HIỆU QUẢ CẢ VIỆC TẬN DỤNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU SẴN ...

            HIỆU QUẢ CẢ VIỆC TẬN DỤNG NGUỒN NGUYÊN LIỆU SẴN CÓTẠI ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ GIÁO DỤC TRẺ

       Giáo dục Mầm non là nơi tạo tiền đề, là viên gạch đầu tiên cho sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Chương trình Giáo dục Mầm non  được xây dựng trên cơ sở phù hợp với bối cảnh từng địa phương. Bởi mỗi vùng miền, mỗi địa phương đều có những điều kiện văn hoa, xã hội khác nhau. Trẻ được cha mẹ đưa đến trường, với mục đích được tiếp cận và phát triển những kiến thức, kỹ năng,  những giá trị văn hóa xã hội thông qua việc tận dụng một cách triệt để các yếu tố thuận lợi của địa phương.   

           Hoạt động học của trẻ ở trường Mầm non là thông qua các hoạt động thực hành, trải nghiệm cùng các đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu mở. Thị trấn Tiên Điền nơi kết hợp của nền văn hóa đô thị và văn hóa nông thôn, nên những giá trị văn hóa, xã hội, những nguồn nguyên liệu là vô cùng phong phú và đa dạng. Tận dụng được những điều kiện thuận lợi đó, tập thể giáo viên trường Mầm non TT Tiên Điền đã vận dụng một cách hiệu quả việc giáo dục trẻ từ các nguyên vật liệu sẵn có phù hợp bối cảnh địa phương.  Những viên đá nhỏ, chiếc lá, hay tờ báo bỏ đi, những sản phẩm của nghề nông như củ lạc, hạt gấc tất cả tưởng chừng chỉ là những thứ đơn giản nhưng với tư duy, sự sáng tạo của trẻ đã tạo nên  những cách làm hơi vụng về, những sản phẩm tuy ngộ nghĩnh nhưng gói gọn trong đó lại là cả tâm hồn trẻ thơ.  Việc sử dụng những nguyên liệu tái chế vừa có tác dụng giáo dục trẻ bảo vệ môi trường, vừa tạo cơ hội cho trẻ được thỏa mãn nhu cầu vui chơi hoạt động để trẻ được thoải mái sáng tạo theo ý tưởng của mình. Bên cạnh đó khi trẻ được hoạt động với các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương vừa giúp hình thành và  nuôi dưỡng tình cảm yêu quê hương của trẻ vừa giúp cô giáo và phụ huynh phối hợp chặt chẽ hơn khi cùng nhau  tìm kiếm nguyên vật liệu, bên cạnh đó giúp giảm tải được rất nhiều kinh phí.

      Giáo viên, những người mang trong mình tâm huyết và tình yêu nghề mến trẻ, luôn muốn mang đến cho các con nhiều cơ hội để học, để chơi, để khám phá những kiến thức, kỹ năng mới. Những chiếc chai, vỏ hộp sữa hay bìa cartoon…đó chỉ là những vật không có giá trị, nhưng với sự gợi ý của cô giáo, trẻ được thực hành, trải nghiệm để phát huy tính sáng tạo và trí tưởng tượng phong phú của mình.

         Trẻ Mầm non học bằng chơi, chơi mà học, trẻ được tìm hiểu kiến thức kỹ năng mọi lúc mọi nơi một cách nhẹ nhàng không gò bó. Không nhất thiết đồ dùng đồ chơi của trẻ phải là những đồ dùng mua sẵn mà trẻ được thực hành ôn luyện các kiến thức  ngay cả với những nguyên vật liệu xung quanh như học đếm, thực hành thêm bớt tách gộp, học chữ cái qua các hột, hạt, con ốc, vỏ sò… Ngoài ra để rèn  sự khéo léo của đổi bàn tay, hay khả năng sáng tạo để tạo nên những sản phẩm để trẻ chơi, trẻ trang trí ở góc sáng tạo, và mỗi lần trẻ nhìn thấy trẻ sẽ thấy tự hào về sản phẩm mình làm ra

Trẻ làm quen với toán bằng vỏ sò

 

Trẻ tạo hình chũ cái, chữ số bằng hột hạ

Trẻ làm con trâu từ lá 

Trẻ gấp que báo

Trẻ làm khung ảnh từ bìa cartoon và que báo trẻ gấp được

Khung ảnh trẻ tự làm

      Tận dụng vườn rau của nhà trường, cô giáo đã cho trẻ trải nghiệm công việc của người làm nông, cách chăm sóc, cách thu hoạch. Được tự tay làm các công việc trẻ rất hào hứng và say mê. Sự thích thú  của trẻ thể hiện ở khuôn mặt rạng ngời mỗi khi  trẻ được ra vườn, qua nhiều lần như thế, không đợi cô gợi ý,  trẻ tự nói với cô: Cô ơi em nhổ cỏ nha, cô ơi quả chín rồi em hái nhé … câu nói đó thể hiện trẻ đã lớn khôn, ý thức được trách nhiệm của mình, biết giúp đỡ người lớn những công việc nhẹ nhàng phù hợp với bản thân. Kết quả  đó có được không phải ngẫu nhiên mà là nó thấm trong trẻ một cách tự nhiên sau nhiều lần được cùng cô làm việc . Nếu  chỉ dạy trẻ qua lời nói, qua tranh ảnh, thì chúng ta không thể nào cảm nhận được hết những giá trị tuyệt vời đó. Bên cạnh việc chăm sóc thu hoạch, trải nghiệm công việc làm vườn, trẻ còn sử dụng các sản phẩm để thực hành cuộc sống như cách nhặt rau, nạo củ, cách cắm hoa để trang trí ở góc chơi 

 

Trẻ trải nghiệm công việc chăm sóc vườn rau cùng cô

Trẻ tham gia thu hoạch quảTrẻ thực hành cuộc sống với sản phẩm thu hoạch được

               Với  nguồn nguyên vật liệu dồi dào  không chỉ ở TT Tiên Điền mà ở các vùng khác của huyện Nghi Xuân, các cô giáo đã chịu khó sưu tầm để trẻ được hoạt động trong một môi trường đa dạng và phong phú. Từ những hòn đá lâu năm đã bị rêu bám, nhưng với sự chịu khó và sáng tạo của mình, các cô giáo đã tạo nên những vật liệu vô cùng đẹp mắt, để tạo cho trẻ cơ hội được trải nghiệm để rèn luyện và  phát huy những khả năng thế mạnh của bản thân.

Trẻ kể chyện sáng tạo từ các hình ảnh trên đá

Trẻ vẽ trên đá 

Cô và trẻ cùng làm bức tranh đá

Bức tranh hoa đá cô cùng trẻ làm 

           Các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương, là những thứ vô cùng  gần gũi và  thân quen với trẻ. Nếu chúng ta biết tận dụng một cách hiệu quả thì nó sẽ là kho phương tiện, đồ dùng vô tận để giáo dục trẻ. Bởi mỗi vật trên đời  đều có giá trị riêng, và giá trị đó như thế nào phụ thuộc vào tư tưởng và cách làm của  mỗi chúng ta.  Chính vì lẽ đó mà các cán bộ giáo viên trường Mầm non TT Tiên Điền luôn cố gắng để tận dụng một cách hiệu quả nhất nguồn khai thác mà thiên nhiên, điều kiện thực tế tại địa phương ban tặng, để cùng trẻ làm nên nhiều điều kỳ diệu dưới mái trường 

                                Gv: Trần Hương Giang 

Từ khóa » Nguồn Nguyên Liệu Sẵn Có