng Giới
-
Xóa Bỏ Bất Bình đẳng Giới Từ Những điều Nhỏ Nhất
-
Xóa Bỏ Khoảng Cách Bất Bình đẳng Giới Trong Gia đình
-
Cần Xóa Bỏ “định Kiến Giới” Khi Thực Hiện Bình đẳng Giới - Bộ Y Tế
-
Đẩy Mạnh Tuyên Truyền Về Vấn đề Bình đẳng Giới - Chi Tiết Tin Tức
-
Bình đẳng Giới (CTCBN) - Bộ Nội Vụ
-
Bị đuổi Ra đường Vì Sinh Toàn Con Gái - Cục Trợ Giúp Pháp Lý
-
Định Kiến Giới, Bất Bình đẳng Giới: Rào Cản Cần Xóa Bỏ
-
Bình đẳng Giới Qua Số Liệu Thống Kê - Bộ Nội Vụ
-
Trách Nhiệm Của Gia đình Và Công Dân Trong Thực Hiện Bình đẳng Giới